Kết cấu tác phẩm theo hình thức kể chuyện

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 87 - 88)

Ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng cuốn hút ngời đọc bởi một cái “tôi” linh hoạt, năng động, xuất hiện hợp lý trên các trang viết. Cái “tôi” này vừa giữ vai trò ngời trần thuật trực tiếp vừa dẫn dắt câu chuyện, vừa mạnh dạn phơi trải hành động, suy nghĩ, cảm xúc và những ý tởng triết lí của bản thân mang lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể cho tác phẩm. Hoàng Phủ Ngọc Tờng sử dụng cái “tôi” nh một phơng tiện nghệ thuật trong quá trình sáng tác ký.

3.1.1.1. Cái “tôi“ giữ vai trò kể chuyện trực tiếp

Nhân vật “tôi” xuất hiện khắp các trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tờng phần lớn với t cách ngời chứng kiến, tham gia vào sự việc và trực tiếp truyền những điều “mắt thấy tai nghe” đến với độc giả. Hầu hết, ngời trần thuật ở ngôi thứ nhất xng “tôi” (thỉnh thoảng là “chúng tôi”). Đôi lúc xuất hiện cái “tôi” ở ngôi thứ ba - lúc này cái “tôi” tác giả ẩn mình đi nhờng lời cho môt nhân vật khác

“kể lại”, “nhớ lại” nh: Chị Cầm kể lại trận đánh mùa hè năm 1962 ở làng Trà (Quảng Trị) mà chị là ngời trong cuộc (Miếng trầu đỏ), mẹ Duyến hồi tởng lại những năm tháng cách mạng của ngời dân Bến Hải (Đánh giặc trên hàng rào điện tử), thím Tám Hàng kể về phong trào cách mạng của ngời dân đất Mũi (Đất Mũi)... Với t cách là những nhân chứng trực tiếp tham gia vào sự kiện, lời kể của

các nhân vật đã làm tăng tính khách quan và độ chân thực cho thông tin mà tác giả đa ra trong tác phẩm. Tuy vậy, nắm giữ sự phát triển của câu chuyện vẫn là nhân vật “tôi” ở ngôi thứ nhất - hiện thân của chính nhà văn. Làm thế nào để sự trần thuật không rơi vào nhàm chán? Dẫn dắt, tạo dựng câu chuyện ra sao để đủ sức ràng buộc tâm trí ngời đọc? Đây thực sự là một thử thách đòi hỏi nhà văn phải có năng lực sáng tạo nghệ thuật mới tạo nên những tác phẩm ký hấp dẫn.

Đảm nhận vai trò ngời trần thuật trực tiếp, cái “tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tờng luôn trong t thế trải nghiệm, chủ động giăng một ăng- ten thính nhạy để nắm bắt cuộc sống. Đa số “tôi” giữ vai trò chủ ngữ trong câu tạo nên cái thế xông xáo, dám đi, dám đến: “Tôi ra ngoài bờ sông A- Mong” (Nh con sông từ nguồn ra biển), “Có lần tôi đi qua khu phi quân sự cũ(Đánh giặc trên hàng rào điện tử), “Tôi vẫn thờng lên thăm vờn An Hiên” (Ai đã đặt tên cho dòng sông ?), “Tôi theo ngời Cà - Tu đi tìm mật ong trên rừng sâu...” (Đời rừng).

Hầu nh ý tởng và cảm hứng sáng tạo của nhà văn đều bắt nguồn từ sự rong ruổi của cái “tôi” trên hành trình đến với nhiều miền đất để chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và cảm bằng chính tâm hồn mình. Tức là cái “tôi” luôn ở cái thế tiếp xúc trực diện với nhiều mảng hiện thực. Trong niềm hứng khởi đi và viết, cái “tôi” nhà văn đã đặt chân đến miền khác nhau của Tổ quốc, đã lang thang qua ngôi làng thơ mộng ven đô Pải, đã tới Sophia (Bungari) đã dự cuộc gặp gỡ Quốc tế các nhà văn, đã trực tiếp ngồi trên chiếu rợu làng Vân, từng thử cầm xem viên gạch di tích thành Châu Hoá, lặn lội vào Sài Gòn ra Hà Nội để thấm thía hơng vị hoài cảm của phở, trực tiếp ăn tô cơm hến “bằng cả tâm hồn”... Không thể kể hết biết bao cảnh vật, cảnh đời mà cái “tôi” trực tiếp trải qua để mang đến cho tác phẩm “tất

cả sức nặng vật chất của các sự kiện đợc lu giữ lại từ trong cõi thực”. Sự từng trải của

cái “tôi” trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng thống nhất với quan niệm của ông về nghề viết ký: “Cái nghề viết ký nó thật vất vả, giống nh nghề lính đặc công, muốn đánh là phải “tai nghe, mắt thấy, tay sờ”. Không đi đến thực tế thì không thể viết đợc, mà cũng đừng nên viết” (Vài suy nghĩ về thể ký)[109,177].

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w