Sự phân hóa lãnh thổ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 101 - 109)

Sự phân hóa các yếu tố tự nhiên, tài nguyên và sự phát triển không đều đã hình thành nên các tiểu vùng với những đặc trưng kinh tế khác nhau, đòi hỏi phải có những tác động hợp lí của con người để giúp các tiểu vùng phát huy hết thế mạnh và khắc phục hạn chế từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Đặc điểm tự nhiên, KT - XH cũng như triển vọng phát triển trong huyện đã hình thành 3 tiểu vùng kinh tế.

2.2.3.1. Tiểu vùng 1 (Bắc quốc lộ 1A)

Phạm vi lãnh thổ gồm 3 xã Phú Thịnh, Tân Phú và Song Phú với diện tích tự nhiên 60,3 kmP

2

P

, chiếm 20,8% diện tích toàn huyện. Năm 2011, dân số 30.357 người chiếm 19,7% dân số toàn huyện, thấp nhất so với tiểu vùng 2 và 3. Mật độ dân số 503 người/kmP

2

P

thấp hơn mật độ dân số huyện. (Mật độ dân số huyện 530 người/kmP

2

P

năm 2011).P

Tiểu vùng 1 tiếp giáp với các huyện Long Hồ, Bình Tân, Bình Minh trong tỉnh và giáp tiểu vùng 2 trong huyện. Với VTĐL thuận lợi như trên tạo điều kiện trao đổi hàng hóa và giao lưu buôn bán với các huyện lân cận.

Về địa hình đây là vùng đất thấp, thường bị ngập sâu và bị ảnh hưởng của lũ vào tháng 9, 10. Đất chủ yếu ở đây là đất phèn, đất phù sa trên nền phèn và đất líp tập trung chủ yếu ở xã Song Phú, Tân Phú và Phú Thịnh nên thích hợp cho trồng trọt nhất là cây lúa, chăn nuôi chủ yếu là heo và gia cầm. Bên cạnh đó, còn quốc lộ 1A chạy ngang qua nên việc giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa dễ dàng với các địa phương khác trong tỉnh và vùng ĐBSCL.

Tiểu vùng 1 đóng góp 20,1% tổng GTSX toàn huyện. Cơ cấu GTSX của tiểu vùng theo ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lần lượt là 32,7% - 8,3% - 59,0%, năm 2011.

Nông - lâm - thủy sản: Năm 2011, GTSX nông - lâm - thủy sản của tiểu vùng chiếm 32,7% tổng GTSX và đứng sau tiểu vùng 2a. Diện tích gieo trồng lúa 8.926,67 ha chiếm 21,5% diện tích lúa toàn huyện, năng suất 57,1 tạ/ha, sản lượng 50.971,3 tấn chiếm 22,6% sản lượng lúa toàn huyện. Phần lớn diện tích gieo trồng đều có hệ số sử dụng đất cao, thường canh tác được hai vụ lúa và một vụ màu.

Ngoài cây lúa vùng còn có cây trồng thế mạnh khác như khoai lang, sắn, rau, đậu, mía, ... diện tích sắn của vùng khá lớn, chiếm 22,4% diện tích cả huyện, khoai lang chiếm 30,9% diện tích khoai lang cả huyện, cây mía có diện tích chiếm 14,2% diện tích mía cả huyện.

Đàn bò của vùng chiếm 17,3% cả huyện tập trung chăn nuôi ở xã Phú Thịnh chủ yếu là bò lai sind có chất lượng thịt và sữa tốt. Đàn heo chiếm 19,6% cả huyện. Đàn gia cầm chiếm 28,3% tổng đàn gia cầm của huyện chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt, lấy thịt theo mô hình hộ gia đình.

Công nghiệp - xây dựng: Năm 2011, GTSX công nghiệp chiếm 8,3% tổng GTSX của tiểu vùng, đây là nơi phát triển công nghiệp cao nhất huyện và chiếm 6,3% GTSX công nghiệp của huyện. Vùng có 369 cơ sở sản xuất công nghiệp chiếm 18,5% số cơ sở công nghiệp trong huyện, thu hút được 4.794 lao động, chiếm 22,6% lao động trong công nghiệp của huyện.

Nhìn chung, tiểu vùng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, vùng có các CCN - TTCN đang hoạt động với hiệu quả khá cao như: CCN Phú An, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Hưng tập trung các ngành chủ yếu chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, đồ hộp, đồ gỗ, giày da và may mặc.

