6. Cấu trúc của luận văn 11
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long 38
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 1.504,90 km2 (chiếm 0,5% diện tích cả nước và 3,7% diện tích ĐBSCL), dân số 1.028.550 người năm 2011 (chiếm 1,2% dân số cả nước và 5,9% dân sốĐBSCL).
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong tọa độ từ 9o52’40’’ đến 10o19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang. - Phía đông giáp tỉnh Bến Tre. - Phía đông nam giáp tỉnh Trà Vinh.
- Phía tây nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang. - Phía tây giáp TP. Cần Thơ.
- Phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 7 huyện): TP. Vĩnh Long (đô thị loại III, có 7 phường và 4 xã) và các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh và Bình Tân. (xem phụ lục 1)
Vĩnh Long có vị trí địa lí đặc biệt so với các tỉnh khác nằm ở hạ nguồn lưu vực sông Mê Kông, giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu, nối liền hai dòng sông lớn theo hướng bắc - nam là sông Mang Thít, cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phân bố tương đối đồng đều đã làm cho Vĩnh Long trở thành đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh, thành phố trong vùng và lưu thông quốc tế. Lợi thế này đã tạo cho Vĩnh Long có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hơn thế nữa, Vĩnh Long lại nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn của cả vùng Nam Bộđó là TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. Bên cạnh đó, cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ đã hoàn thành đưa vào sử dụng, sắp tới đây đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơđược hoàn thành và đưa vào khai thác, Vĩnh Long sẽđóng vai trò là một nhịp cầu lớn của con đường phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL và cả nước, tạo bước đột phá về đầu tư sản xuất kinh doanh cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với vị trí địa lí có nhiều mặt lợi thế như trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo các hướng trục giao thông đường thủy, đường bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
2.1.2. Nhóm nhân tố tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Tỉnh Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt ở cửa sông, có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông, rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m). Phân cấp địa hình của tỉnh có thể chia ra 3 cấp sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 m đến 2,0 m (chiếm 37,17% diện tích): ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông, rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, khu công nghiệp, đầu mối giao thông đường thuỷ, đường bộ.
- Vùng có cao trình từ 0,4 m đến 1,0 m (chiếm 61,53% diện tích): phân bố chủ yếu là đất 2 - 3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó, vùng phía Bắc QL.1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m (chiếm 1,3% diện tích): có địa hình thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa).
Với điều kiện địa hình như trên, Vĩnh Long có ưu thế để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy, nối liền Vĩnh Long với các tỉnh ĐBSCL và cả nước. Ưu thế về giao thông đường bộ và đường thủy là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.1.2.2. Khí hậu
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, cao nhất khoảng 36,9 oC, thấp nhất 17,7 oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7 - 8oC. Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000oC. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.400 giờ, có năm lên đến 2.700 giờ; tổng số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Độẩm không khí bình quân 74 - 83%. Lượng bốc hơi
bình quân hàng năm khá lớn, khoảng 1.400 - 1.500 mm/năm. Lượng mưa bình quân của tỉnh qua các năm dao động từ 1.400 - 1.500 mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 - 11, tháng 9 - 10 có lượng mưa nhiều nhất, tháng 1 - 3 có lượng mưa thấp nhất. Chế độ gió tương đối ổn định, Vĩnh Long ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.
Nhìn chung, Vĩnh Long có khí hậu điều hòa quanh năm, ít thiên tai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú và các hoạt động kinh tế khác. Do vậy, sản xuất và đời sống của người dân có phần thuận lợi hơn các tỉnh trong khu vực. Đây là cơ sở, là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy, kích thích sự phát triển của ngành GTVT. Mặt khác, với nền nhiệt độ khá cao, độẩm không có sự thay đổi đáng kể và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt là điều kiện tốt đảm bảo cho việc xây dựng cũng như vận hành GTVT, giúp hoạt động GTVT diễn ra liên tục, thông suốt quanh năm trên khắp địa bàn tỉnh.
2.1.2.3. Thủy văn
Hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh khá dày đặc, phân bố tương đối đồng đều. Ngoài hai con sông lớn là sông Hậu và sông Tiền (cùng với chi lưu là sông Cổ Chiên), còn có các sông nhỏ và hệ thống kênh, rạch chằng chịt. Chế độ thủy văn ở Vĩnh Long chịu ảnh hưởng bởi khí hậu theo mùa, lưu lượng dòng chảy của các con sông phân phối không đều giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa, nước sông lên cao đem theo phù sa, trung bình từ 0,25 - 0,31 kg/m3 có thể kéo sâu vào nội đồng từ 15 - 25 km thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Vào mùa khô, mực nước sông xuống thấp, gây ra tình trạng thiếu nước nội đồng và nhiễm mặn ở các vùng ven cửa sông.
