Giải pháp phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 131 - 154)

3.3.8.1. Giải pháp phát triển các ngành nông - lâm - thủy sản

Về thủy lợi: hoàn thành hệ thống thủy lợi nội đồng, nâng cấp bờ bao kiểm soát lũ, bảo vệ vườn cây ăn trái, bảo đảm cung cấp nước tưới chủ động phục vụ sản xuất lúa và nuôi thủy sản.

Về cây, con giống: cung cấp đầy đủ các loại giống cây trồng, vật nuôi đạt chất lượng, tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông, xây dựng cơ sở nhân giống, cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp, từng bước đưa KH - CN vào sản xuất những sản phẩm chủ lực như mô hình xây dựng nhà lưới để sản xuất rau an toàn, hoàn chỉnh mô hình trồng cam, bưởi đặc sản và trồng sầu riêng hạt lép. Liên kết chặt chẽ “4 nhà” từ sản xuất - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để nâng cao chất lượng nông sản.

Tích cực kêu gọi đầu tư trong nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp - nông thôn một cách phù hợp, đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, đặc biệt là các trang trại khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ, làm “điểm” cho kinh tế nông thôn.

3.3.8.2. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp - xây dựng

Đối với các cơ sở công nghiệp do huyện quản lí, cần tập trung thực hiện một số biến pháp như ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện về vốn, lao động cho các nhóm ngành chính đã được xác định trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp của huyện như sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, sản xuất đồ gia dụng, dịch vụ sửa chữa, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và giày da, may mặc.

Để ngành công nghiệp trong huyện phát triển nhanh cần phải nâng cấp các tuyến giao thông chính, tăng khả năng vận chuyển và mở rộng các tuyến đường huyện, tỉnh, đặc biệt các tuyến đầu mối với các CCN, các cảng sông trên địa bàn, kết hợp đồng bộ giữa thành lập các CCN với đảm bảo tái định cư cho những hộ dân di dời tới chỗ ở mới được tốt hơn.

3.3.8.3. Giải pháp phát triển các ngành dịch vụ

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ - thương mại, hình thành các tổ chức hợp tác, trao đổi hàng hóa, hiệp hội tiêu thụ hàng hóa, hợp tác xã mua bán, khuyến khích các đầu mối chuyên kinh doanh ngành hàng, tổ chức tốt hệ thống đại lí, đại diện, nâng cấp các chợ trung tâm hiện có, các xã còn lại cần đầu tư để củng cố các chợ trung tâm xã, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa cho người dân.

Xây dựng và nâng cấp trung tâm thương mại huyện Tam Bình, trong đó có kế hoạch di dời xí nghiệp lương thực số 5, thu hồi mặt bằng phát triển khu thương mại của huyện sau đó là các khu đô thị ở Cái Ngang và Ba Càng, nâng cao biện pháp kích cầu, tạo nguồn hàng, tăng sức mua của người dân. Mở rộng các loại hình dịch vụ có chất lượng như GTVT, bưu chính - viễn thông, du lịch, nhà hàng.

Tóm lại, những giải pháp trên đây là rất cần thiết và phù hợp với sự phát triển kinh tế ở huyện Tam Bình, nếu được thực hiện nghiêm túc, kịp thời sẽ góp phần làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện theo hướng tích cực, từ đó đưa kinh tế ở huyện phát triển theo hướng hiện đại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để kinh tế huyện Tam Bình phát triển nhanh và bền vững, cần thực hiện và quán triệt tốt các định hướng và giải pháp phát triển phù hợp với tình hình thực tế trong huyện. Cần phải hiểu rõ mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, xây dựng Tam Bình trở thành một huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng, văn minh, đảm bảo an ninh quốc phòng, gia tăng phát triển KT - XH trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.

Định hướng phát triển các ngành kinh tế gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, định hướng phát triển kinh tế theo lãnh thổ gồm định hướng phát triển các tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng có lợi thế riêng nên phát triển các ngành đặc trưng riêng góp phần nâng cao khả năng đóng góp và GDP của huyện.

