Thực trạng phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long 50

Một phần của tài liệu hoạt động giao thông vận tải tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng phát triển (Trang 52)

6. Cấu trúc của luận văn 11

2.2. Thực trạng phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long 50

2.2.1. Vị trí của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long

GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển nhiều lĩnh vực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ở Vĩnh Long cũng vậy, GTVT phát triển và đi trước một bước sẽ tạo tiền đề, động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, GTVT không chỉ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn kết nối với mạng lưới các trục giao thông quan trọng của khu vực, của quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực.

Trong thời gian gần đây, GTVT tỉnh Vĩnh Long có những bước phát triển đột phá góp phần đáng kể vào việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị sản xuất (giá hiện hành) của ngành GTVT có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nếu như năm 2001 đạt 169,2 tỉđồng thì đến năm 2011 con số này lên đến 1.295,9 tỉ đồng (tăng 7,7 lần). Ngành GTVT đã đóng góp 3,7% vào GDP của tỉnh năm 2001 và 4,5% năm 2011.

Bảng 2.2. Vị trí ngành GTVT trong nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2011

Năm 2001 2005 2009 2011 GDP (giá hiện hành, tỉ đồng) 4.602,5 8.216,4 17.915,1 29.042,8 Ngành vận tải Tỉđồng 169,2 307,0 914,2 1.295,9 Tỉ trọng (%) 3,7 3,7 5,1 4,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2006, 2012.

Lực lượng lao động trong ngành GTVT tỉnh Vĩnh Long cũng có sự gia tăng, năm 2001 là 11.918 người tăng lên 16.385 người năm 2011. Trình độ lao động cũng được nâng lên để có thểđáp ứng nhu cầu của sự phát triển ngày càng cao.

2.2.2. Quá trình phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long

2.2.2.1. Thời kì trước khi thống nhất đất nước

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

Thời kì này, mạng lưới giao thông của tỉnh chủ yếu do thực dân Pháp xây dựng để phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng. Để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh khác, Vĩnh Long có cả hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ.

- Vềđường thủy: thực dân Pháp đã nâng cấp và hoàn thiện dần hệ thống giao thông đường thủy ở Vĩnh Long bằng việc nạo vét kênh rạch, đào thêm kênh mới để liên lạc với cảng Sài Gòn (một thương cảng lớn nhất của Nam Kỳ lúc bấy giờ). Hệ thống các kênh đào lúc bấy giờđược Pháp xây dựng và cải tạo:

+ Kênh xáng Nicolai từ Trà Luộc đến ngã ba Thầy Hạnh nối liền với sông Mang Thít, tạo nên tuyến lưu thông quan trọng chủ yếu từ Sài Gòn về miền Tây. Đi theo tuyến này, các ghe tàu vận tải trên sông sẽ tránh đường vòng ra biển hoặc vòng lên sông Sở Thượng, kênh Sa Đéc.

+ Kênh Chà Và, là đường thủy ngắn nhất đểđi từ Vĩnh Long đến Cần Thơ. + Kênh Ông Me, tạo nên sự thông thương giữa Vĩnh Long với Sa Đéc. + Cho đào kênh mới Trà Ôn.

+ Ngoài ra, Pháp còn trợ cấp cho Công ty đường sông có những xà - lúp từ Mỹ Tho qua Mang Thít và Cần Thơđến Đại Ngãi là 960 đồng.

+ Cầu tàu Vĩnh Long lúc này được coi là cầu tàu của “miền lục tỉnh”, là “trạm trung chuyển” hàng hóa chủ yếu từ Sài Gòn qua các tỉnh ĐBSCL đến Nam Vang (Campuchia) và ngược lại.

- Về hệ thống giao thông đường bộ: cũng được chú trọng đầu tư xây dựng, gồm các tuyến chính sau:

+ Quốc lộ 4 (nay là Quốc lộ 1A): nối các tỉnh miền Tây chạy qua Vĩnh Long có độ dài 40 km, đường rải nhựa.

+ Tuyến đường rải nhựa Trà Vinh - Vĩnh Long - Sa Đéc cũng được khởi công xây dựng trong giai đoạn này.

Sau đó, Pháp đầu tư cho rải nhựa các tuyến đường trên đất Vĩnh Long khoảng 108 km và những tuyến đường từ tỉnh lỵ Vĩnh Long đến các huyện cũng được xây dựng dần. Để dễ dàng lưu thông trên các tuyến này, họđã cho xây dựng bến xe đò đi các huyện lỵ và cũng

từđó khởi đầu sự thiết lập những tuyến đường rải đá liên tỉnh, liên huyện, liên xã như tuyến đường Trà Ôn - Cầu Kè - Tiểu Cần. Những hệ thống đường giao thông này đã giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng.

Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975:

Ngay sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, chính quyền cách mạng đã tiến hành quốc hữu hoá các cơ sở vật chất do chính quyền cũ để lại và trên cơ sởđó tổ chức sắp xếp lại, phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ mới.

Trong lĩnh vực GTVT, tỉnh đã tập trung vào các công việc như sửa sang, mở rộng các tuyến đường sẵn có và mở thêm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên ấp; tổ chức sắp xếp lại các phương tiện đi lại phục vụ cho kháng chiến và nhu cầu vận chuyển của nhân dân. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngành GTVT tỉnh Vĩnh Long bước vào thời kì xây dựng và phát triển.

2.2.2.2. Thời kì thống nhất đất nước đến nay

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước đến nay, Vĩnh Long tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng đến phát triển hạ tầng GTVT. Tuy nhiên, mạng lưới GTVT tỉnh Vĩnh Long mới chỉ bắt đầu phát triển từ năm 1996 với hệ thống đường bộ được chú trọng phát triển và có bước đột phá từ năm 2000.

Trong giai đoạn 5 năm (2005 - 2009): trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư trên 1.600 tỉ đồng để làm mới 103 cầu tổng chiều dài trên 5.000 m; làm mới và cải tạo nâng cấp 250 km đường ô tô; có thêm 12 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, và nâng cấp 420 km đường mô tô (chưa kể các công trình do Bộ GTVT trực tiếp quản lý đầu tư như: làm mới cầu Cần Thơ, cải tạo nâng cấp QL.1A, QL.57, QL.80 với giá trị hàng chục ngàn tỉđồng).

Hệ thống đường sông: do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nên giao thông đường sông của tỉnh Vĩnh Long ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là trong vận chuyển hàng hóa đường dài.

2.2.3. Mạng lưới giao thông vận tải

2.2.3.1. Khát quát chung

Hệ thống GTVT tỉnh Vĩnh Long hiện nay có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, tỉnh chỉ có hai loại hình vận tải đó là đường bộ và đường thủy; không có đường biển, chưa có đường sắt và đường hàng không.

Mạng lưới đường (Xem phụ lục 3)

Giao thông đường bộ được coi là một trong những lĩnh vực trọng tâm của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Tình hình giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Long đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện hơn góp phần trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ phát triển sâu rộng đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, khu căn cứ kháng chiến, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Theo quy định chung của Chính phủ, mạng lưới giao thông đường bộở tỉnh gồm đủ 6 hệ thống là: quốc lộ (QL), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường đô thị (ĐĐT), đường xã (ĐX) và đường chuyên dùng (ĐCD). Tính đến tháng 12/2011, Vĩnh Long có 3.097,44 km đường bộ. Cụ thể như sau:

- Đường quốc lộ: gồm 5 tuyến (QL.1A, QL.53, QL.54, QL.57, QL.80) với tổng chiều dài 154,4 km, chiếm 5,0% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường tỉnh: có 10 tuyến với tổng chiều dài 221,5 km, chiếm 7,2% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường đô thị (không trùng với quốc lộ, đường tỉnh): có tổng chiều dài 96,54 km, chiếm 3,1% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường huyện: có tổng chiều dài 404 km, chiếm 13,0% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường chuyên dùng: có tổng chiều dài 65 km, chiếm 2,1% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

5,0 7,2 3,1 13,0 2,1 69,6 Quốc lộ Đường tỉnh Đường đô thị Đường huyện Đường chuyên dùng Đường xã

Hình 2.3. Cơ cấu các loại đường bộ tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (Đơn vị: %)

Theo thống kê, hệ thống đường xã (69,6%) và đường huyện (13,0%) chiếm ưu thế trong tổng số chiều dài đường bộ tỉnh Vĩnh Long. Sự phân bố của mạng lưới ĐT, ĐH, ĐX hiện nay là khá hợp lý (liên hoàn và không còn tình trạng độc đạo, lưu thông thông suốt liên tỉnh, liên huyện, tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm cả hai mùa). Tuy nhiên, chất lượng của các tuyến đường huyện và đường xã còn thấp, độ rộng thường không lớn, một số tuyến đang trong tình trạng xuống cấp. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cũng như bảo trì mạng lưới giao thông trong tỉnh là rất cần thiết.

