Mục tiêu 94

Một phần của tài liệu hoạt động giao thông vận tải tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng phát triển (Trang 96 - 100)

6. Cấu trúc của luận văn 11

3.1.2.Mục tiêu 94

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển giao thông vận tải quốc gia

Đến năm 2020, hệ thống GTVT Việt Nam phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp GTVT theo hướng CNH, HĐH tạo thành mạng lưới GTVT hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải; đảm bảo giao lưu thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nước với trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực; từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Về vận tải

Phát triển hợp lý, hài hòa các phương thức vận tải; phát triển phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trường. Nói chung, về vận tải phải thỏa mãn nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng cao, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường.

Về phát triển kết cấu hạ tầng GTVT

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trước mắt tập trung đưa vào cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương. Hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo vận tải tối ưu trên toàn mạng lưới. Mục tiêu cụ thểđến năm 2020 của từng chuyên ngành như sau:

- Đường bộ: toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quan trọng. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực.

- Đường sắt: hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực; từng bước xây dựng mới mạng lưới đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao; ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

- Đường biển: hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các cảng tổng hợp quốc gia chính; xây dựng cảng nước sâu ở ba vùng kinh tế trọng điểm; phát triển cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu trọng tải lớn, đáp ứng được nhu cầu vận tải.

- Đường sông: nâng tổng chiều dài sông, kênh khai thác và quản lí vận tải; nâng cấp hệ thống đường sông chính yếu trong mạng đường sông Trung ương và địa phương đạt cấp kỹ thuật quy định; đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng hàng hóa và hành khách, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL.

- Hàng không: nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không - sân bay quốc tế có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật ngang tầm với các nước trong khu vực. Hoàn thành nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tếđối với các sân bay nội địa.

- Giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15 - 25%. Đối với các thành phố lớn, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn, đặc biệt là đường xe điện, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông.

- Giao thông nông thôn: Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tỉ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm. Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Đối với vùng ĐBSCL, coi trọng phát triển giao thông đường thủy.

Về phát triển công nghiệp giao thông vận tải

- Công nghiệp đóng tàu: tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. Đóng mới tàu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 100.000 DWT; sửa chữa tàu biển có trọng tải tới 400.000 DWT, phấn đấu nâng tỉ lệ nội địa hóa lên 70%.

- Công nghiệp ôtô và xe máy thi công: hình thành được ngành công nghiệp ô tô, xe máy thi công; tăng nhanh tỉ lệ nội địa hóa đạt trên 60%. Công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phát triển theo hướng các dòng xe: loại xe phổ thông đáp ứng khoảng 80% nhu cầu, xe chuyên dùng, xe cao cấp đáp ứng 60%. Tập trung lắp ráp, chế tạo xe khách, xe ô tô buýt, xe tải nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công bảo đảm cho nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu.

- Công nghiệp đường sắt: tập trung vào các loại sản phẩm nhưđóng mới các loại toa xe khách và hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp được các loại đầu máy hiện đại.

- Công nghiệp đầu máy - toa xe: đóng mới các loại toa xe khách và hàng hóa hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp được các loại đầu máy hiện đại.

- Công nghiệp hàng không: tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ máy bay và các trang thiết bị chuyên ngành, đảm bảo tự chủ trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không trong nước, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long

Mục tiêu chung

- Có mạng lưới giao thông phù hợp, liên hoàn giữa mạng lưới giao thông tỉnh với mạng giao thông khu vực, quốc gia và quốc tế.

- Thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng cao, hạn chế tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu cụ thể

Về vận tải:

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức vận tải phát triển, hoạt động bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Khai thác tốt lợi thế, năng lực và kết hợp tốt các loại hình vận tải, quản lí đầy đủ về mặt nhà nước tất cả các phương tiện vận tải (đăng ký hoạt động theo quy định, an toàn kỹ thuật phương tiện,…) để đảm bảo an toàn, thuận lợi và đạt tiêu chuẩn trong hoạt động vận tải.

- Tổ chức thêm các tuyến xe buýt nội tỉnh, liên tỉnh khi có thêm các tuyến giao thông mới phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xe taxi, góp phần phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Tiêu chuẩn hóa xe buýt để tăng cường chức năng phục vụ hành khách, thay thế các phương tiện vận tải không đạt chuẩn hiện nay bằng các loại phương tiện an toàn hơn, phù hợp và đáp ứng nhu cầu vận tải (cụ thể là xây dựng và thực hiện đề án tiêu chuẩn hóa xe buýt, thực hiện tốt Quyết định 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

việc hỗ trợ thay thế xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ 3, 4 bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông và đề án của tỉnh về lĩnh vực này để hiện đại hoá phương tiện, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhỏ lẻ và thường xuyên của nhân dân).