Các giải pháp phát triển kinh tế huyện có giải pháp huy động và khai thác nguồn vốn, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ KH - CN chiến lược về thị trường, chính sách đất đai, đổi mới cơ chế chính sách, liên kết và hợp tác, phát triển KT - XH gắn với bảo vệ môi trường và giải pháp phát triển các ngành kinh tế. Đó là những giải pháp quan trọng và có tính khả thi cao trong phát triển kinh tế huyện Tam Bình.

Trong các giải pháp trên, giải pháp huy động và khai thác nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện có ý nghĩa quan trọng nhất trong phát triển kinh tế huyện Tam Bình. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì, muốn kinh tế phát triển nhanh và có hiệu quả thì nguồn vốn là yếu tố hàng đầu, cần phải biết cách khai thác các nguồn vốn đầu tư thật hiệu quả thì mới có điều kiện đầu tư nhiều vào nền kinh tế, đặc biệt là nâng cao chất lượng CSHT và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng hơn, mở rộng thị trường, quan hệ hợp tác, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong huyện.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế huyện Tam Bình, đề tài đã làm rõ được các thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế như sau:

Huyện Tam Bình có nhiều thuận lợi về VTĐL, các nguồn lực tự nhiên, KT - XH để phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử, đây là nguồn nội lực rất quan trọng. Tuy nhiên, do mức độ khai thác còn hạn chế nên kinh tế huyện đến nay vẫn là một huyện nông nghiệp.

Những hạn chế chủ yếu gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế của huyện như CSHT vừa thiếu lại phát triển chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực có trình độ chưa cao, kinh tế hộ gia đình còn nhiều khó khăn, ngân sách còn hạn chế nên đã kìm hãm quá trình phát triển kinh tế của huyện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH nhưng do điểm xuất phát còn thấp nên tốc độ chuyển dịch còn chậm và nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

Quan điểm phát triển kinh tế của huyện là tận dụng những lợi thế, khắc phục hạn chế để phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ thu hút tốt ngoại lực để đầu tư khai thác và phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững.

Định hướng phát triển kinh tế của huyện Tam Bình giai đoạn 2011 - 2020, lấy nông nghiệp làm nền tảng với phương châm xây dựng nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đồng thời xúc tiến nhanh và có hiệu quả khu vực thương mại - dịch vụ - du lịch.

Phát triển nền kinh tế đa ngành theo hướng CNH, HĐH đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2020, dự báo sẽ là 12,14 %/năm, cơ cấu kinh tế huyện đến năm 2020 nông - lâm - thủy sản chiếm 42,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 21,5%, dịch vụ chiếm 36,0%. Tiến nhanh tới hội nhập với sự phát triển chung của cả nước và các nước trên thế giới.

KIẾN NGHỊ

Tam Bình hiện tại vẫn là huyện nông nghiệp với cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi. Do vậy, cần có sự quan tâm đầu tư toàn diện từ tỉnh và trung ương. Trong thời gian tới đầu tư nhiều hơn về xây dựng CSHT giao thông, thủy lợi, nước sạch, các cụm dân cư, các trung tâm xã theo tiêu chuẩn xã nông thôn mới của chính phủ và các công trình kết cấu hạ tầng khác.

Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh Vĩnh Long sớm hỗ trợ huyện trong việc lập dự án và tổ chức thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong đó, ưu tiên dự án phát triển chăn nuôi bò thịt, dự án phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ, đặc biệt là xây dựng khu di tích Cái Ngang và một số điểm du lịch sinh thái dọc tuyến sông Măng Thít.

