Liên tởng dựa trên mối quan hệ tơng đồng, tơng phản

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 91 - 96)

Năng lực liên tởng của Hoàng Phủ Ngọc Tờng lộ rõ ở khả năng xâu chuỗi, móc xích các sự vật hiện tợng tởng chừng không mấy liên quan, phát hiện ở chúng những khía cạnh tơng đồng hay tơng phản, kéo chúng lại gần nhau trong một mối tơng quan nghệ thuật nào đó, đem lại sự bất ngờ, hứng thú cho ngời đọc,

sự liên tởng táo bạo của nhà văn thờng tạo ra cách diễn đạt đầy ấn tợng, vừa sắc sảo, trí tuệ, vừa tự nhiên, ngẫu hứng. Nh chuyện ăn cơm hến của ngời Huế thì giống nh học những bài học cuộc đời (Chuyện cơm hến). Cũng là nói chuyện phở, nhiều ngời cứ viết về phở trong cái bóng trải dài của Nguyễn Tuân, riêng Hoàng Phủ Ngọc Tờng nói về phở hoài cảm với những thăng trầm, xô đẩy của cái món ăn rất ấn tợng ấy qua khoảng thời gian vài chục năm từ chiến tranh đến hoà bình. Đâu có phải ai cũng thấy sự tơng đồng giữa nỗi ai hoài về lẽ hng phế của Bà Huyện Thanh Quan với các “vị dâu bể” trong thìa nớc phở nh sự cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tờng.

Hoàng Phủ Ngọc Tờng thờng đặt các sự vật, hiện tợng gần gũi nhau trong mối quan hệ tơng đồng khiến chúng toả sáng cho nhau, bồi đắp nên những giá trị nghệ thuật mới. Bài viết Thành kính tởng niệm Trần Cao Vân kết thúc bằng sự liên tởng tơng đồng giàu ý nghĩa: “Tôi về thăm làng T Phú của Trần Cao Vân ở Gò Nổi, thấy ngan ngát màu xanh của lúa, của dâu của dòng sông và bầu trời, lòng xiết bao cảm hoài tởng thấy hiện bóng màu áo của Trần Cao Vân. Ôi! Cái màu xanh thẳm sâu của Trung Thiên Dịch” [109,254]. Sự liên tởng của nhà văn đã đẩy t tởng triết học của Trần Cao Vân lên một tầm vóc mới mẻ và sâu sắc. Thứ triết học con ngời đầy nhân bản hàm chứa ở Trung Thiên Dịch bỗng trở nên thiêng liêng hơn khi đợc đặt trong sự tơng quan gần gũi với hồn đất, hồn ngời bình dị của quê hơng xứ sở, là kết tinh từ chính cuộc sống con ngời mà đạt tới chiều sâu và sự bất diệt.

Liên tởng tơng đồng của Hoàng Phủ Ngọc Tờng có tác dụng hé mở điều cha biết từ những gì vốn gần gũi, quen thuộc. Không phải vô tình mà ông đặt hành động Phùng Quán “lạy da hấu” bên cạnh một Cao Bá Quát “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” và một Phan Bội Châu “bái thạch vi huynh”. Chẳng cần bình luận dài dòng, nhà văn đã dựng lên đợc một chân dung Phùng Quán giàu lòng biết ơn, trân trọng cây cối. Cái cúi đầu lạy da hấu của ông vừa độc đáo, vừa lại gần gũi với cổ nhân ở nhân cách cao đẹp “sống ở trên đời không biết cái cúi đầu bao giờ, thế nhng lại lạy những vật vô tri” (Phùng Quán lạy da) [109,279].

