Mạng lưới giao thông vận tải 52

Một phần của tài liệu hoạt động giao thông vận tải tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng phát triển (Trang 54 - 81)

6. Cấu trúc của luận văn 11

2.2.3. Mạng lưới giao thông vận tải 52

2.2.3.1. Khát quát chung

Hệ thống GTVT tỉnh Vĩnh Long hiện nay có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, tỉnh chỉ có hai loại hình vận tải đó là đường bộ và đường thủy; không có đường biển, chưa có đường sắt và đường hàng không.

Mạng lưới đường (Xem phụ lục 3)

Giao thông đường bộ được coi là một trong những lĩnh vực trọng tâm của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Tình hình giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Long đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện hơn góp phần trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ phát triển sâu rộng đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, khu căn cứ kháng chiến, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Theo quy định chung của Chính phủ, mạng lưới giao thông đường bộở tỉnh gồm đủ 6 hệ thống là: quốc lộ (QL), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường đô thị (ĐĐT), đường xã (ĐX) và đường chuyên dùng (ĐCD). Tính đến tháng 12/2011, Vĩnh Long có 3.097,44 km đường bộ. Cụ thể như sau:

- Đường quốc lộ: gồm 5 tuyến (QL.1A, QL.53, QL.54, QL.57, QL.80) với tổng chiều dài 154,4 km, chiếm 5,0% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường tỉnh: có 10 tuyến với tổng chiều dài 221,5 km, chiếm 7,2% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường đô thị (không trùng với quốc lộ, đường tỉnh): có tổng chiều dài 96,54 km, chiếm 3,1% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường huyện: có tổng chiều dài 404 km, chiếm 13,0% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

- Đường chuyên dùng: có tổng chiều dài 65 km, chiếm 2,1% hệ thống đường bộ trong tỉnh.

5,0 7,2 3,1 13,0 2,1 69,6 Quốc lộ Đường tỉnh Đường đô thị Đường huyện Đường chuyên dùng Đường xã

Hình 2.3. Cơ cấu các loại đường bộ tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (Đơn vị: %)

Theo thống kê, hệ thống đường xã (69,6%) và đường huyện (13,0%) chiếm ưu thế trong tổng số chiều dài đường bộ tỉnh Vĩnh Long. Sự phân bố của mạng lưới ĐT, ĐH, ĐX hiện nay là khá hợp lý (liên hoàn và không còn tình trạng độc đạo, lưu thông thông suốt liên tỉnh, liên huyện, tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm cả hai mùa). Tuy nhiên, chất lượng của các tuyến đường huyện và đường xã còn thấp, độ rộng thường không lớn, một số tuyến đang trong tình trạng xuống cấp. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cũng như bảo trì mạng lưới giao thông trong tỉnh là rất cần thiết.

Mật độ đường

Về mật độ đường so với diện tích của tỉnh Vĩnh Long cao hơn 2,4 lần so với mật độ trung bình của cả nước (2,06 km/km2 so với 0,85 km/km2). Tuy nhiên, do dân số khá cao nên mật độ đường so với dân số của Vĩnh Long lại thấp hơn trung bình cả nước, nhưng không nhiều (3,01 km/1.000người so với 3,19 km/1.000người). Vì vậy, có thể nói giao thông đường bộ của Vĩnh Long phát triển tương đối cao hơn so với các địa phương khác của cả nước.

Bảng 2.3. Mạng lưới đường bộ của tỉnh Vĩnh Long so với cả nước năm 2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị Toàn quốc Vĩnh Long

1 Diện tích Km2 330.957,6 1.504,90 2 Dân số 1.000 người 87.840,0 1.028,55

3 Chiều dài đường Km 279.400 3.097,44 4 Mật độđường Km/km

2 0,84 2,06

Km/1.000 người 3,18 3,01

Nguồn: Xử lí từ số liệu Niên giám thống kê, Cục thống kê Việt Nam và Sở GTVT Vĩnh Long năm 2012.

Mật độ đường có sự phân hóa khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh. Về mật độ đường theo diện tích cao ở TP. Vĩnh Long (5,47), huyện Mang Thít (3,16) và huyện Bình Minh (2,18). Các huyện còn lại có sự chênh lệch không lớn, huyện Vũng Liêm (1,90), huyện Trà Ôn (1,81), huyện Bình Tân (1,74), huyện Tam Bình (1,72) và huyện Long Hồ (1,58). (Xem phụ lục 4)

Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về mật độ đường theo dân số giữa các địa phương, mật độ cao nhất là huyện Mang Thít (5,08), tiếp theo là các huyện Trà Ôn (3,58), Vũng Liêm (3,52), Tam Bình (3,25). Ngược lại, TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ là hai địa phương có mật độđường theo dân số thấp nhất (1,9), các huyện còn lại là Bình Minh (2,33) và Bình Tân (2,94).