Ngoài các chương trình, dự án và hệ thống chính sách đã ban hành, đề nghị tỉnh cần linh hoạt trong việc thực hiện các cơ chế chính sách, áp dụng vào địa bàn các xã giúp thu hút vốn đầu tư, công nghệ và thị trường từ mọi thành phần kinh tế trong nước và quốc tế đến với huyện Tam Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân (chủ biên) (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển KT - XH tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Ban tuyên giáo huyện Tam Bình (2010), Tổng kết 35 năm, xây dựng và phát

triển kinh tế - xã hội huyện Tam Bình giai đoạn 1975 - 2010.

3. Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

4. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011, kế hoạch năm 2012 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 5. Nguyễn Thanh Bình (2004), Kinh tế Mỹ Đức trong thời kì công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học địa lý,ĐHSP Hà Nội.

6. Bộ kế hoạch và đầu tư (2006), “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”.

7. Cục thống kê Vĩnh Long, Niên giám thống kê từ năm 2001, 2005, 2010, 2011.

8. Chi cục thống kê huyện Tam Bình (2001), Niên giám thống kê năm 2001, tài liệu lưu hành nội bộ.

9. Chi cục thống kê huyện Tam Bình (2005), Niên giám thống kê năm 2005, tài liệu lưu hành nội bộ.

10. Chi cục thống kê huyện Tam Bình (2011), Niên giám thống kê năm 2011, tài liệu lưu hành nội bộ.

11. Dự thảo kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

12. Tống Văn Đường (chủ biên) (2001), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Hà Nội.

13. Nguyễn Bình Giang (chủ biên) (2012), Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội.

14. Ngô Đình Giao (chủ biên) (1995), Kinh tế phát triển (Những vấn đề lý luận), Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15. Lê Hoàng Hà (2012), Phát triển kinh tế huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 1010.

16. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên), Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nxb ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

17. Ngân hàng thế giới (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Nxb văn hóa thông tin Hà Nội.

18. Đặng Văn Phan (2010), Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, tài liệu lưu hành nội bộ trường đại học Cửu Long.

19. Nguyễn Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

20. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, Qui hoạch sử dụng đất đai đến năm 2015 - 2020 huyện Tam Bình.

21. Sở giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long, Qui hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

22. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long, Danh mục các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư đến năm 2015 - 2020.

23. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Minh Tuệ (2008), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

24. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông (2006), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương,Nxb ĐHSP, Hà Nội.

25. UBND huyện Tam Bình (2010), Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Bình đến 2020 và định hướng đến 2030.

26. UBND huyện Tam Bình, Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Bình qua các năm từ 2001 đến năm 2011.

27. UBND tỉnh Vĩnh Long, Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến 2020 và tầm nhìn đến 2030.

28. UBND Tỉnh Vĩnh Long, Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, Văn phòng UBND tỉnh, năm 2012.

29. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Tam Bình lần thứ VIII nhiệm kì, 2000 - 2005. 30. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Tam Bình lần thứ IX nhiệm kì, 2005 - 2010. 31. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Tam Bình lần thứ X nhiệm kì, 2010 - 2015. 32. Các trang web liên quan

http://www.gso.gov.vn http://www.baomoi.com http://www.truyenthongkhoahoc.vn http://truyenhinhvinhlong.com http://voer.vn/content http://Vinhlong.gov.vn

PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1

GTSX VÀ GTSX/NGƯỜI HUYỆN TAM BÌNH, GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 (THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994)

Năm GTSX (Tỉ đồng) Dân số (Người) GTSX/người (Triệu đồng)

2001 490,6 156.539 3,1 2002 756,3 156.202 4,8 2003 887,5 155.936 5,7 2004 1.024,8 155.430 6,6 2005 1.088,9 154.536 7,0 2006 1.177,0 154.203 7,6 2007 1.279,9 153.921 8,3 2008 1.358,8 153.871 8,8 2009 1.495,4 153.865 9,7 2010 1.607,6 153.880 10,4 2011 1.833,9 153.985 11,9

