Chiêm nghiệm về nhân dân

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 78 - 79)

Nhân dân là nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của các nhà văn đặc biệt trong giai đoạn đất nớc có chiến tranh. Hoàng Phủ Ngọc Tờng ý thức đợc rằng nhân dân có vai trò lớn trong lịch sử dân tộc, họ là những ngời làm nên lịch sử n- ớc nhà, làm nên văn hoá dân tộc, lu giữ và truyền lại văn hoá cho đời sau. Họ không phải là tầng lớp làm chủ một bất động sản nào mà là những con ngời làm chủ hành động của đất nớc.

Nhân dân trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng đợc khơi mào từ những con ngời bình thờng, con ngời bé mọn. Từ những con ngời ấy, ông nói về nhân dân bằng tinh thần yêu quý thật sự với một thái độ ngỡng mộ. Nhân dân là những ngời ông dựa vào để soi chiếu lịch sử. Họ là những ngời, nếu có tên tuổi nh mẹ E, mẹ Phi, mẹ Cộng, mẹ Sâm,... là những ngời làm nên đất nớc. “Có lẽ vì tất cả họ, những bậc vĩ nhân, họ đều phải là con đẻ của nhân dân. Ngời đàn bà, ngời mẹ ngồi dệt cửi là một hình ảnh tiêu biểu tợng trng của nhân dân. Nhân dân vô danh và vô địch... “ [56].

Hoàng Phủ Ngọc Tờng đã tái hiện và cảm nhận không gian sống ác liệt, bi tráng nh huyền thoại của ngời dân Vĩnh Linh - Quảng Trị trên con đờng “tiếp máu” cho đảo Cồn Cỏ trong những năm tháng chiến tranh. Ông khám phá giữa sóng nớc, bão gió và bom đạn ác liệt hình ảnh ngời dân biển bình dị mà vĩ đại đang sống, chiến đấu bằng danh dự, lơng tâm mình. Ngay từ mảnh đất da thịt của Trờng Sơn nằm giữa biển khơi, Hoàng Phủ Ngọc Tờng nh thấu suốt ý thức đánh giặc giữ nớc của dân tộc trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc. Hoàng Phủ đã viết những dòng chân thực, đầy cảm xúc về sự lẫm liệt và bi tráng của tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trong những con ngời Vĩnh Linh: “Đã có những con thuyền ra khơi từ lúc chiều tối để sáng hôm sau không trở về bến. Nhng cứ đến giờ thì mỗi gia đình lại vẫn có ngời tiếp tục xuống thuyền, đủ quân số, anh chết thì em đi, anh ba, anh t, sau cùng là bố già, chỉ cất lên một câu hò tạ từ rồi nắm lấy tay chèo khẳng khái ra đi nh đất nớc thời cổ” (Cồn Cỏ ngày thờng) [108,439]. Trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Hoàng Phủ Ngọc Tờng thấy rằng nhân dân chính là những ngời đã đặt tên cho dòng sông “Con ngời ở hai bờ sông đã nấu nớc trăm loài hoa đổ xuống dòng sông để làm nớc thơm tho mãi mãi...”.

Chiêm nghiệm nhân dân để tác giả hiểu mình hơn. “Một lần nữa, tôi lại thấy xúc động về cái nét biểu hiện tuyệt vời của lòng yêu nớc ở ngời dân miền núi nơi quê tôi. Đó là khả năng cảm ứng mẫn nhuệ đến lạ lùng của con ngời trớc lịch sử, từ đó họ có thể thay đổi một cách tởng chừng nh nhẹ nhàng những gì mà sơn lâm từ bao đời đã kiến tạo ra nơi ý thức con ngời”(Đời rừng) [108,367]. Đến với nhân dân Hoàng Phủ Ngọc Tờng không ca ngợi suông mà là nhu cầu tìm về bản thân mình. Ông tìm thấy ở nhân dân là những con ngời suốt một đời làm việc, lao động để lu giữ truyền thống văn hoá dân tộc. Vờn An Hiên với trăm loài cây trái đợc bà Lan Hữu chắt chiu vun trồng mong rằng truyền lại một cái gì đó cho con cháu đời sau, để con cháu hiểu hơn tấm lòng của những ngời đi trớc. Vì thế với Hoàng Phủ ngọc Tờng, tìm về nhân dân, chiêm ngiệm nhân dân không phải hoàn toàn là con ngời cụ thể mà ông tìm về với cảnh sắc thiên nhiên, văn hoá dân tộc, qua đó ta thấy một sự phản chiếu thái độ của ông đối với nhân dân, đất nớc.

Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tờng nói đến nhân dân không phải là một khái niệm khô cứng, mà là một sự tồn tại bao đời, nhân dân là những ngời làm nên lịch sử, làm nên truyền thống dân tộc. Qua nhân dân tác giả có điều kiện hiểu mình hơn, để từ đó yêu quí hơn những ngời dân vốn bình thờng, giản dị mà cao quý lạ thờng.

Viết về lịch sử, nhân dân, Hoàng Phủ Ngọc Tờng thể hiện một lòng thành kính với những con ngời đã làm nên đất nớc, ông yêu quý họ, ngỡng mộ họ với tình cảm của một ngời con sống trên đất nớc này. Ông thấy đợc ở họ một sức sống bền bỉ mà không phải một dân tộc, một đất nớc nào cũng có.

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w