Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 46 - 53)

2.1.2.1. Địa hình

Tam Bình là vùng đất mới thuộc loại trầm tích biển, được phù sa bồi lắng của các con sông Hậu, Măng Thít, Cái Ngang. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng độ cao biến thiên từ 0,4 - 2,0m, do nằm giữa vùng “lòng mo” của tỉnh nên địa hình cao từ sông Hậu và sông Măng Thít, thoải nghiên và thấp dần về phía Bắc, Đông Bắc tạo thành 2 vùng ngập cục bộ là phía Bắc quốc lộ 1A và các xã vùng sâu như Hậu Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc và Tân Lộc.

Vùng có cao trình từ 1,0 - 2,0m gồm các xã ven sông Hậu và sông Măng Thít như Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ, Tường Lộc và TT. Tam Bình.

Vùng có cao trình từ 0,75 - 1,0m gồm các xã vùng trung tâm huyện như Song Phú, Tân Phú, Phú Thịnh, Mỹ Thạnh Trung, Mỹ Lộc và Phú Lộc.

Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,75m gồm các xã như Tân Lộc, Hậu Lộc, Hòa Lộc, Hòa Thạnh và Hòa Hiệp.

Nhìn chung, địa hình rất thuận lợi trong việc cơ giới hóa nông nghiệp và lợi dựng thủy triều để tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp, nhất là vụ đông xuân và phát triển các vườn cây ăn trái. Bên cạnh đó, còn thích hợp cho canh tác rau màu và các loại cây ngắn ngày như mía, lạc, đỗ tương và khoai lang.

Tuy nhiên, trong huyện hiện đang gặp khó khăn về thủy lợi do địa hình thấp ở phần đất dọc theo sông Cái Ngang và phía Bắc quốc lộ 1A nằm trong vùng “lòng mo” của tỉnh, đồng thời bị ảnh hưởng của vùng “giáp nước” trên sông Măng Thít nên mùa lũ nước tràn vào nội đồng nhiều gây thiệt hại cho hoa màu và cây ăn trái, những vùng thấp hơn thì bị ngập kéo dài làm cho việc tiêu nước vào cuối mùa lũ gặp khó khăn, năng suất cây trồng giảm đáng kể. Vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống các trạm bơm tiêu và hỗ trợ tiêu nước vào cuối mùa lũ để xuống giống vụ đông xuân kịp thời vụ.

2.1.2.2. Đất

Thổ nhưỡng trong huyện có điều kiện khá tốt cho sản xuất nông nghiệp, vật liệu hình thành đất là phù sa mới của sông Mê Kông nhưng do quá trình hình thành

và phát triển với những đặc điểm khác nhau đã phân ra nhiều loại đất.

Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích các nhóm và loại đất ở huyện Tam Bình

Nhóm và loai đất Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) I. Nhóm đất phù sa 1. Đất phù sa được bồi tụ 2. Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng 3. Đất phù sa chân giồng cát 4. Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng Pb Pf P/C P/S 5.986 68 3.220 445 2.253 21,4 II. Nhóm đất phèn a. Đất phèn tiềm tàng 5. Đất phèn tiềm tàng nông 6. Đất phèn tiềm tàng sâu 7. Đất phèn tiềm tàng rất sâu b. Đất phèn hoạt động 8. Đất phèn hoạt động sâu Sp1 Sp2 Sp3 Sj2 11.911 10.263 139 5.166 4.958 1.648 1.648 42,5 36,7 5,8 III. Nhóm đất xáo trộn (đất lên líp)

9. Đất xáo trộn Vp 7.488 7.488 26,8 IV. Nhóm đất khác 2.613,8 9,3 Tổng số 27.998,8 100

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Bình, năm 2011

Các nhóm đất chính

Nhóm đất phèn tiềm tàng: có diện tích lớn nhất với 10.263 ha chiếm 36,7% diện tích tự nhiên, nhóm đất phèn hoạt động có 1.648 ha chiếm 5,8% diện tích tự nhiên. Đối với các loại đất phèn, ít có khả năng luân canh cây lúa với cây trồng cạn bởi tầng phèn và tầng sinh phèn khi bị oxi hóa làm gia tăng nồng độ các độc tố gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Song, do tầng phèn và tầng sinh phèn nằm sâu và rất sâu nên chủ động được nước ngọt ém rửa phèn tốt, ít gây thiệt hại cho cây trồng, các loại đất này thường ở địa hình thấp, ngập lụt sâu nên có thể nuôi trồng thủy sản kết hợp với lúa.