Dịch vụ: Năm 2011, dịch vụ của tiểu vùng chiếm 59,0% GTSX cả huyện, thấp nhất trong huyện. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ là 783 cơ sở, chiếm 16,2% cả huyện, thu hút 3.810 lao động chiếm 25,4% cả huyện. Tập trung chủ yếu ở xã Song Phú, Phú Thịnh và Tân Phú. [19]

Tóm lại, với lợi thế về VTĐL và các CCN, tiểu vùng này được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp của huyện. Tuy nhiên, trình độ sản xuất công nghiệp còn thấp, dây truyền sản xuất lạc hậu và sản phẩm chưa có sức cạnh tranh trên thị trường.

2.2.3.2. Tiểu vùng 2

Đây là tiểu vùng có diện tích và dân số lớn nhất huyện với diện tích 139,2 kmP

2

P

chiếm 47,9% diện tích toàn huyện, dân số 71.972 người chiếm 46,8% dân số toàn huyện được chia thành 2 tiểu vùng phụ.

Tiểu vùng 2a: Gồm các xã Mỹ Lộc, Hậu Lộc, Phú Lộc, Tân Lộc và Long Phú với diện tích 78,7 kmP

2

P

, chiếm 27,1% diện tích toàn huyện. Năm 2011, dân số 37.851 người chiếm 24,6% dân số toàn huyện. Mật độ dân số của tiểu vùng này là 481 người/kmP

2

P

, thấp hơn mật độ dân số của huyện.

Tiểu vùng 2a tiếp giáp với các huyện Long Hồ, Bình Minh trong tỉnh và giáp các tiểu vùng 1, 2b, 3 của huyện. Với VTĐL thuận lợi như trên tạo điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán với các huyện lân cận và giữa các tiểu vùng.

Về địa hình đây là vùng đất tương đối thấp, thường bị ảnh hưởng của lũ cuối vụ. Đất chủ yếu ở đây là đất phèn, đất phù sa trên nền phèn và đất líp tập trung chủ yếu ở xã Phú Lộc, Hậu Lộc, Mỹ Lộc và Long Phú thích hợp trồng trọt nhất là cây lúa, chăn nuôi chủ yếu là heo và gia cầm.

Tiểu vùng 2a đóng góp 32,3% vào GTSX toàn huyện. Cơ cấu GTSX của tiểu vùng theo ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lần lượt

là 33,9% - 4,8% - 61,3%, năm 2011.

Nông - lâm - thủy sản: Năm 2011, GTSX nông - lâm - thủy sản của tiểu vùng chiếm 33,9% tổng GTSX, cao nhất so với các tiểu vùng. Diện tích gieo trồng lúa nhiều nhất huyện 13.430,26 ha chiếm 32,3% diện tích toàn huyện, năng suất 54,5 tạ/ha, sản lượng thu được cao nhất huyện 73.194,92 tấn chiếm 32,4% toàn huyện.

Ngoài cây lúa vùng còn có cây trồng thế mạnh khác như ngô, khoai lang, sắn, rau, đậu, mía, ... diện tích ngô của tiểu vùng chiếm 20,2% cả huyện, diện tích sắn của vùng khá lớn chiếm 28,6% diện tích cả huyện, khoai lang chiếm 20,2% diện tích cả huyện, cây mía chiếm 10,1% diện tích của huyện.

Đàn bò chiếm 15,2% cả huyện, chủ yếu nuôi lấy thịt tập trung ở xã Tân Lộc, Hậu Lộc và Long Phú. Đàn heo chiếm 25,7% cả huyện. Đàn gia cầm chiếm 30,6% tổng đàn của huyện chủ yếu chăn nuôi vịt, gà lấy thịt theo mô hình hộ gia đình.

Công nghiệp - xây dựng: Năm 2011, GTSX công nghiệp chiếm 4,8% tổng GTSX của tiểu vùng, đây là nơi phát triển công nghiệp thấp nhất trong huyện và chiếm 5,8% GTSX công nghiệp của huyện. Vùng có 68 cơ sở sản xuất công nghiệp chiếm 3,5% số cơ sở công nghiệp trong huyện, thu hút 2.774 lao động, chiếm 13,1% lao động trong công nghiệp của huyện. Tập trung các ngành công nghiệp chủ yếu như chế biến lương thực, thực phẩm, đồ hộp, giày da, may mặc.

Dịch vụ: Năm 2011, GTSX dịch vụ của tiểu vùng chiếm 61,3%. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ là 649 cơ sở, chiếm 13,3% cả huyện, thu hút 2.962 lao động dịch vụ chiếm 19,7% cả huyện. [19]

Tiểu vùng 2b: Gồm các xã Hòa Thạnh, Hòa Lộc, Hòa Hiệp và một phần các xã Mỹ Thạnh Trung và Tường Lộc với diện tích tự nhiên 60,5 kmP

2

P

, chiếm 20,8% diện tích toàn huyện. Năn 2011, dân số 34.121 người chiếm 22,2% dân số toàn huyện. Mật độ dân số của tiểu vùng này là 564 người/kmP

2

P

, cao hơn mật độ dân số của huyện.