Sự khác biệt về mật độđường như trên cho thấy có sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau giữa các địa phương. TP. Vĩnh Long là nơi có kinh tế phát triển nhất của tỉnh, các huyện Mang Thít, Bình Minh, Vũng Liêm, Long Hồ là những địa bàn tập trung các khu, cụm, tuyến công nghiệp của tỉnh và có sự tập trung đông dân cư nên thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách cao hơn các địa phương khác. Chính vì vậy mà mật độ đường giao thông ở những nơi này tương đối cao.

Các địa phương còn lại như huyện Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, chủ yếu là nông nghiệp, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn thấp, do đó nhu cầu đi lại, vận chuyển cũng còn hạn chế. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mật độ đường giao thông của các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long là không lớn do giữa các địa phương có sự tương đồng về các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Do đó, trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông giữa các vùng cũng ít có sự khác biệt lớn.

Chất lượng đường

Bảng 2.4. Hiện trạng chất lượng mạng lưới đường bộ Vĩnh Long năm 2011

đường Km % Nhựa (km) % tông (km) % Đan (km) % Đá (km) % Đất (km) % 1 Quốc lộ 154,4 5,0 154,4 100,0 - - - - - - 2 Đường tỉnh 221,5 7,2 216,0 97,5 - - - - 5,5 2,5 - - 3 Đường đô thị 96,54 3,1 92,0 95,3 1,54 1,6 - - 3 3,1 - - 4 Đường huyện 404,0 13,0 291,0 72,0 25,0 6,2 - - 72 17,8 16 4,0 5 Đường chuyên dùng 65,0 2,1 65,0 100,0 - - - - - - 6 Đường 2156,0 69,6 296,7 13,8 17,3 0,8 1290,0 59,8 498 23,1 54 2,5 Tổng số 3097,44 100,0 1115,1 36,0 43,84 1,4 1290,0 41,6 578,5 18,7 70,0 2,3 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long

Nhìn chung, chất lượng đường bộ của Vĩnh Long là khá tốt, tỉ lệ đường bộ được rải nhựa, đổ bê tông khá cao (đạt 37,4%), đặc biệt là đối với đường quốc lộ được rải nhựa 100%; đường tỉnh, đường đô thị tỉ lệ này cũng rất cao (trên 95%). Riêng các tuyến đường xã tỉ lệ được đổ bê tông, rải nhựa còn thấp chỉ đạt 14,6%. Chiếm tỉ lệ cao trong các tuyến đường xã là loại đường đan, đạt 59,8%. Bên cạnh đó, tỉ lệ đường đá và đường đất của tỉnh vẫn còn cao, chiếm 21,0%, tập trung chủ yếu ở các tuyến đường huyện và đường xã.

Về chiều rộng mặt đường, hầu hết các tuyến đường trong tỉnh Vĩnh Long có chiều rộng mặt đường nhỏ, chỉ có 172.8 km đường có từ hai làn xe trở lên (rộng từ 5,5m trở lên), chiếm khoảng 5,6% tổng chiều dài đường bộ của tỉnh. Đó là các tuyến quốc lộ, đường đô thị và một số ít tuyến đường tỉnh được nâng cấp, cải tạo. Các tuyến còn lại có chiều rộng mặt đường khoảng 3,5 - 5,2 m (chủ yếu là các tuyến đường tỉnh), riêng các tuyến đường huyện và đường xã có chiều rộng mặt đường nhỏ, chỉ dưới 3,0 m. Đặc biệt, nổi bật trong các tuyến đường xã là mạng lưới đường đan, đa số chỉ rộng dưới 2,0 m nên đã gây trở ngại đáng kể cho việc vận chuyển, đi lại của nhân dân.

Một đặc điểm nổi bật trong mạng lưới giao thông của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung đó là hệ thống cầu, cống rất nhiều trên những tuyến đường bộ. Trong những năm gần đây, nhờ các dự án nâng cấp các tuyến quốc lộ mà hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường trong địa bàn tỉnh cũng được nâng cấp, xây dựng vĩnh cửu, có tải trọng từ

30 tấn trở lên. Trên hệ thống đường tỉnh, toàn bộ các cầu được xây dựng BTCT, có tải trọng từ 10 - 30 tấn. Đối với hệ thống đường huyện và đường xã, đa số cầu có tải trọng thấp từ 5 - 10 tấn, cơ bản đã xóa hết cầu khỉ trên các khu và tuyến dân cưở nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cầu, cống kém chất lượng.

