Phát triển kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 73 - 101)

2.2.2.2. Ngành nông - lâm - thủy sản

* Qui mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp

Tam Bình là huyện có nhiều điều kiện để phát triển ngành nông - lâm - thủy sản, với địa hình và khí hậu thuận lợi nên dễ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Huyện có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nhất là thâm canh lúa nước, hoa màu, chăn nuôi và trồng trọt.

Bảng 2.10: GTSX và cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá cố định)

Năm Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % 2001 427,3 100 375,2 87,8 6,0 1,4 46,1 10,8 2002 624,7 100 539,1 86,3 15,0 2,4 70,6 11,3 2003 632,0 100 541,6 85,7 10,8 1,7 79,6 12,6 2004 699,9 100 593,5 84,8 11,2 1,6 102,2 13,6 2005 737,6 100 615,9 83,5 15,5 2,1 106,2 14,4 2006 749,0 100 614,9 82,1 15,0 2,0 119,1 15,9 2007 790,9 100 637,5 80,7 26,1 3,2 127,3 16,1 2008 816,5 100 646,7 79,2 24,5 3,0 145,3 17,8 2009 872,4 100 685,7 78,6 22,7 2,6 164,0 18,8 2010 919,2 100 716,1 77,9 24,8 2,7 178,3 19,4 2011 1.033,1 100 787,2 76,2 19,7 1,9 226,2 21,9 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tam Bình

Cùng với sự đầu tư về KH - CN nên GTSX ngành nông - lâm - thủy sản liên tục tăng từ 427,3 tỉ đồng năm 2001 lên 1.033,1 tỉ đồng năm 2011, tăng 605,8 tỉ đồng, gấp 2,4 lần. Tốc độ tăng trưởng GTSX nông - lâm - thủy sản bình quân giai đoạn 2001 - 2011 đạt 9,2%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,5%/năm và giai đoạn 2006 - 2011 đạt 5,5%/năm. Riêng tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2011 của ngành nông nghiệp tăng 7,7%/năm, ngành lâm nghiệp tăng 1,3%/năm và

ngành thủy sản tăng 17,2%/năm.

* Cơ cấu nông - lâm - thủy sản

Trong cơ cấu nền kinh tế huyện, ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm tỉ trọng từ 87,1% năm 2001 xuống còn 56,3% năm 2011 nhưng vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện.

Trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản thì nông nghiệp vẫn đạt tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm từ 87,8% năm 2001 xuống còn 76,2% năm 2011. Ngành lâm nghiệp có tỉ trọng tăng, giảm không ổn định qua các năm với tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng từ 1,4% năm 2001 đến 3,2% năm 2007, sau đó giảm còn 1,9% năm 2011, nguyên nhân do sự thay đổi diện tích và chưa có chính sách phù hợp trong lâm nghiệp.

Ngành thủy sản có xu hướng tăng tỉ trọng liên tục từ 10,8% năm 2001 lên 21,9% năm 2011 nguyên nhân do diện tích mặt nước nuôi thủy sản còn nhiều, thời tiết thuận lợi và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là sự chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với hướng sản xuất hàng hóa của huyện.

87,8 85,7 83,5 80,7 78,6 76,2 1,4 1,7 2,1 3,2 2,6 1,9 10,8 12,6 14,4 16,1 18,8 17,9 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 2011

* Các ngành nông nghiệp chủ yếu

Nông nghiệp

Khái quát chung: Do quá trình CNH, HĐH cùng với quá trình ĐTH đã làm cho diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, GTSX của ngành nông nghiệp vẫn tăng từ 475,2 tỉ đồng năm 2001 lên 987,2 tỉ đồng năm 2011, tăng gấp 2,1 lần, nguyên nhân do mở rộng thâm canh tăng năng suất, áp dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp nên ít chi phí đầu tư mà vẫn cho năng suất cao. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2001 - 2011 đạt được 7,7%/năm. Trong đó, ngành chăn nuôi tăng 12,3%/năm, ngành trồng trọt tăng 6,2%/năm và dịch vụ nông nghiệp tăng 13,4%/năm.

Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chiếm 82,1% năm 2001 và có xu hướng giảm tỉ trọng còn 72,2% năm 2011, giảm 9,9%. Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển tăng tỉ trọng từ 15,4% năm 2001 lên 23,4% năm 2011, tăng 8,0%. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất và cũng có xu hướng tăng tỉ trọng từ 2,5% năm 2001 lên 4,4% năm 2011 tăng 1,9%. Sự chuyển dịch như trên là tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch chung của tỉnh và cả nước, cho thấy huyện luôn thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp.