Con ngời và sự nghiệp của Ngô Kha trở nên bất tử khi đợc Hoàng Phủ Ngọc Tờng đặt trong một liên tởng đậm màu huyền thoại. Kể từ khi dấn thân vào phong trào đấu tranh yêu nớc, Ngô Kha đã “khép lại sau lng mình cánh cửa của thế giới Ngời Đãng trí”. Ngô Kha bây giờ, “thơ đã là cây đàn Lya trong tay chàng Orphée đi giữa đám đông, cất cao tiếng hát gọi mặt trời...” Mặc dù thân thể chàng bị huỷ diệt song thơ chàng thì còn mãi mãi bởi: “Thần thoại HyLạp kể rằng sau cùng nhạc sỹ Orphée đã bị những kẻ thù ghét chàng giết chết, thi thể của chàng đợc các tiên nữ mang về chôn cất trên núi thiêng. Cây đàn lya của chàng bay lên trời, hoá thành một chòm sao...” (Cảm nhận thơ Ngô Kha) [109,284]. Chàng

Đáng chú ý là sự liên tởng của Hoàng Phủ Ngọc Tờng không phải chỉ dựa vào sự gần gũi, tơng đồng dễ thấy ở sự vật, hiện tợng mà đôi khi, để phát hiện ra mối quan hệ này phải cần đến hoạt động sắc sảo và tinh nhạy của trí tuệ nhà văn. Đó là trờng hợp ông khám phá ra những điều lý thú từ sự tơng đồng giữa hai số phận: nàng Kiều và Công nơng Diana, hai ngời phụ nữa ở hai đất nớc, khác xa về thời đại mà gần nhau về thân phận: “So với ngời chị của mình, Diana cũng là một tuyệt sắc giai nhân với ba cuộc tình mê đắm mà sau mỗi cuộc tuồng nh nàng bị thúc đẩy tới gần cái chết hơn, một quãng ngày xanh ngắn ngủi đầy mu toan vợt thoát bằng hành động tử vẫn (quãng đời ấy cũng dài 15 năm từ ngày giã biệt cuộc đời bình yêu của một cô dạy trẻ để trở thành Vơng Phi). Còn nữa, căn duyên gây họa vẫn là yếu tố của cuộc đời dù hiện ra dới khuôn mặt của thằng bán tơ hoặc là bọn săn tin lá cải; “một xe trong cõi hồng trần nh bay” của Diana chạy với tốc độ 200km/h để vỡ nát bên dòng sông Seine âu cũng là sông Tiền Đờng thời đại” (T-

ởng niệm Diana) [109,397].

Song với Hoàng Phủ Ngọc Tờng “điểm tơng đồng thực sự có ý nghĩa giữa hai ngời đẹp ngoại hạng là cái tâm của Diana bên cạnh tiền thân của nàng là Thuý Kiều”. Sự liên tởng này là cái cớ để nhà văn gửi đến nhân loại một thông điệp giàu ý nghĩa nhân bản: “Thế giới này thật quá nguy hiểm, hãy níu lấy trái tim của mình để mà sống với con ngời” (Tởng niệm Diana) [109,399].

Cũng say mê bóng đá nh rất nhiều ngời, song với Hoàng Phủ Ngọc Tờng, niềm hứng thú đối với môn thể thao này đợc ông lý giải với những lý do riêng. Ông cảm thụ bóng đá nh “một trò chơi lớn của cuộc đời” và “sân cỏ chính là một hình thái của chính sự sống”. Từ bóng đá, nhà văn đã thức tỉnh ngời đọc một triết lý sâu xa: hãy thận trọng trong cuộc sống, đừng để bao giờ phải nuối tiếc: “nh ng Euro 96 đã khép cửa sau lng đội ý, và cuộc chơi không bao giờ tái diễn để cho phép anh làm lại từ đầu. Chỉ một lần thôi là bàn chân lơ đãng của con ngời dẫm lên những đỗ vỡ của chính linh hồn mình” (Nớc ý - nếu đợc “đá lại”) [107,129].