Mật độ đường

Về mật độ đường so với diện tích của tỉnh Vĩnh Long cao hơn 2,4 lần so với mật độ trung bình của cả nước (2,06 km/km2 so với 0,85 km/km2). Tuy nhiên, do dân số khá cao nên mật độ đường so với dân số của Vĩnh Long lại thấp hơn trung bình cả nước, nhưng không nhiều (3,01 km/1.000người so với 3,19 km/1.000người). Vì vậy, có thể nói giao thông đường bộ của Vĩnh Long phát triển tương đối cao hơn so với các địa phương khác của cả nước.

Bảng 2.3. Mạng lưới đường bộ của tỉnh Vĩnh Long so với cả nước năm 2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị Toàn quốc Vĩnh Long

1 Diện tích Km2 330.957,6 1.504,90 2 Dân số 1.000 người 87.840,0 1.028,55

3 Chiều dài đường Km 279.400 3.097,44 4 Mật độđường Km/km

2 0,84 2,06

Km/1.000 người 3,18 3,01

Nguồn: Xử lí từ số liệu Niên giám thống kê, Cục thống kê Việt Nam và Sở GTVT Vĩnh Long năm 2012.

Mật độ đường có sự phân hóa khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh. Về mật độ đường theo diện tích cao ở TP. Vĩnh Long (5,47), huyện Mang Thít (3,16) và huyện Bình Minh (2,18). Các huyện còn lại có sự chênh lệch không lớn, huyện Vũng Liêm (1,90), huyện Trà Ôn (1,81), huyện Bình Tân (1,74), huyện Tam Bình (1,72) và huyện Long Hồ (1,58). (Xem phụ lục 4)

Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về mật độ đường theo dân số giữa các địa phương, mật độ cao nhất là huyện Mang Thít (5,08), tiếp theo là các huyện Trà Ôn (3,58), Vũng Liêm (3,52), Tam Bình (3,25). Ngược lại, TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ là hai địa phương có mật độđường theo dân số thấp nhất (1,9), các huyện còn lại là Bình Minh (2,33) và Bình Tân (2,94).

Sự khác biệt về mật độđường như trên cho thấy có sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau giữa các địa phương. TP. Vĩnh Long là nơi có kinh tế phát triển nhất của tỉnh, các huyện Mang Thít, Bình Minh, Vũng Liêm, Long Hồ là những địa bàn tập trung các khu, cụm, tuyến công nghiệp của tỉnh và có sự tập trung đông dân cư nên thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách cao hơn các địa phương khác. Chính vì vậy mà mật độ đường giao thông ở những nơi này tương đối cao.

Các địa phương còn lại như huyện Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, chủ yếu là nông nghiệp, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn thấp, do đó nhu cầu đi lại, vận chuyển cũng còn hạn chế. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mật độ đường giao thông của các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long là không lớn do giữa các địa phương có sự tương đồng về các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Do đó, trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông giữa các vùng cũng ít có sự khác biệt lớn.

Chất lượng đường

Bảng 2.4. Hiện trạng chất lượng mạng lưới đường bộ Vĩnh Long năm 2011

đường Km % Nhựa (km) % tông (km) % Đan (km) % Đá (km) % Đất (km) % 1 Quốc lộ 154,4 5,0 154,4 100,0 - - - - - - 2 Đường tỉnh 221,5 7,2 216,0 97,5 - - - - 5,5 2,5 - - 3 Đường đô thị 96,54 3,1 92,0 95,3 1,54 1,6 - - 3 3,1 - - 4 Đường huyện 404,0 13,0 291,0 72,0 25,0 6,2 - - 72 17,8 16 4,0 5 Đường chuyên dùng 65,0 2,1 65,0 100,0 - - - - - - 6 Đường 2156,0 69,6 296,7 13,8 17,3 0,8 1290,0 59,8 498 23,1 54 2,5 Tổng số 3097,44 100,0 1115,1 36,0 43,84 1,4 1290,0 41,6 578,5 18,7 70,0 2,3 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long

Nhìn chung, chất lượng đường bộ của Vĩnh Long là khá tốt, tỉ lệ đường bộ được rải nhựa, đổ bê tông khá cao (đạt 37,4%), đặc biệt là đối với đường quốc lộ được rải nhựa 100%; đường tỉnh, đường đô thị tỉ lệ này cũng rất cao (trên 95%). Riêng các tuyến đường xã tỉ lệ được đổ bê tông, rải nhựa còn thấp chỉ đạt 14,6%. Chiếm tỉ lệ cao trong các tuyến đường xã là loại đường đan, đạt 59,8%. Bên cạnh đó, tỉ lệ đường đá và đường đất của tỉnh vẫn còn cao, chiếm 21,0%, tập trung chủ yếu ở các tuyến đường huyện và đường xã.