Bảng 2.5. Tổng hợp chất lượng mạng lưới đường bộ tỉnh Vĩnh Long năm 2011

-` Loại đường Chiều dài

(km) Chất lượng đường Tốt (km) % Trung bình (km) % Xấu (km) % 1 Quốc lộ 154,4 154,4 100,0 - - - - 2 Đường tỉnh 221,5 150,87 68,1 38,80 17,5 31,83 14,4 3 Đường đô thị 96,54 85,20 88,3 11,34 11,7 - - 4 Đường huyện 404,0 138,91 34,4 159,87 39,6 105,22 26,0 5 Đường chuyên dùng 65,0 65,0 100,0 - - - - 6 Đường xã 2156,0 635,32 29,5 852,39 39,5 668,29 31,0 Tổng cộng 3097,44 1229,7 39,7 1062,4 34,3 805,34 26,0 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long

- Đường quốc lộ: 100% đạt chất lượng tốt, 100% được rải nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp II, III đồng bằng.

- Đường tỉnh: đạt cấp V, IV đồng bằng, loại tốt 68,1%, mặt đường láng nhựa.

- Đường đô thị: phần lớn có chất lượng tốt (88,3%), mặt đường phổ biến là BTN nóng, láng nhựa.

- Đường chuyên dùng: do các đơn vị, doanh nghiệp tự xây dựng, thường không theo cấp kỹ thuật nhưng đảm bảo nhu cầu lưu thông, hoạt động của đơn vị và doanh nghiệp, đạt chất lượng tốt.

- Đường huyện: phổ biến là cấp VI, mặt đường láng nhựa, đá cấp phối, loại tốt đạt 34,4%.

- Đường xã: chưa vào cấp, phổ biến là đường đan dành cho xe 2 bánh, ô tô không lưu thông được; có nơi mặt đường bằng đá, đất và một số nơi mặt đường hư hỏng gâu khó khăn cho lưu thông (31,0% chất lượng xấu).

Hình 2.4. Cơ cấu chất lượng đường bộ tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (Đơn vị: %)

Tóm lại, về chất lượng hệ thống đường bộ của tỉnh Vĩnh Long khá tốt so với một số địa phương khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Tuy nhiên, đối với hệ thống đường huyện và đường xã vẫn còn tình trạng yếu kém, tỉ lệ đường đá và đường đất còn khá cao, chiều rộng mặt đường nhỏ gây khó khăn cho việc vận chuyển và đi lại của người dân.

Các tuyến đường chính

- Các tuyến quốc lộ:

Tỉnh Vĩnh Long có 5 tuyến quốc lộ chạy qua, đó là QL.1A, QL.53, QL.54, QL.57 và QL.80, với tổng chiều dài 154,4 km. Nhìn chung, các tuyến quốc lộ có kết cấu mặt đường và năng lực chịu tải tốt.

Hiện trạng các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. (xem phụ lục 5)

Bảng 2.6. So sánh chiều dài, mật độ đường quốc lộ tỉnh Vĩnh Long với vùng ĐBSCL và cả nước năm 2011

TT Nội dung Đơn vị Vĩnh Long ĐBSCL Cả nước 1 Diện tích Km2 1.504,90 40.548,20 330.957,6 2 Dân số 1.000 người 1.028,55 17.330,90 87.840,0 3 Chiều dài đường Km 154,40 1.784,67 17.300,0 4 Mật độđường Km/km

2 0,10 0,04 0,05

Km/1.000 người 0,15 0,10 0,20

Nguồn: Xử lí từ số liệu Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê Vĩnh Long, Sở GTVT Vĩnh Long năm 2012 36,0 1,4 41,6 18,7 2,3 Nhựa Bê tông Đan Đá Đất 39,7 36,3 26,0 Tốt Trung bình Xấu

Như vậy, về mật độđường quốc lộ của tỉnh Vĩnh Long theo diện tích cao hơn so với mật độ trung bình của khu vực ĐBSCL và cả nước, còn mật độđường quốc lộ theo dân số thì cao hơn khu vực ĐBSCL nhưng thấp hơn cả nước. Như vậy, nhìn chung về mật độ đường quốc lộ của Vĩnh Long là khá cao so với cả nước và khu vực ĐBSCL.