Hoạt động mạnh mẽ của trí tởng tợng đã giúp nhà văn nối liền thế giới thực và ảo, ý thức và tiềm thức trên cơ sở sự tơng đồng của sự vật, hiện tợng, tạo nên những trang viết lung linh thực - ảo. Tiệc rợu làng Vân vụt trở nên thiêng liêng, giàu chất truyền thống khi Hoàng Phủ Ngọc Tờng liên tởng nó với “một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng giữa đêm thẳm của lịch sử nhân loại” (Rợu làng Vân) [107,315]. Hình ảnh miền châu thổ sông Hồng với bề dày văn hoá, lịch sử đợc nhà văn gợi ra từ sự liên tởng giàu tính sử thi: “Buổi sáng tinh mơ, qua cầu Long biên, ngó xuống bãi, tôi thờng chăm chú nhìn những dấu chân in thành từng vệt dài đến tận mép nớc. Những dấu chân bình thờng, in mỏng manh trên mặt cát đó, thế thôi. Nhng tự nhiên tôi vẫn thấy lạ lùng, nh thể có những con ngời thợng cổ đã đi qua đó, những dấu chân có hai ngón chếch vào nhau của ngời Giao chỉ đã in lên vùng bãi này từ lúc nó mới bồi nên những lớp

phù sa đầu tiên. Và mặc cho bao ma lũ, nớc triều, bao nhiêu kẻ xa lạ muốn vùi xoá nó, những dấu chân nọ vẫn còn đấy, y nguyên, tự tại trên mặt đất châu thổ, nh một dấu ấn của vĩnh viễn” (Châu thổ ngàn năm) [108,51]. Đặt dấu chân của

ngời châu thổ hôm nay trong mối tơng quan gẫn gũi với dấu chân ngời thợng cổ đã in từ hàng ngàn năm trớc trên vùng đất này, nhà văn khẳng định sự tồn tại vững vàng, bất diệt của mảnh đất châu thổ sông Hồng giàu truyền thống. Liên tởng này thắp lên cho ngời đọc niềm tin vững chắc về một vùng đất đang trong thời điểm phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ thiên tai và địch họa.

Cũng có lối liên tởng tơng đồng, nhng có khi sự tơng đồng lại giúp nhà văn lấy A để nói B. Trong Sát long chi bối, Hoàng Phủ Ngọc Tờng lấy chuyện “mổ rồng” của Trang Tử để nói về thực trạng lãng phí trong đào tạo đại học, dẫn đến tình trạng ế thừa cử nhân, kỹ s, bác sỹ... trong khi chỗ thiếu thì vẫn cứ thiếu.

Trí tởng tợng của Hoàng Phủ Ngọc Tờng không chỉ nhạy bén với mối quan hệ tơng đồng mà còn bắt nhanh và không kém phần sắc sảo với những sự vật, hiện tợng có quan hệ tơng phản với nhiều cung bậc đối lập nh: còn mất, hiện tại-quá khứ; quên - nhớ; xuất thế - nhập thế; dữ dội - êm đềm, lặng lẽ... Nhờ thủ pháp liên tởng này nhà văn đã khắc họa đợc dáng nét riêng độc đáo của sự vật, hiện tợng. Đặt sông Hơng cạnh dòng sông Nê - va trôi chảy băng băng, Hoàng Phủ Ngọc Tờng làm nổi bật điệu chảy lặng lờ của sông Hơng khi ngang qua thành Huế. “Đấy là điệu slon tình cảm giành riêng cho Huế” (Ai đã đặt tên cho dòng sông?). Đặt các sự vật, hiện tợng tơng phản cạnh nhau, Hoàng Phủ Ngọc Tờng