Bảng 2.11: GTSX và cơ cấu GTSX của ngành nông nghiệp huyện Tam Bình, năm 2001 và 2011 (theo giá hiện hành)

GTSX Nông nghiệp Năm 2001 Năm 2011 So sánh 2011 - 2001 (%) Tổng số (Tỉ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số (Tỉ đồng) Cơ cấu (%) Trồng trọt 390,3 82,1 713,2 72,2 - 9,9 Chăn nuôi 72,7 15,4 231,0 23,4 + 8,0 Dịch vụ nông nghiệp 12,2 2,5 43,0 4,4 + 1,9 Tổng số 475,2 100 987,2 100 0

Năm 2001 82,1% 15,4% 2,5% Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp Năm 2011 72,2% 23,4% 4,4%

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Tam Bình, năm 2001 và 2011 Trồng trọt: Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng với GTSX đạt 390,3 tỉ đồng năm 2001 tăng lên 713,2 tỉ đồng năm 2011, tăng 1,8 lần. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt giảm từ 82,1% năm 2001 xuống còn 72,2% năm 2011. Cây trồng chủ lực của huyện là cây lúa nước, ngoài ra còn có các cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn và các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đậu tương và cây ăn quả.

Cây lương thực: có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Nhìn chung, diện tích sản xuất lương thực tăng, giảm không ổn định qua các năm từ 2001 - 2011 và có xu hướng giảm từ 49.798,5 ha năm 2001 xuống còn 41.592,1 ha năm 2011. Nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp giảm, do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong huyện, đặc biệt diễn ra từ năm 2001 đến năm 2007 làm cho diện tích lương thực giảm liên tục từ 49.798,5 ha năm 2001 xuống còn 31.491,5 ha năm 2007, giảm 1,6 lần, sau đó tăng lên 40.524,69 ha năm 2009, do thực hiện chương trình mở rộng diện tích đất nông nghiệp của huyện, đến năm 2010 lại giảm diện tích xuống còn 38.073,66 ha và có xu hướng tăng lên 41.592,14 ha năm 2011.

Nhờ có nhiều chính sách đầu tư, áp dụng tốt các biện pháp thâm canh, ứng dụng tốt các tiến bộ KH - CN trong nông nghiệp nên năng suất cây lương thực có

xu hướng tăng từ 39,45 tạ/ha năm 2001 lên 54,27 tạ/ha, năm 2011. Tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn 2,3 tạ/ha so với tỉnh, năm 2011 năng suất của tỉnh đạt 56,57 tạ/ha, huyện đứng thứ 3 trong tỉnh sau các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Long Hồ.

Ngoài ra, sản lượng lương thực cũng tăng, giảm không ổn định qua các năm do diện tích và năng suất không ổn định. Xu hướng tăng từ 196.463,24 tấn năm 2001 đến 225.729,51 tấn năm 2011, tăng 1,1 lần. Huyện đứng thứ 4 trong tỉnh sau huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Long Hồ. Bình quân lương thực trên đầu người của huyện khá cao đạt 1.466 kg năm 2011, cao hơn bình quân lương thực của tỉnh (đạt 1.007 kg), năm 2011. Đứng thứ 3 trong tỉnh sau huyện Vũng Liêm (1.535,0 kg) và Trà Ôn (1.475,0 kg).

Bảng 2.12: Sản xuất lương thực ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Bình quân lương thực/người (kg) 2001 49.798,52 39,45 196.463,24 1.255,0 2002 48.696,00 44,60 217.167,55 1.390,2 2003 47.998,99 43,74 209.947,60 1.346,4 2004 46.970,90 45,07 211.687,63 1.361,9 2005 46.320,40 45,90 212.606,84 1.375,8 2006 44.363,10 45,56 202.122,46 1.310,8 2007 31.491,50 52,57 165.563,40 1.075,6 2008 37.976,96 50,00 189.872,80 1.234,0 2009 40.524,69 50,07 202.907,70 1.318,7 2010 38.073,66 52,35 199.307,50 1.295,2 2011 41.592,14 54,27 225.729,51 1.466,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Bình

Trong những năm qua, nhờ đầu tư thâm canh, tăng vụ, thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu lớn, qui hoạch cải tạo đồng ruộng kết hợp với xây dựng mới các công trình thủy lợi. Thực hiện có hiệu quả chương trình đưa tiến bộ KH - CN và các giống cây có năng suất và sản lượng cao vào sản xuất nên năng suất và sản lượng

các cây lương thực chính như lúa, ngô, khoai, sắn đều tăng.