Nhóm đất phù sa: có diện tích 5.986 ha chiếm 21,4% diện tích tự nhiên, nhóm đất này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Đây là điều kiện để thực hiện chuyển đổi đa dạng hóa cây trồng, khai thác tốt các thế mạnh của nông nghiệp gắn với thị trường.

Nhóm đất xáo trộn (đất líp): có 7.488 ha chiếm 26,8% diện tích tự nhiên thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và hoa màu rất lớn của huyện.

Ngoài ra, còn có 2.613,8 ha đất khác chiếm 9,3% trong đó sông, mặt nước, đất sét với trữ lượng đáng kể đây là khoáng sản rất quý dùng làm nguyên liệu cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất gạch, ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu.

Như vậy, Tam Bình hiện có 18.432 ha là đất tốt chiếm 65,83% diện tích tự nhiên gồm có đất líp, đất phù sa và đất phèn tiềm tàng rất sâu nên hoàn toàn chủ động được nước tưới nên hiện nay thích hợp cho trồng cây ăn quả đặc sản, nuôi trồng thủy sản và luân canh cây lúa, rau màu. Đây được xem là thế mạnh chủ yếu của huyện Tam Bình.

Hiện trạng sử dụng đất

Năm 2011, huyện Tam Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 29.060,3 ha, cơ cấu sử dụng đất có sự thay đổi đáng kể. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do quá trình CNH cùng với quá trình ĐTH nên đất được lấy để xây dựng các CCN, khu đô thị mới, và làm đường giao thông. Giai đoạn 2001 - 2011, diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 1.187,4 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.726,2 ha do thực hiện các dự án qui hoạch phát triển đô thị. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của huyện là 0,15 ha/người, năm 2011.

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1.188,1 ha, trong đó đất ở tăng 71,2 ha, đất chuyên dùng tăng 1.116,9 ha do việc xây dựng CSHT, hệ thống giao thông và các công trình công cộng như các khu vui chơi, giải trí, công trình văn hóa, … Năm 2011, cơ cấu sử dụng đất của huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 81,1%, đất phi nông nghiệp chiếm 18,8% và thấp nhất là đất chưa sử dụng chiếm 0,1%. Đất chuyên dùng tăng từ 11,2% năm 2001 lên 15% năm 2011, cho

thấy việc mở rộng các công trình cho công nghiệp, dịch vụ và CSHT trong huyện ngày càng tăng.

Nhìn chung, với cơ cấu sử dụng đất của huyện giai đoạn 2001 - 2011 theo bảng 2.2 thì đất nông nghiệp giảm 4%. Trong khi đó, đất chuyên dùng tăng 3,8% và đất ở tăng 0,3%. Sự thay đổi này cho thấy quá trình CNH, HĐH và quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ. Đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ thấp cho thấy sự khai thác triệt để và không còn khả năng mở rộng diện tích.

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Bình, năm 2001 và 2011

Cơ cấu đất 2001 2011 Độ chuyển dịch 2001 - 2011 (Ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 29.060,3 100 29.060,3 100 0 1. Đất nông nghiệp - Đất SX nông nghiệp 24.755,3 24.564,1 85,1 84,4 23.567,9 22.837,9 81,1 78,6 -1.187,4 -1.726,2 2. Đất phi NN - Đất ở - Đất chuyên dùng 4.295,4 1.032,7 3.262,7 14,7 3,5 11,2 5.483,5 1.103,9 4.379,6 18,8 3,8 15,0 1.188,1 71,2 1.116,9 3. Đất chưa sử dụng 9,6 0,2 9,0 0,1 - 0,6

Nguồn: Phòng tài nguyên - môi trường huyện Tam Bình, năm 2011

2.1.2.3. Khí hậu

Nằm trong vùng ĐBSCL nên khí hậu của huyện có tính chất nhiệt đới gió mùa mang tính cận xích đạo với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với tổng lượng mưa chiếm 94 - 97% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 3 - 6% lượng mưa cả năm. Thời gian bắt đầu mưa thực sự từ ngày 01 - 10/05 và thời gian kết thúc mưa thực sự thường từ ngày 10 - 20/11 hằng năm.

