6. Cấu trúc của luận văn 11
3.1.1. Quan điểm 93
GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển nhiều lĩnh vực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Vì vậy, GTVT tỉnh phát triển và đi trước một bước sẽ tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở các quan điểm sau:
- Phát triển GTVT phải hợp lý, đồng bộ và bền vững, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với chương trình phát triển bền vững của tỉnh, với quy hoạch của từng ngành góp phần quan trọng chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Ngược lại, thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội, chương trình phát triển bền vững của tỉnh và quy hoạch của từng ngành sẽ tác động, thúc đẩy yêu cầu phát triển mạnh ngành GTVT.
- Trọng tâm là xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ đủ năng lực phục vụ nhu cầu vận tải; kết nối, hòa vào mạng lưới đường bộ quốc gia; coi trọng công tác bảo trì và củng cốđể khai thác tối đa năng lực và hiệu quả.
- Phát triển GTVT nói chung, đặc biệt mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng nhất là GTNT hỗ trợ đắc lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác GTVT với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển ngành.
- Phát huy nội lực, khai thác và coi trọng các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng và phát triển ngành, coi xây dựng và phát triển ngành là nhiệm vụ gắn với quyền lợi thiết thực của mọi tổ chức và công dân.
- Việc quản lí, bảo vệ các công trình giao thông, thiết lập trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, toàn xã hội và của mỗi người.