còn tìm thấy ở đó sự hài hoà giữa các mặt đối lập nhằm đa đến cho độc giả những nhận thức mới mẻ. Bài Chim nhạn và cây thông là một ví dụ. Hoàng Phủ Ngọc T- ờng cho hiện lên t thế nhập thế và xuất thế của hai con ngời: Nguyễn Công Trứ và Tản Đà - hai nhân cách có khi đối lập nhau quyết liệt, “ngời này chửi Kiều, ngời kia lại mê Kiều, ngời này quyết lặn lộn giữa đời, ngời kia thích vui chơi trong mộng”. Cả hai có lúc lại gặp nhau ở chỗ: không muốn làm ngời ở kiếp sau. Một ngời muốn làm “cây thông đứng giữa trời mà reo”, một ngời muốn làm “con chim nhạn trong trời mà bay”. Từ đây, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đi đến một sự lựa chọn trong cách hành xử của ngời trí thức: vừa biết nhập thế, lập công danh, vừa biết đứng trên thực tại để có cái nhìn cao rộng thoát khỏi cuộc mu sinh tầm thờng. Trong bài Lý tởng anh hùng trong thơ Việt Nam thời Nguyễn sơ, nhà văn nhận

thấy Nguyễn Huệ và Nguyễn ánh là những kiểu anh hùng khác hẳn nhau song cùng chi phối quan niệm “làm trai” của cả một thời đại: “Nguyễn Huệ là ngời anh hùng hấp thụ nội lực vô địch của nhân dân dựng lên sự nghiệp kỳ vĩ bằng lòng tự tin vững nh bàn thạch, bằng sức mạnh sấm sét và vận tốc siêu thời đại; trong khi Nguyễn ánh là một bản lĩnh anh hùng kiểu khác, là ý chí quyết sống của một đại tộc trớc nguy cơ tiêu diệt, là nghị lực không lay chuyển để giành lấy chiến thắng sau cùng” [109,67].

Đặt Nguyễn Huệ và Nguyễn ánh trong tình thế lịch sử, trong mối quan hệ sâu sắc với vận mệnh của đất nớc, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã tôn vinh tài năng của ngời anh hùng Nguyễn Huệ đồng thời ông cũng đa ra những đánh giá khách quan, công bằng về vị trí của Nguyễn ánh trong lịch sử dân tộc. Việc ông cho rằng Nguyễn ánh cũng là một anh hùng (một bản lĩnh anh hùng kiểu khác so với Nguyễn Huệ) thực sự là một cái nhìn mới mẻ bắt nguồn từ t duy biện chứng của nhà văn.

Nhìn riêng từng góc độ, núi Chí Linh và núi Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi là hiện thân khác nhau của tâm hồn và lý tởng ngời anh hùng: “Núi Chí Linh là thế đứng hoành tráng của lịch sử mà Nguyễn Trãi đầy tự hào, và Côn Sơn là khuôn mặt nhìn nghiêng của vũ trụ mà ông chiêm ngỡng” [109,188]. Sự liên tởng lôgíc của Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã móc nối hình tợng hai quả núi tởng chừng rất tơng phản nhau để làm sáng rõ tâm hồn và nhân cách Nguyễn Trãi. Hai quả núi, tuy hai mà là “một khát vọng sinh đôi của một tâm hồn lớn” tâm hồn của con ng- ời “cha bao giờ là đạo sỹ thực sự để quên đời, và cha bao giờ làm quan triều thực sự để quên dân”(Mợn đá để ngồi) [109,193].

Đôi khi, đặt sự vật, hiện tợng đối lập cạnh nhau, Hoàng Phủ Ngọc Tờng có cơ hội bộc lộ dứt khoát thái độ quan điểm mình trớc những vấn đề của cuộc sống, kiên quyết xem thứ bùn rãnh dơ bẩn trong sự đối lập hoàn toàn với lớp bùn dới đáy hồ sâu tinh sạch, nhà văn khẳng định bản chất cao quý của hoa sen mọc lên “từ bùn” (không phải là “gần bùn” nh câu ca dao quen thuộc và không phải là chỉ có thứ bùn “hôi tanh”). Đến đây, sự liên tởng của nhà văn tiếp tục bắt sâu hơn vào một vấn đề có ý nghĩa xã hội - đó là tấm lòng biết ơn nguồn cội của con ngời: “...Tôi kết luận rằng những ngời dân thị thành (nh tôi) không đợc phép lầm tởng những thứ cống rãnh với bùn đất đồng nội, nếu không muốn mang tội trịch thợng đối với cội nguồn” (Bông sen) [107,25].

