Phát triển thị trường là nhân tố có tính quyết định trong việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường các sản phẩm truyền thống để hội hập quốc tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh cần phải thực hiện đồng bộ các khâu như tiếp thị, quảng cáo, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện bảo hiểm sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cho người sản xuất.
Đối với thị trường trong huyện: cần khuyến khích phát triển đa dạng, năng động để có thể thu hút và thích ứng với nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau, huyện
cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đăng kí nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp và người dân sản xuất trên địa bàn.
Đối với thị trường trong nước: tận dụng triệt để lợi thế về nguyên liệu so với các vùng khác để trao đổi, quảng bá, cần đẩy mạnh chương trình thực hiện các công nghệ sản xuất sạch và đẩy mạnh tuyên truyền về công nghệ, ngoài ra còn phải hình thành một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định để các sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng nhất là các thị trường lân cận, đặc biệt là TP. Vĩnh Long, TP. Cần Thơ.
Đối với thị trường quốc tế: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm truyền thống để hội nhập quốc tế, nhất là những sản phẩm có thế mạnh như trái cây (cam Sành), các sảm phẩm từ cây lục bình, thường xuyên tham gia triển lãm, trưng bày các sảm phẩm nổi tiếng của huyện ở các kì hội chợ để có uy tín nhiều hơn trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, huyện còn chủ động tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm tranh thủ thị trường phát triển mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng hoạt động của ngành dịch vụ - thương mại - du lịch. Đây là vấn đề diễn ra ngày càng quyết liệt, bởi sức cạnh tranh của toàn cầu hóa nền kinh tế khu vực và thế giới.