Về chiều rộng mặt đường, hầu hết các tuyến đường trong tỉnh Vĩnh Long có chiều rộng mặt đường nhỏ, chỉ có 172.8 km đường có từ hai làn xe trở lên (rộng từ 5,5m trở lên), chiếm khoảng 5,6% tổng chiều dài đường bộ của tỉnh. Đó là các tuyến quốc lộ, đường đô thị và một số ít tuyến đường tỉnh được nâng cấp, cải tạo. Các tuyến còn lại có chiều rộng mặt đường khoảng 3,5 - 5,2 m (chủ yếu là các tuyến đường tỉnh), riêng các tuyến đường huyện và đường xã có chiều rộng mặt đường nhỏ, chỉ dưới 3,0 m. Đặc biệt, nổi bật trong các tuyến đường xã là mạng lưới đường đan, đa số chỉ rộng dưới 2,0 m nên đã gây trở ngại đáng kể cho việc vận chuyển, đi lại của nhân dân.

Một đặc điểm nổi bật trong mạng lưới giao thông của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung đó là hệ thống cầu, cống rất nhiều trên những tuyến đường bộ. Trong những năm gần đây, nhờ các dự án nâng cấp các tuyến quốc lộ mà hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường trong địa bàn tỉnh cũng được nâng cấp, xây dựng vĩnh cửu, có tải trọng từ

30 tấn trở lên. Trên hệ thống đường tỉnh, toàn bộ các cầu được xây dựng BTCT, có tải trọng từ 10 - 30 tấn. Đối với hệ thống đường huyện và đường xã, đa số cầu có tải trọng thấp từ 5 - 10 tấn, cơ bản đã xóa hết cầu khỉ trên các khu và tuyến dân cưở nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cầu, cống kém chất lượng.

Bảng 2.5. Tổng hợp chất lượng mạng lưới đường bộ tỉnh Vĩnh Long năm 2011

-` Loại đường Chiều dài

(km) Chất lượng đường Tốt (km) % Trung bình (km) % Xấu (km) % 1 Quốc lộ 154,4 154,4 100,0 - - - - 2 Đường tỉnh 221,5 150,87 68,1 38,80 17,5 31,83 14,4 3 Đường đô thị 96,54 85,20 88,3 11,34 11,7 - - 4 Đường huyện 404,0 138,91 34,4 159,87 39,6 105,22 26,0 5 Đường chuyên dùng 65,0 65,0 100,0 - - - - 6 Đường xã 2156,0 635,32 29,5 852,39 39,5 668,29 31,0 Tổng cộng 3097,44 1229,7 39,7 1062,4 34,3 805,34 26,0 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long

- Đường quốc lộ: 100% đạt chất lượng tốt, 100% được rải nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp II, III đồng bằng.

- Đường tỉnh: đạt cấp V, IV đồng bằng, loại tốt 68,1%, mặt đường láng nhựa.

- Đường đô thị: phần lớn có chất lượng tốt (88,3%), mặt đường phổ biến là BTN nóng, láng nhựa.

- Đường chuyên dùng: do các đơn vị, doanh nghiệp tự xây dựng, thường không theo cấp kỹ thuật nhưng đảm bảo nhu cầu lưu thông, hoạt động của đơn vị và doanh nghiệp, đạt chất lượng tốt.

- Đường huyện: phổ biến là cấp VI, mặt đường láng nhựa, đá cấp phối, loại tốt đạt 34,4%.

- Đường xã: chưa vào cấp, phổ biến là đường đan dành cho xe 2 bánh, ô tô không lưu thông được; có nơi mặt đường bằng đá, đất và một số nơi mặt đường hư hỏng gâu khó khăn cho lưu thông (31,0% chất lượng xấu).

Hình 2.4. Cơ cấu chất lượng đường bộ tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (Đơn vị: %)

Tóm lại, về chất lượng hệ thống đường bộ của tỉnh Vĩnh Long khá tốt so với một số địa phương khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Tuy nhiên, đối với hệ thống đường huyện và đường xã vẫn còn tình trạng yếu kém, tỉ lệ đường đá và đường đất

Một phần của tài liệu hoạt động giao thông vận tải tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng phát triển (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)