* Chi tiết các tuyến quốc lộ:

+ Quốc lộ 1A: là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ có điểm đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan thuộc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối (km 2301 + 340m) tại thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Đây là tuyến đường bộ quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

QL.1A đoạn qua Vĩnh Long có chiều dài 47,2 km, điểm đầu tại cầu Mỹ Thuận và kết thúc tại điểm giao với QL.54, đường lên xuống bến phà Cần Thơ cũ, vừa được nâng cấp, cải tạo. Hiện nay, tuyến đường này có chất lượng tốt, kết cấu mặt đường BTN, năng lực chịu tải tốt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II đồng bằng, quy mô 4 làn xe, mặt đường rộng từ 18 - 26 m. Năm 2011, tuyến quốc lộ 1A đoạn qua Vĩnh Long đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và đưa vào sử dụng giúp cho việc lưu thông thuận lợi hơn. Hiện tại, tuyến tránh TP. Vĩnh Long và đường vào cầu Cần Thơ cũng đã hoàn thành. Như vậy, đoạn quốc lộ 1A qua tỉnh Vĩnh Long gồm 3 tuyến sau:

 Tuyến chính: bắt đầu từ cầu Mỹ Thuận đến đường giao với QL.54 tại đường lên xuống phà Cần Thơ cũ, chiều dài 35 km, mặt đường rộng 18 - 26 m, 4 làn xe cơ giới, chất lượng tốt.

 Tuyến tránh thành phố Vĩnh Long: tại Km 2032 + 020 đến Km 2042 + 150, chiều dài 7,3 km, mặt đường rộng 16 m, có 4 làn xe cơ giới.

 Tuyến vào cầu Cần Thơ: dài 4,9 km, bắt đầu tại Km 2061 + 150 và kết thúc tại cầu Cần Thơ.

Công trình trên tuyến: 26 cầu, tổng chiều dài 1.998 m (chưa kể cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ). Đặc biệt, trên tuyến có hai công trình nổi bật đó là cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ. Cầu Mỹ Thuận có chiều dài cầu chính khoảng 1,54 km, rộng khoảng 23 m, có 4 làn xe lưu thông và 2 lề bộ hành. Cầu Cần Thơ có chiều dài cầu chính khoảng 2,75 km, khổ rộng 23,1 m, gồm 4 làn xe và 2 lề bộ hành, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT qua lại.

Có thể nói QL.1A là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh và cả vùng ĐBSCL. Đặc biệt, từ sau khi cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ hoàn thành đã nối thông phần còn lại của vựa lúa ĐBSCL với cả nước; tăng cường sự thông thương thuận lợi giữa TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo động lực mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Vĩnh Long nói riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung.

+ Quốc lộ 53: có chiều dài 168 km, nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, với điểm xuất phát tại ngã ba giao nối QL.1A thuộc phường 9, TP. Vĩnh Long, đi qua TP. Trà Vinh, đến huyện Duyên Hải rồi vòng ngược lại huyện Trà Cú và kết thúc tại điểm giao nối với QL.54 ở xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Đây là tuyến đường bộ duy nhất nối Trà Vinh với các tỉnh thuộc ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đoạn QL.53 qua địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 47 km, điểm đầu tại ngã ba giao nối QL.1A (Km 2033 + 800), phường 9, TP. Vĩnh Long và kết thúc tại cầu Mây Tức. Trước đây, đoạn đường này xuống cấp nghiêm trọng do có nhiều xe tải nặng lưu thông. Tuy nhiên, hiện nay tuyến đường này đang được nâng cấp, sửa chữa nên có chất lượng khá tốt, đạt chuẩn cấp III đồng bằng với 2 - 4 làn xe, mặt đường rộng 7 - 22 m.

QL.53 qua TP. Vĩnh Long và các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, gồm các tuyến sau:

 Đoạn QL.53 qua TP. Vĩnh Long gồm 2 tuyến đường với tổng chiều dài 7,5 km. Tuyến thứ nhất là đường Phạm Hùng (phường 9), còn được gọi là QL.53 nối dài, dài 4,0 km. Tuyến thứ hai là đường Phó Cơ Điều (phường 3), dài 3,5 km. Toàn bộ tuyến QL.53 qua TP. Vĩnh Long vừa mới được đầu tư nâng cấp từ năm 2009 nên chất lượng đường tốt, mặt đường trải bê tông nhựa, rộng 16 - 22 m, được thiết kế 2 chiều với 4 làn xe.

 Đoạn còn lại kéo dài từ đoạn giao đường Phó Cơ Điều (phường 3) và đường Phạm Thái Bường (phường 4), TP. Vĩnh Long đến cầu Mây Tức, qua các huyện Long Hồ, Tam Bình, Mang Thít với tổng chiều dài 39,5 km. Hiện nay tuyến đường này đang trong giai đoạn hoàn thiện việc nâng cấp, sửa chữa, mặt đường rộng 7,0 m, quy mô 2 làn xe, được láng nhựa toàn bộ. Tuy nhiên, do lưu lượng vận chuyển trên tuyến này khá lớn làm cho mặt đường ở một số đoạn bị hư hỏng cũng như thường gây ách tắc và tai nạn

Một phần của tài liệu hoạt động giao thông vận tải tỉnh vĩnh long, hiện trạng và định hướng phát triển (Trang 54 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)