- Sông Tiền tại Mỹ Thuận có lưu lượng mùa cạn từ 563 - 1.900 m3/s và mùa lũ từ 10.406 - 16.300 m3/s.
- Sông Hậu đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng bình quân mùa cạn từ 1.180 - 1.576 m3/s và mùa lũ là 21.500 m3/s.
- Sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu, chảy qua địa phận các huyện Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, không những là một tuyến đường thủy quan trọng của tỉnh và khu vực mà còn là nơi nuôi cá bè cho năng suất cao.
- Sông Cổ Chiên là một chi lưu của sông Tiền, chảy qua địa phận các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, vừa là nguồn nước tưới quan trọng cho cây trồng, vừa là đường giao thông thủy và khu vực nuôi thủy sản nước ngọt.
Các hệ thống sông nàycó chế độ thuỷ văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa nhưng không lớn, ít chịu chi phối của thuỷ triều. Với đặc điểm này, hệ thống sông ngòi của Vĩnh Long rất thuận lợi cho sinh hoạt của người dân, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch và đặc biệt nó có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển GTVT đường thủy của tỉnh và khu vực. Đây là thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được. Chính vì vậy, Vĩnh Long đã trở thành đầu mối giao thông đường thủy quan trọng nối liền các tỉnh trong vùng và lưu thông quốc tế thông qua các cửa biển: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Định An,... Sông Tiền và sông Hậu vừa là tuyến đường thủy khu vực, vừa là đường giao thông quốc tế với Campuchia, Lào và Thái Lan.
Với các hệ thống sông, rạch lớn, nhỏ nằm sâu trong nội địa và thông suốt với các tỉnh ĐBSCL đã tạo cho Vĩnh Long có thế mạnh trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trong tỉnh và các nơi trong vùng bằng đường thuỷ. Lợi thế này đã tạo cho Vĩnh Long có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, mạng lưới sông ngòi dày đặc cũng gây không ít khó khăn cho việc xây dựng và hoạt động của các loại hình giao thông khác do phải tốn chi phí rất lớn cho việc xây dựng hệ thống cầu đường.
2.1.2.4. Khoáng sản
Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng. Cát sông với trữ lượng khoảng 143 triệu m3 phân bố nhiều ở khu vực sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Hậu và đất sét trữ lượng khoảng 92 triệu m3, phân bố ở vùng ven TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ, Mang Thít. Ðây là loại đất thích hợp làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm, gạch ngói. Từđất sét Vĩnh Long đã có những sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước Châu Âu và thế giới.
Mặc dù nguồn tài nguyên khoáng sản không nhiều nhưng nó là nguyên liệu chủ yếu cho việc phát triển ngành vật liệu xây dựng của tỉnh. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản góp phần thúc đẩy việc xây dựng các công trình giao thông của tỉnh như hệ thống đường xá, bến bãi nhất là các tuyến giao thông đường thủy.
2.1.2.5. Tài nguyên du lịch
Giống như các tỉnh khác nằm trong khu vực ĐBSCL, Vĩnh Long có tài nguyên du lịch mang đặc thù của sông nước, kênh rạch miệt vườn, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các thế mạnh để phát triển du lịch thể hiện ở những danh lam thắng
cảnh, những di tích văn hoá cùng những di tích lịch sử nổi tiếng như cù lao An Bình, Văn Thánh Miếu, đình Long Thanh, tịnh xá Ngọc Viên, chùa Phước Hậu, chùa Tiên Châu, chùa Saghamangala,...; những lễ hội mang đậm nét truyền thống văn hoá của người Khơme như: lễ vào năm mới, lễ cúng ông bà, lễ hội cúng trăng, lễ dâng bông,…
Với lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch, Vĩnh Long có khả năng hình thành các tuyến du lịch nối các điểm du lịch của tỉnh với các địa phương khác trong khu vực, và nối liền giữa TP. Vĩnh Long với TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh. Việc hình thành mạng lưới GTVT phục vụ du lịch sẽ giúp cho việc khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
57,5 54,8 55,5 53,6 51,9 49,9 12,6 14,0 14,1 15,1 15,2 16,4 29,9 31,2 30,4 31,3 32,9 33,7 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2003 2005 2007 2009 2011
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
2.1.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Sự phát triển của nền kinh tế và phân bố các ngành kinh tế
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố cũng như hoạt động của ngành GTVT. Vĩnh Long là tỉnh có thế mạnh để phát triển kinh tế nông - ngư nghiệp. Sản phẩm chủ lực của tỉnh là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản.
