Đan xen chất trữ tình và chính luận

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 104 - 106)

FPhong cách tuỳ bút, bút ký gắn liền với nội tâm con ngời nên rất đa dạng. Cái hay của nó là phần suy nghĩ, chiêm nghiệm đầy xúc cảm trớc những hiện t- ợng cuộc sống. Một cái tôi không căng đầy xúc cảm, suy nghĩ, thì không thể tạo ra những trang văn mang đậm phong cách cá nhân nh thế.

Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tờng ta thờng so sánh ông với Nguyễn Tuân, một con ngời tài hoa, kiêu bạc, bậc thầy của thể ký. Nguyễn Tuân vào đời không phải trong t thế chan hoà gặp gỡ, mà tách mình ra để chiêm ngỡng với cái nhìn cầu kỳ, khinh bạc của bậc quân tử bề trên, bên ngoài cuộc sống. Vì thế mà phong thái, giọng điệu trong ngòi bút của Nguyễn Tuân ít chan hoà với cái thuận chiều, tẻ nhạt. Ông ném đối tợng vào cái mê cung phức tạp. Cái hay của ông là sự cầu kỳ, liên tởng mới lạ tạo nên môt thứ văn “cày đến gốc, phát đến bờ”. “Giọng điệu Nguyễn Tuân là Đờng thi, lệch lạc lắm khi trác việt của dân Bắc Hà, chơi “ngông” nh ném đá vào thiên hạ. Ký của ông in đậm một chữ “tôi”, nên ông “không biết hạn chế, ngời đọc cứ phải theo ông mà đi vào bát trận đồ không lối ra” [115,76]. Đọc ký Võ Phiến ta thấy ở đó một giọng văn “thờng vừa thân vừa thâm, vừa vui vừa sắc, vừa có vẻ nh bộc trực lại vừa nh lấp lửng, gợi những hàm ý xa xôi” [71,5]. Hoàng Phủ Ngọc Tờng có cái dịu dàng, nhạy cảm của ngời làm thơ, cái duy lí sắc sảo của một ngời am hiểu nhiều ngành nghệ thuật. Ông vừa có

cái quyết liệt, nhanh nhẹn nhng cũng lắm khi chùng chình của ngời miền Trung. Những ai say mê nghệ thuật ngôn từ, duy mỹ tuyệt đối sẽ tìm ở Nguyễn Tuân sự thỏa mãn. Còn ngời nào thích triết lí, cần sự phát hiện nhanh chóng, ngắn gọn pha chút lãng mạn sẽ khoái đọc Hoàng Phủ Ngọc Tờng. Ông cũng nh Nguyễn Tuân, đều xuất phát từ tài năng, vốn văn hoá lớn, không muốn ký của mình dừng lại ở chất thông tấn, ở những con số chết, ở cái bóng hùng vĩ của thực tế. Tính thời sự cấp thiết của sự kiện trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tờng đợc đa xuống hàng thứ yếu, cái “tôi” trở thành hệ quy chiếu giữa sự kiện và xúc cảm. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giọng điệu trữ tình và giọng điệu chính luận. Thông qua cảm hứng trữ tình ngợi ca mà đặt ra những vấn đề mới mẻ. Trong cùng một bài ký, ông vừa thể hiện sự nhân hậu bao đời của dòng sông, mảnh vờn nh tấm lòng của những con ngời đã ăn trái cây khu vờn ấy, uống nớc dòng sông ấy, bảo vệ mảnh vờn, chống lại mọi sự lãng quên của con ngời đối với văn hoá - lịch sử, bởi “con ngời là động vật hay quên”. Chất giọng trầm t, sâu lắng quán xuyến tất thảy mọi điều, nên giọng văn của ông không gân guốc. Ông không nh Nguyễn Tuân muốn chứng tỏ một cái tôi tài hoa, rành đời, uyên bác, từng trải. Tính chất cộng đồng tạo nên giọng điệu thâm trầm, sâu lắng là đặc trng nổi bật trong ký Hoàng Phủ Ngọc T- ờng.

Những dòng suối mở đầu cho Bản di chúc của cỏ lau đợc Hoàng Phủ Ngọc Tờng viết: “Tôi ngồi nhớ lại tất cả nỗi trầm t bên cạnh mớ hài cốt khô khốc của anh Hoàng. Trớc mắt tôi tất cả cuộc sống đầy những hoành tráng và bi thơng vốn đã từng tồn tại trên mảnh đất rừng này, giờ đã bị xoá sạch dấu tích trong sự câm nín của lau lách. Nh thế có những con đờng không còn ai đi nữa, những tháng năm không còn ai biết nữa, và những con ngời chết không còn hắt bóng vào đâu nữa...Cỏ lau mọc lên thật nhanh, nhng không nhanh bằng trí nhớ bội bạc của con ngời. Tôi thấy buồn lòng nh một cơn đau dạ dày trong ý nghĩ “[108,559]. Chiến tranh chỉ mới 25 năm trôi qua mà nghe chừng nh lâu lắm, những con ngời đầu tiên đi mở rừng kháng chiến, mà di sản họ để lại cho đời sau là bản di chúc viết bằng máu vùi dới cỏ lau. Dới những bớc chân kiên trì và chăm chỉ của thời gian rồi cũng trở thành rêu phong chuyện cũ, “thành cổ tích, truyền thuyết đối với thế hệ sinh sau đẻ muộn cha trải qua một ngày chiến tranh đã đành, lại còn với cả một số ngời vừa rủ áo bớc ra khỏi cuộc chiến” [67,58]. Nhớ và quên là biện chứng của con ngời thời hiện đại. Giọng điệu tinh tế, nhẹ nhàng mà nh mũi lao phóng nhanh, phóng thẳng vào lơng tâm ngời đọc. Quả thật lợi hại. Ký qua ngòi bút điêu luyện của ông xoáy sâu một vấn đề mà bật dậy nhiều nỗi đau. Chỉ có ở ông mới có giọng điệu đó. Đó là lối t duy văn học mang đậm dấu ấn cảm nhận và cảm nghĩ chủ quan của tác giả mà Hoàng Ngọc Hiến từng cho rằng đó là t duy của một tiểu loại văn học et - xe và “Hoàng Phủ Ngọc Tờng là một tác giả viết et- xe” [3,238].

Một phần của tài liệu Phong cách ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w