Kết cấu hạ tầng GTVT: * Đường bộ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là tập trung mọi nguồn lực có được để phát triển hệ thống giao thông đồng bộ cả đường và cầu. Ngoài các tuyến do Trung ương đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng (tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ), tỉnh Vĩnh Long sẽ đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông quy mô vừa và lớn, với 40% đường tỉnh đạt chuẩn cấp IV chịu được tải trọng 20 tấn lưu thông, 40% đường huyện cấp V chịu tải trọng 10 tấn, nhựa hóa 100% đường đến trung tâm xã, nâng từ 28% lên 50% đường liên ấp đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Đường cao tốc và quốc lộ:

+ Bộ GTVT sẽ đầu tư xây dựng mới đường cao tốc dài khoảng 30 km, cải tạo nâng cấp QL.53 đạt tiêu chuẩn cấp II, 4 làn xe; QL.54, QL.57 và QL.80 đạt tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe. Trong đó, QL.53 có mở mới tuyến song hành từ Quang Phú đến Mây Tức (thuộc dự án cải tạo nâng cấp QL.53 đoạn Long Hồ - Ba Si); tuyến tránh qua thị trấn Vũng Liêm về bên phải QL.53 hiện nay và 2 đoạn QL.54 qua thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh và thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân theo quy hoạch đô thị.

+ Kết nối các đường ngang từ QL.1A đến đường cao tốc, liên thông với các đường địa phương ở tỉnh Đồng Tháp gồm: QL.53, đường tại khu đô thị Phước Yên, ĐT.908 (đây cũng chính là các đường dẫn ra, vào đường cao tốc trên địa bàn tỉnh, ước tổng chiều dài khoảng 20 km).

- Đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã:

+ Hoàn thành xây dựng mới ĐT.907, đường từ QL.53 đến khu công nghiệp Hoà Phú; xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp ĐT.909, ĐT.910, cải tạo nâng cấp ĐT.902, ĐT.904, ĐT.905, ĐT.908 và 39 tuyến ĐH (đường liên xã, đường ô tô đến trung tâm xã).

+ Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp nhiều tuyến đường đô thị ở thành phố Vĩnh Long và các thị trấn.

+ Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp đường liên ấp để ô tô lưu thông được theo Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 05/02/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành đề án xây dựng đường liên ấp giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng giai đoạn 2030. Trong đó từ 2010 - 2015, tập trung xây dựng hoàn thành các công trình giao thông nông thôn của 22 xã điểm theo tiêu chí xã nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ IX của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015; cơ bản hoàn thành đường gom dọc các tuyến quốc lộ theo quy hoạch.

* Cảng, bến thuỷ nội địa:

- Cảng:

Tiếp tục tăng cường hoạt động của hai cảng: Vĩnh Long, Bình Minh và đưa cảng An Phước vào hoạt động có hiệu quả. Xây dựng thêm một cảng hàng hóa tại bờ trái sông Hậu (từ cảng Bình Minh kéo dài về hướng cầu Cần Thơ), cảng rộng 40 m, dài 700 m do Công ty cổ phần Bình Minh đầu tưđã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận nằm trong quy hoạch nhóm cảng biển số 6.

- Bến thuỷ nội địa:

+ Quản lí tốt hoạt động của bến thuỷ nội địa (đăng ký hoạt động) và an toàn kỹ thuật bến, an toàn giao thông tất cả các bến thuỷ nội địa theo đúng quy định hiện hành.

+ Các bến hàng hoá phát triển phù hợp theo định hướng phát triển của các doanh nghiệp và hộ cá thể.

+ Vị trí các bến khách ngang sông phù hợp với nhu cầu đi lại thuận tiện của nhân dân.

* Bến xe, điểm đỗ, đón, trả khách, bãi đậu xe:

Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các bến xe, điểm đỗ, đón, trả khách đúng vị trí theo quy hoạch của huyện, thành phố, đảm bảo đủ các khu chức năng (diện tích đỗ xe đón trả khách, diện tích đỗ xe qua đêm, đường ra vào bến, phòng bán vé, phòng khách chờ, khu vệ sinh, phòng y tế, hệ thống cứu hỏa, hệ thống thoát nước,…) và cơ sở vật chất liên quan phục vụ cho điều hành hoạt động theo quy định của Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải; có đủ bãi đậu xe tập trung trong các đô thị.

Một phần của tài liệu hoạt động giao thông vận tải tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng phát triển (Trang 96 - 100)