Cây lúa: diện tích giảm từ 49.576,8 ha năm 2001 còn 41.592,1 ha năm 2011 nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH của huyện. Năng suất lúa liên tục tăng từ 39, 61 tạ/ha năm 2001 lên 54,27 tạ/ha năm 2011, tăng 14,66 tạ/ha, có xu hướng tăng lên. Sản lượng lúa tăng, giảm không ổn định qua các năm từ 196.365,9 tấn năm 2001 tăng lên 212.412,1 tấn năm 2005, sau đó giảm xuống 198.693,2 tấn năm 2010, có xu hướng tăng 225.729,5 tấn năm 2011.

Tình hình sản xuất lúa có sự phân bố không đều giữa các xã và thị trấn trong huyện do những điều kiện tự nhiên và KT - XH khác nhau giữa các xã. Diện tích lúa lớn của huyện được phân bố tập trung ở các xã Phú Thịnh, Mỹ Lộc, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh, thấp nhất là ở TT. Tam Bình và có xu hướng giảm. Năng suất lúa cao nhất tập trung ở các xã Tân Phú, Phú Thịnh, Long Phú, Bình Ninh, Loan Mỹ, có xu hướng tăng. Sản lượng lúa nhiều tập trung ở các xã Phú Thịnh, Mỹ Lộc và Ngãi Tứ.

Cây ngô: diện tích, năng suất và sản lượng có xu tăng liên tục qua các năm, sản lượng tăng từ 97,35 tấn năm 2001 lên 764,4 tấn năm 2011, nguyên nhân do diện tích được mở rộng, năng suất tăng và thị trường rộng lớn. Cây ngô phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Hiệp, Hậu Lộc, Hòa Lộc, Tân Lộc, Mỹ Lộc, Bình Ninh và Loan Mỹ.

Khoai lang: diện tích tăng, giảm không ổn định. Diện tích giảm từ 35,8 ha năm 2001 còn 7,8 ha năm 2011, nguyên nhân do giá cả đầu ra không đảm bảo. Nhờ có nhiều chính sách kịp thời, khuyến khích nông dân thực hiện phong trào “2 lúa 1 màu”, áp dụng KH - CN vào nông nghiệp và thị trường đầu ra được mở rộng. Nên cây khoai lang có diện tích tăng lên 52,5 ha năm 2011. Từ đó, năng suất và sản lượng tăng theo. Khoai lang phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Thạnh, Mỹ Lộc, Bình Ninh, Loan Mỹ, Long Phú, Ngãi Tứ và có xu hướng giảm.

Cây sắn: có diện tích giảm 7,1 ha, năng suất giảm 44,9 tạ/ha do nhu cầu thị trường không nhiều, lợi nhuận kinh tế không cao nên người dân chuyển hướng sang trồng xen canh với các loại hoa màu khác, tuy nhiên sản lượng vẫn có xu hướng tăng 569,29 tấn. Cây sắn phân bố chủ yếu ở các xã Tân Phú, Phú Thịnh, Song Phú, Loan Mỹ, Hòa Hiệp.

Bảng 2.13: Diện tích (DT), năng suất (NS) và sản lượng (SL) một số cây lương thực chính ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011

Cây lương thực 2001 2005 2010 2011 So sánh 2011-2001 Tổng diện tích(ha) 49.798,5 46.320,40 38.073,70 42.110,60 -7.687,90 Lúa DT (ha) 49.576,8 46.170,50 37.634,30 41.592,10 -7.984,7 NS(tạ/ha) 39,61 46,01 52,80 54,27 14,66 SL (tấn) 196.365,9 212.412,1 198.693,2 225.729,5 29.363,6 Ngô DT (ha) 68,80 114,50 303,40 356,00 287,20 NS(tạ/ha) 14,15 17,00 20,25 21,47 7,32 SL (tấn) 97,35 194,70 614,3 764,4 667,05 Khoai lang DT (ha) 35,80 7,80 22,60 52,50 16,70 NS(tạ/ha) 184,50 251,70 274,30 267,40 82,90 SL (tấn) 660,51 196,30 620,0 1.403,7 743,19 Sắn DT (ha) 117,10 27,60 113,40 110,00 -7,10 NS(tạ/ha) 106,50 96,60 51,00 61,60 -44,90 SL (tấn) 1.247,29 266,48 578,10 678,00 569,29 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Bình Cây thực phẩm: gồm rau các loại và đậu các loại. Nhìn chung, có xu hướng tăng lên từ 2001 - 2011, tổng diện tích rau, đậu các loại tăng 2.739,4 ha.

Cây rau diện tích, năng suất và sản lượng có xu hướng tăng từ năm 2001 đến năm 2011. Sản lượng rau tăng từ 6.890,11 tấn năm 2001 lên 60.992,0 tấn năm 2011. Phân bố chủ yếu ở các xã Mỹ Lộc, Phú Lộc, TT. Tam Bình, Hòa Thạnh, Mỹ Thạnh Trung, Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ. Cây đậu các loại tăng sản lượng 155,41 tấn. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng trong huyện ngày càng tăng và xuất khẩu sang các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường tỉnh Vĩnh Long và TP. Cần Thơ ngày càng nhiều.