Phụ lục 2

DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN TAM BÌNH, NĂM 2011

STT Tên xã, thị trấn Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Tổng số 41.592,14 54,27 225.729,51 1 TT. Tam Bình 12,00 53,89 64,67 2 Tường Lộc 625,15 53,64 3.353,06 3 Mỹ Thạnh Trung 3.137,27 52,78 16.559,12 4 Hòa Hiệp 2.031,29 53,84 10.935,94 5 Hòa Thạnh 2.272,92 54,43 12.372,53 6 Hậu Lộc 2.483,97 53,58 13.308,95 7 Hòa Lộc 2.007,33 51,51 10.340,70 8 Tân Lộc 1.903,04 54,47 10.365,93 9 Mỹ Lộc 3.539,94 51,05 18.070,70 10 Phú Lộc 2.892,81 51,15 14.796,16 11 Bình Ninh 3.037,69 55,27 16.788,04 12 Loan Mỹ 2.976,32 55,60 16.547,04 13 Song Phú 2.430,94 55,20 13.419,45 14 Phú Thịnh 3.698,21 57,33 21.202,63 15 Long Phú 2.610,50 55,58 14.509,09 16 Tân Phú 2.797,52 57,05 15.961,14 17 Ngãi Tứ 3.135,24 54,65 17.134,36

Phụ lục 3

SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM CHỦ YẾU CỦA HUYỆN TAM BÌNH

GIAI ĐOẠN 2001 - 2011

Đơn vị: Con

Năm Tổng số Trâu Bò Heo Gà Vịt

2001 913.319 25 3.106 55.408 265.778 589.002 2002 1.064.742 19 3.306 53.384 210.009 798.024 2003 746.245 13 3.845 57.366 197.998 487.023 2004 507.668 8 5.371 61.607 135.004 305.678 2005 386.328 7 6.899 53.000 116.435 209.987 2006 757.805 9 9.601 68.126 182.067 498.002 2007 794.177 2 9.946 76.107 207.098 501.024 2008 1.027.786 11 10.021 81.919 345.067 590.768 2009 1.095.711 7 10.782 88.852 198.035 798.035 2010 1.084.379 10 11.011 73.879 179.234 820.245 2011 1.097.924 14 11.063 66.749 152.258 867.840 So sánh 2011 - 2001 - 11 + 8.497 + 11.341 - 113.520 + 278.838

Phụ lục 4

SẢN LƯỢNG THỊT XUẤT CHUỒNG Ở HUYỆN TAM BÌNH, GIAI ĐOẠN 2001 - 2011

Đơn vị: Tấn

Năm Trâu Bò Heo Gia cầm Tổng số

2001 1,0 692,0 8.004 1.324,9 10.021,9 2002 0,8 769,0 8.974 1.456,0 11.199,8 2003 0,6 1.091,0 9.643 1.338,0 12.072,6 2004 1,0 746,60 9.552,1 1.395,0 11.694,7 2005 0,6 1.153,2 8.084,1 1.876,6 11.114,5 2006 1,9 1.045,1 11.523,5 1.618,1 14.188,6 2007 0,9 1.143,5 13.533,1 2.246,4 16.923,9 2008 1,2 1.284,9 13.968,2 2.314,8 17.569,1 2009 0,4 1.330,4 14.879,6 3.262,6 19.473,0 2010 0,6 1.340,9 10.789,5 4.448,5 16.579,5 2011 0,7 1.312,0 10.892,9 4.851,4 17.057,0 So sánh 2011-2001 - 0,3 + 620 + 2.888,9 + 3.526,5 + 7.035,1

Phụ lục 5

SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA HUYỆN TAM BÌNH, GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 Năm Rừng trồng mới tập trung (ha) Trồng cây phân tán (Nghìn cây) Gỗ tròn khai thác (mP 3 P ) Củi khai thác (Ste)

Tre, nứa, luồng khai thác (Nghìn cây) 2001 - 198,5 1.222,6 62.795,9 47,0

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 131 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)