Từ khi được tách tỉnh vào năm 1992, kinh tế Vĩnh Long dần dần đi vào ổn định và tăng trưởng. Quy mô GDP (theo giá so sánh) không ngừng tăng, năm 2001 là 3.226,9 tỉ đồng lên 4.583,0 tỉđồng năm 2005 và đạt 8.595,7 tỉđồng năm 2011 (tăng 2,7 lần trong vòng 10 năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2011 đạt bình quân 10,3%/năm (cao hơn mức tăng trung bình của cả nước).
Hình 2.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2011
GDP bình quân đầu người tăng đáng kể: từ 4,51 triệu đồng/người năm 2001 lên 8,1 triệu đồng/người năm 2005 và đạt 28,2 triệu đồng/người vào năm 2011 (đứng thứ 5 ở ĐBSCL).
Cơ cấu GDP của tỉnh giai đoạn 2001 - 2011 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản (7,6%); tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng (3,8%) và dịch vụ (tăng 3,8%). Năm 2011, cơ cấu GDP của tỉnh là: Nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 49,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 16,4% và dịch vụ là 33,7%.
So với cơ cấu kinh tế của khu vực ĐBSCL và cả nước, nông - lâm nghiệp - thủy sản của Vĩnh Long vẫn chiếm tỉ trọng cao và chuyển dịch chậm. Để đảm bảo cho kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu phù hợp với xu thế mới, tránh nguy cơ tụt hậu, tỉnh cần phải đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó có ngành GTVT.
Hoạt động xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long năm 2011 đạt 261,06 triệu USD (tăng gấp 2 lần so với năm 2005). Tuy nhiên, so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Vĩnh Long còn thấp (đứng thứ 9); các mặt hàng xuất khẩu chưa nhiều, chủ yếu là nông sản chế biến, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ,…
Nông - lâm - thủy sản: hiện là ngành chiếm gần 1/2 tỉ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh (49,9% năm 2011). Mặc dù tỉ trọng của ngành này có xu hướng giảm qua các năm, nhưng tốc độ vẫn còn khá chậm (giai đoạn 2001 - 2011 giảm 7,6%).
Trong cơ cấu nội bộ của ngành, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 86,4% giá trị sản xuất của ngành năm 2011; ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng đã có xu hướng tăng dần qua các năm. Lâm nghiệp có vai trò không đáng kể trong cơ cấu ngành này.
Công nghiệp - Xây dựng: Công nghiệp Vĩnh Long chưa có vai trò đáng kể trong nền kinh tế của tỉnh. Hiện tại, Vĩnh Long chỉ mới phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ dựa vào thế mạnh sẵn có như: công nghiệp chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, da giày,… Đây cũng là những ngành công nghiệp chính của tỉnh. Năm 2011, công nghiệp của tỉnh chiếm 16,4% GDP, chủ yếu là kinh tế ngoài Nhà nước (chiếm 60,8%), còn lại là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (33,1%) và kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ (6,1%). So với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, công nghiệp Vĩnh Long còn ở vị trí rất khiêm tốn, chỉ chiếm 3,9% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSCL.
Dịch vụ: là ngành chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu GDP của tỉnh. Trong những năm qua, ngành này ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Vĩnh Long. Tỉ trọng tổng sản phẩm của ngành đã tăng đều qua các năm và chiếm 33,7% GDP năm 2011.
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự biến đổi phù hợp với xu thế chung của cả nước, nhưng tốc độ còn rất chậm. Khu vực kinh tế trong nước vẫn giữ vai trò gần như tuyệt đối (97,0% tổng GDP năm 2011), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ (3,0% năm 2011). Từ năm 2002, Vĩnh Long mới bắt đầu có dự án đầu tư nước ngoài. Tỉnh đã ban hành những chính sách ưu đãi, khuyến khích đặc biệt, nhiều năm trở lại đây,
tỉnh được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu trong cả nước về mức độ hấp dẫn đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh. Đây cũng là nhân tố quan trọng để Vĩnh Long đầu tư phát