Bảng 2.14: Diện tích (DT), năng suất (NS) và sản lượng (SL) cây thực phẩm chính ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011

Cây thực phẩm 2001 2005 2010 2011 So sánh 2011-2001 Tổng diện tích(ha) 527,70 1.036,80 3.070,30 3.267,10 2.739,40 Rau các loại DT (ha) 507,18 994,20 2.975,60 3.145,20 2.638,00 NS (tạ/ha) 135,85 157,89 192,86 193,92 58,10 SL (tấn) 6.890,11 15.697,50 57.387,7 60.992,0 54.101,9 Đậu các loại DT (ha) 20,52 42,6 94,70 121,90 101,38 NS (tạ/ha) 14,56 16,15 18,73 15,20 0,64 SL (tấn) 29,89 68,60 177,40 185,30 155,41 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Bình Cây công nghiệp: đây là địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm và hằng năm với các cây trồng như dừa, mía, lạc, đậu tương. Nhìn chung, giai đoạn 2001 - 2011 tổng diện tích trồng cây công nghiệp giảm 268,6 ha, nguyên nhân do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do thiên tai, dịch bệnh dẫn đến năng suất thấp, một phần do giá đầu ra không hợp lí nên người dân chuyển sang trồng loại cây khác.

Cây mía: có năng suất cao nhất tỉnh với 699,35 tạ/ha cao hơn năng suất của tỉnh 2,14 tạ/ha (của tỉnh 697,21 tạ/ha năm 2011). Giai đoạn 2001 - 2011 diện tích cây mía của huyện giảm 27,3 ha, năng suất giảm 8,5 tạ/ha và sản lượng cũng giảm 19.155,7 tấn. Nguyên nhân là do đầu ra không đảm bảo, giá cả không hợp lí, thị trường ít, nên nhiều hộ nông dân gặp khó khăn. Phân bố chủ yếu ở các xã Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Hòa Hiệp, Tân Lộc, Loan Mỹ và có xu hướng giảm mạnh.

Cây lạc: từ năm 2001 đến 2011, có diện tích giảm 1,6 ha, sản lượng giảm 0,9 tấn, phân bố chủ yếu ở các xã Mỹ Thạnh Trung, Hòa Hiệp, Tân Lộc, Loan Mỹ, Song Phú, Tân Phú, có xu hướng giảm sản lượng.

Cây đậu tương: từ năm 2001 đến 2011, có diện tích tăng lên 3,3 ha, năng suất tăng 2,15 tạ/ha, sản lượng tăng 8,34 tấn. Phân bố chủ yếu ở các xã Mỹ Thạnh

Trung, Hòa Lộc, Phú Lộc, Tân Phú, Long Phú và có xu hướng tăng sản lượng, do nhu cầu trong huyện tăng cao và nhu cầu các huyện lân cận trong tỉnh còn nhiều tiềm năng.

Bảng 2.15: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp hằng năm ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011

Cây công nghiệp hằng năm 2001 2005 2010 2011 So sánh 2011 - 2001 Tổng diện tích 301,90 41,05 52,10 33,30 - 268,60 Mía DT (ha) 296,60 4,50 24,80 26,30 - 270,30 NS (tạ/ha) 707,85 684,22 699,03 699,35 - 8,50 SL (tấn) 20.995,0 307,90 1.733,60 1.839,3 - 19.155,7 Lạc DT (ha) 2,60 31,70 19,30 1,00 - 1,60 NS (tạ/ha) 12,30 25,57 22,59 23,0 10,7 SL (tấn) 3,20 81,10 43,60 2,30 - 0,90 Đậu tương DT (ha) 2,70 4,90 8,00 6,00 3,30 NS (tạ/ha) 21,35 19,69 22,38 23,50 2,15 SL (tấn) 5,76 9,65 17,90 14,10 8,34

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Bình

Ngoài cây công nghiệp hằng năm còn có cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là cây dừa chiếm diện tích 1.035 ha, cho năng suất và sản lượng khá cao nhưng do trồng phân tán trong dân cư nên khó khăn cho quản lí, khai thác và phát triển.

Cây ăn quả: trong huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng các loại cây ăn quả như xoài, cam, quýt, bưởi, chanh, nhãn, sầu riêng, … năm 2011, diện tích cây ăn quả của huyện là 7.962 ha chiếm 16,7% diện tích cây ăn quả của tỉnh và đứng thứ 3 sau huyện Vũng Liêm và Trà Ôn, sản lượng cây ăn quả đạt 45.830 tấn.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 73 - 101)