Tiểu vùng 2b tiếp giáp với các huyện Long Hồ, Mang Thít và Trà Ôn trong tỉnh và giáp tiểu vùng 2b và tiểu vùng 3 trong huyện. Với VTĐL thuận lợi như trên tạo điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán với các huyện lân cận và giữa các tiểu vùng.

Về địa hình đây là vùng đất thường bị ngập nông do ảnh hưởng của triều cường vào cuối mùa lũ. Đất chủ yếu là đất phèn và đất líp tập trung chủ yếu ở các xã Hòa Thạnh, Hòa Hiệp, Hòa Lộc và Tường Lộc có khả năng trồng trọt các loại cây lương thực, cây ăn quả chủ yếu là cam Sành và rau màu các loại.

Tiểu vùng 2b đóng góp 14,6% vào tổng GTSX toàn huyện. Cơ cấu GTSX của tiểu vùng theo ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lần lượt là 21,5% - 7,1% - 71,4%, năm 2011.

Nông - lâm - thủy sản: Năm 2011, GTSX nông - lâm - thủy sản của tiểu vùng chiếm 21,5% tổng GTSX của huyện, thấp nhất so với các tiểu vùng còn lại. Diện tích gieo trồng lúa 6.311,5 ha chiếm 15,2% diện tích lúa toàn huyện, năng suất 53,8 tạ/ha, sản lượng thu được là 33.956,1 tấn chiếm 15,0% toàn huyện.

Ngoài cây lúa, vùng còn có những cây trồng thế mạnh khác như lạc, khoai lang, sắn, rau, ngô sắn, diện tích cây lạc chiếm 43,0% cả huyện, diện tích sắn chiếm 32,6% cả huyện, khoai lang chiếm 38,9% diện tích cả huyện, cây mía có diện tích lớn nhất 70,3% cả huyện.

Đàn bò của vùng nhiều nhất huyện chiếm 40,7% cả huyện, tập trung nuôi ở xã Hòa Thạnh và Hòa Hiệp chủ yếu lấy thịt. Đàn heo chiếm 42,3% cả huyện. Đàn gia cầm chiếm 16,7% tổng đàn gia cầm của huyện chủ yếu chăn nuôi gà, vịt và cúc lấy thịt theo mô hình hộ gia đình.

Công nghiệp - xây dựng: Năm 2011, GTSX công nghiệp chiếm 7,1% tổng GTSX của tiểu vùng và chiếm 3,9% GTSX công nghiệp của huyện. Vùng có 586 cơ sở sản xuất công nghiệp chiếm 29,4% số cơ sở công nghiệp trong huyện, thu hút 5.032 lao động, chiếm 23,6% lao động trong công nghiệp của huyện.

Dịch vụ: Năm 2011, GTSX dịch vụ của tiểu vùng chiếm 71,4%, cao nhất trong các tiểu vùng. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ 1.662 cơ sở, chiếm 34,3% cả huyện, thu hút 4.650 lao động chiếm 31,0% cả huyện. [19]

2.2.3.3. Tiểu vùng 3

Gồm TT. Tam Bình, các xã Loan Mỹ, Bình Ninh, Ngãi Tứ và một phần xã Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc với diện tích 91,1 kmP

2

P

dân số 51.656 người chiếm 33,5% dân số toàn huyện, mật độ dân số 567 người/kmP

2

P

, cao hơn mật độ dân số của huyện, năm 2011.

Tiểu vùng 3 tiếp giáp với các huyện Trà Ôn và Bình Minh trong tỉnh, giáp các tiểu vùng 2a và 2b của huyện. Với VTĐL thuận lợi như trên tạo điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán với các huyện lân cận và giữa các tiểu vùng.

Về địa hình: tiểu vùng này chủ yếu là đất cao, màu mỡ và đôi khi bị ngập nông do ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Đất chủ yếu là phù sa trên nền phèn, đất phù sa có tầng loang lỗ, đất phù sa chân giồng cát và đất líp tập trung chủ yếu ở các xã Tường Lộc, Bình Ninh, Ngãi Tứ, Loan Mỹ có khả năng trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả cho năng suất và chất lượng tốt nhất huyện với các loại cây như cam, bưởi, quýt đường, vì vậy có thể tận dụng để phát triển với qui mô lớn.

Tiểu vùng 3 có đóng góp GTSX cao nhất so với các tiểu vùng còn lại với 33,1% GTSX toàn huyện. Cơ cấu GTSX của tiểu vùng theo ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lần lượt là 30,4% - 8,1% - 61,5%, năm 2011. Đây được xem là tiểu vùng có điều kiện phát triển nhất trong huyện.