Lượng mưa trung bình năm cũng biến động theo không gian và thời gian tạo nên 2 mùa mưa và khô. Mưa theo mùa gây ra những trở ngại cho sản xuất nông

nghiệp và đời sống. Mùa khô đi kèm với thiếu nước tưới cho hoa màu và đồng ruộng, mùa mưa làm cho những vùng thấp bị ngập trong thời gian dài, xảy ra nhiều nhất trong tháng 10 gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Bức xạ Mặt Trời lớn và ổn định nên tổng lượng bức xạ lớn. Nhiệt độ trung bình năm cao, ít biến đổi theo thời gian và ổn định qua các năm từ 26,4 - 27,4P

o P C, tháng 4 nóng nhất với 28 - 29P o P C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 24 - 26P o P C, tổng lượng nhiệt hàng năm từ 9.600P

o

P

C - 9.800P

o

P

C. Với điều kiện này có thể rải vụ thu hoạch cây ăn trái quanh năm, riêng cây có múi từ khi ra hoa kết quả đến thu hoạch chỉ từ 6,5 - 7 tháng nên đây được xem là lợi thế lớn.

Số giờ nắng trung bình năm đạt từ 2.500 - 2.600 giờ, với chế độ nắng cao đã tạo ra giá trị bức xạ trong năm dao động từ 148 - 162 kcal/cmP

2

P

/ngày. Đây là một trong những lợi thế lớn để phát triển nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại cây con tạo ra sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Với các yếu tố như trên, trong điều kiện đủ nước tưới và phân bón cùng với giống cây trồng tốt, cho phép bố trí cơ cấu mùa vụ đạt hiệu xuất quang hợp cao đặc biệt với Tam Bình. Gieo trồng vụ lúa đông xuân sớm và màu xuân hè để vừa tận dụng được điều kiện đất, nước, khí hậu, vừa tranh thủ được thời điểm thị trường trúng giá đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhân dân trong huyện.

2.1.2.4. Nguồn nước và thủy văn

Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm, hiện nay đã được khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nước trên mặt

Toàn huyện có nguồn nước trên mặt rất dồi dào, chất lượng nước tốt (pH = 6,8 - 7,0), hàm lượng phù sa cao từ 250 - 450 g/mP

3

P

đủ cung cấp cho phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trong địa bàn huyện. Trong đó, có con sông lớn là sông Măng Thít (còn gọi là sông Mang Thít hay sông Mân Thít) là một con sông nhỏ, dài khoảng 47 km, nối sông Tiền (nhánh Cung Hầu, Cổ Chiên) với sông Hậu, chảy phần lớn trên địa phận huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Sông là ranh giới tự nhiên giữa các huyện Tam Bình và Mang Thít ở bờ Bắc với các huyện Trà

Ôn và Vũng Liêm ở bờ Nam. Sông Măng Thít là một nhánh của sông Hậu, không chỉ là một tuyến đường thủy quan trọng của cả ĐBSCL mà còn có trữ lượng thủy sản lớn, cung cấp nguồn phù sa dồi dào, cho hạt gạo thơm, trái ngọt đồng thời cung cấp diện tích mặt nước cho nghề nuôi cá bè đạt năng suất cao.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước trên sông đang bị ô nhiễm do các nguyên nhân chủ yếu như rác thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu từ đồng ruộng, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, huyện cần có biện pháp xử lí kịp thời, tuyên truyền và giáo dục ý thức trong dân cư tránh gây suy giảm ô nhiễm nguồn nước.

Chế độ thủy văn

Qui luật biến động dòng chảy của các kênh, rạch ở huyện Tam Bình có liên quan chặt chẽ với chế độ thủy văn của sông Tiền, sông Hậu thông qua sông Măng Thít và chế độ mưa nội đồng.