Cừu Delly và chuyện kiếp sau, Hoàng Phủ Ngọc Tờng đa ra hai hiện t-

ợng đồng nhất mà lại thực khác biệt: khoa học có thể tạo ra một cá thể khác giống hệt cá thể ban đầu bằng cách nhân bản vô tính và việc tin vào sự luân hồi, con ng- ời có thể thấy lại mình ở kiếp sau. Một bên là hình hài tái tạo, một bên là tái tạo linh hồn. Thực ra nhà văn muốn khẳng định một quan niệm về con ngời qua sự cọ xát giữa hai hiện tợng trên - con ngời về mặt triết học “một con ngời với tâm thức và tâm linh, ký ức và dự phóng nghiệp quả và tự do”. Cần phải thừa nhận rằng, sự thành công ở nhiều tác phẩm mà Hoàng Phủ Ngọc Tờng có đợc chính là nhờ vào lối cấu tứ tơng phản, đối lập và tạo ra những hình tợng đầy ám ảnh. Ví nh khát vọng lu danh của con ngời thờng có hai mặt: có khi là tiếng thơm mà cũng rất có thể là tai tiếng. Trong Núi Dục Thuý, Hoàng Phủ Ngọc Tờng chứng tỏ hai điều: đã có rất nhiều hiền nhân lu lại dấu vết của mình mong đồng vọng với mai sau, song cũng có kẻ ngông cuồng, lòng dạ tham lam hiểm độc, nhân cách hèn hạ thì

dù có theo cái cách của ngời hiền cũng là gây cời cho hậu thế. Hai cách lu danh khác nhau, chứng tích vẫn còn trên đá Núi Dục Thuý. Hoàng Phủ Ngọc Tờng cho xuất hiện song hành hai điều ấy trong một bài tản văn cũng là có ý khẳng định điều trớc nhất để thực hiện việc lu danh chính là nhân cách con ngời. Một trong những tác phẩm hay nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tờng là Chim huyền hạc. Tác phẩm cho hiện lên hình ảnh con ngời tài hoa, tráng chí, hiện thân của một bi kịch lớn trong lịch sử Việt Nam - Cao Bá Quát. Tâm hồn, khí phách Cao Bá Quát hiện lên rõ nét qua sự tơng phản giữa hình tợng chim “hoàng điểu” và chim “huyền hạc”. Cho dù giấc mơ làm cánh chim hồng tung bay ngàn dặm bị tan thành vị đắng nhng Cao Bá Quát vẫn nguyện làm một con chim hạc đen “ngủ đêm một mình bên sờn núi”, “thân xác rỗng không nh khí trời, tâm linh tràn đầy ánh sáng” chứ ông không bao giờ chịu làm “con hoàng điểu kiếm ăn bên cây gai, bên cây dâu” (chim huyền hạc) [109,229]. Hoàng Phủ Ngọc Tờng tạc trong tâm trí ngời đọc một Cao Bá Quát với giấc mơ hùng tâm tráng chí không thành hiện thực trong đời, song vẫn luôn giữ trọn nhân cách cao đẹp, vẫn không nguôi khát vọng đợc hiện thực hóa cái tâm hồn và cái chí của mình. Nh vậy, với Hoàng Phủ Ngọc Tờng liên tởng không chỉ là sự ngẫu hứng “đợc khám phá tình cờ trên bớc chân ngời nghệ sỹ rong chơi giữa đời” (Ngẫu hứng) [107,58] mà còn là sự khám phá đầy trí tuệ của nhà văn đối với cuộc sống. Với lối cấu tứ dựa trên những liên tởng đối lập đã trở thành một yếu tố không chỉ quyết định đờng nét, hồn cốt tác phẩm, mà còn tác động trực tiếp và hiệu quả đến việc bộc lộ ý tởng sáng tạo của nhà

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 91 - 96)