Đặc điểm của tiểu vùng: có dân cư đông, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện nên hệ thống CSHT tương đối đồng bộ và được đầu tư nên có khả năng phát triển thương mại và dịch vụ cao nhất trong huyện Tam Bình.

Thương mại - dịch vụ: Tiểu vùng 3 gắn với thị trấn Tam Bình (trung tâm huyện), kinh tế khá phát triển, đông dân cư nên hoạt động thương mại - dịch vụ diễn ra rất sôi động. Ngành có đóng góp 61,5% tổng GTSX của tiểu vùng. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ 1.752 cơ sở, chiếm 36,2% cả huyện, thu hút 3.594 lao động chiếm 23,9% lao động dịch vụ của huyện.

Trên địa bàn có mạng lưới chợ phân bố ở hầu hết các xã, có 4 chợ chính nằm ở trung tâm các xã và gần tuyến đường giao thông là chợ Tam Bình (thị trấn Tam Bình), chợ Mỹ Thạnh Trung, chợ Loan Mỹ và chợ Ngãi Tứ thu hút 1.290 hộ kinh doanh cố định. Trong đó chợ Tam Bình có vị trí thuận lợi và tiềm lực nhiều hơn để phát triển thành trung tâm thương mại của huyện. Chợ nằm cạnh TL 904, 905, có qui mô diện tích 3.600mP

2

P

nông sản theo mùa. Các mặt hàng buôn bán rất đa dạng, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và các nông sản, chợ Tam Bình đã trở thành đầu mối quan trọng cung cấp và tiêu thụ các loại hàng hóa nội huyện và liên huyện.

Nông - lâm - thủy sản: Nông nghiệp đóng góp 30,4% vào tổng GTSX của tiểu vùng, thấp hơn tiểu vùng 1 và 2a. Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là lúa, rau đậu các loại, hoa màu, cây ăn quả và các sản phẩm thủy sản. Cây lúa có diện tích 12.923,67 ha chiếm 31,07% diện tích lúa toàn huyện với năng suất 55,3 tạ/ha, sản lượng thu được là 71.467,9 tấn, chiếm 30% sản lượng lúa toàn huyện. Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại năm 2011 là 324 ha, tăng 52 ha so với năm 2001, chiếm 41,4% diện tích của huyện, sản lượng rau chiếm 42,2% sản lượng của huyện. Diện tích trồng cây ăn quả nhiều chiếm 43,7% diện tích toàn huyện, chủ yếu là cây cam Sành cho năng suất cao, sản lượng chiếm 45,2% toàn huyện.

Tiểu vùng có đàn bò chiếm 26,8% đàn bò của huyện, tập trung chủ yếu ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, chủ yếu nuôi lấy thịt. Đàn heo chiếm 12,4% đàn heo cả huyện. Gia cầm chiếm 19,4% đàn gia cầm cả huyện, chủ yếu nuôi gà, vịt, theo hình thức hộ gia đình. Về thủy sản, hiện nay tiểu vùng có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 29,6% cả huyện, sản lượng 4.623,1 tấn, năm 2011. Chủ yếu ở xã Loan Mỹ, Ngãi Tứ và Bình Ninh. Hướng sản xuất chính của tiểu vùng là phát triển các loại thủy sản có giá trị cao như cá tra, trê phi, ba ba, ếch, lương chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Công nghiệp - xây dựng: Về công nghiệp - TTCN đang trong quá trình kêu gọi đầu tư vốn của các tổ chức nước ngoài vào các cụm công nghiệp. Với vị trí ở trung tâm huyện, có nhiều tuyến giao thông quan trọng như tỉnh lộ 904, 905 thì VTĐL trở thành lợi thế thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tiểu vùng. GTSX công nghiệp chiếm 8,1% GTSX của tiểu vùng và chiếm 10,1% GTSX công nghiệp của huyện, năm 2011.

Thời gian qua GTSX công nghiệp tăng liên tục từ 30,7 tỉ đồng năm 2001 lên 49,4 tỉ đồng năm 2011 (giá cố định 1994). Tiểu vùng có 969 cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 48,6% cả huyện, rải rác ở tất cả các xã nhưng nhiều nhất là thị trấn

Tam Bình (409), Tường Lộc (395). Ngành công nghiệp thu hút 8.654 lao động, chiếm 40,7% lao động công nghiệp của huyện.

Tiểu vùng có 2/9 làng nghề CN - TTCN của huyện được tỉnh công nhận như làng nghề sản xuất bánh tráng giấy ở xã Tường Lộc và làng nghề đan thảm lục bình ở xã Ngãi Tứ. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp một mặt tạo ra nhiều việc làm

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện tam bình (tỉnh vĩnh long), hiện trạng và giải pháp (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)