Dòng chảy trên dòng sông Tiền và sông Hậu lại phụ thuộc vào lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông và chế độ thủy triều biển Đông. Hàng năm vào mùa lũ lượng nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn, làm cho mực nước trên các sông dâng cao trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 và đạt giá trị cao nhất vào tháng 10. Về mùa kiệt lượng nước đổ về rất ít làm cho mực nước trên sông xuống thấp trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau và đạt giá trị thấp nhất vào tháng 4.

Ngoài ra, Tam Bình còn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Mực nước và biên độ triều khá cao vào mùa lũ khoảng 0,96 - 1,2m, vào mùa lũ kiệt khoảng 1,17 - 2,1m, cường độ truyền triều mạnh nhưng do có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên tiềm năng cung cấp nước cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút tốt do vậy ít bị tác hại do mùa lũ hàng năm gây ra. Hiện tại, Tam Bình đã phát triển được ba vụ trồng lúa trong năm thuận lợi cho cơ giới hóa và thâm canh tăng vụ.

Nước ngầm

hoạt của nhân dân, trữ lượng khai thác 19.520 mP

3

P

/ngày. Năm 2011, toàn huyện đã có 460 giếng khoan. Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn nước dưới đất ở nhiều nơi trong huyện còn nhiều khó khăn do tầng nước có chất lượng tốt nằm sâu, nên chi phí đầu tư rất cao. Ngoài ra, nguồn nước dưới đất hiện có hàm lượng sắt, nitrat cao nên chất lượng nước còn thấp. Theo dự kiến từ năm 2012 trở đi, số lượng giếng khoan sẽ tăng do nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân ngày càng nhiều.

2.1.2.5. Khoáng sản

Đây là nguồn nguyên liệu phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp. Tuy nhiên trên địa bàn huyện hiện nay, tài nguyên khoáng sản rất hạn chế có 2 loại chủ yếu đó là đất sét và cát sông.

Tài nguyên đất sét trong huyện có 27 thân sét với diện tích có khả năng khai thác khoảng 5.985 ha với chiều dày từ 0,65 - 1,5m. Trữ lượng khai thác khá lớn, ước tính có 29,83 triệu mP

3

P

sét phân bố ở các xã Tân Lộc, Hậu Lộc, Phú Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Tân Phú, Ngãi Tứ và Tường Lộc.

Tài nguyên cát sông để phục vụ cho việc san lắp mặt bằng, xây dựng, được phân bố dọc theo tuyến sông Hậu từ địa phận xã Mỹ Hòa huyện Bình Minh đến xã Ngãi Tứ huyện Tam Bình với trữ lượng khai thác lớn, ước tính đạt 3 triệu mP

3

P

với độ dày khai thác trung bình từ 4,4 - 5,6m, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 1,2 triệu mP

3

P

/năm.

2.1.2.6. Tài nguyên sinh vật

Trên địa bàn huyện Tam Bình không có rừng nên tài nguyên sinh vật chủ yếu là các giống cây trồng và vật nuôi. Giống cây trồng của huyện khá phong phú về chủng loại, một số có đặc tính tốt, sản phẩm có chất lượng khá cao được thị trường ưa chuộng. Cây lúa có các giống tốt IR 64, OM 2031, OM99, … có 5 giống lúa được chương trình giống quốc gia khuyến cáo IR 64 thuần chủng, MTL 250, VND 95 - 20, OM 1490, NCM 16 - 27 và giống lúa thơm Jasmin 85. Các giống cây khác trong huyện như dừa lửa, dừa xiêm, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc, quýt, chuối, chanh, cam. Trong đó, cam Sành là đặc sản nổi tiếng đã xây dựng được thương hiệu trên trường quốc tế vào năm 2003.

địa phương và Yorkshire, Landrace, Duroc. Ngoài ra, còn có 2 giống bò là bò ta vàng và bò lai Sind. Có các giống gà, vịt chủ yếu như giống gà Tam Hoàng, Goldline, công nghiệp, vịt tàu rằn, vịt cồ lùn, vịt siêu trứng CV 2000. [3]

Tóm lại, cây trồng và vật nuôi trên địa bàn rất đa dạng về chủng loại, một số giống có đặc tính tốt và cho sản phẩm có chất lượng cao. Đây là nguồn cây, con giống rất quan trọng để chọn lọc, cung cấp những giống tốt từ đó nhân ra sản xuất

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)