6. Cấu trúc của luận văn 11
2.2.2. Quá trình phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long 51
2.2.2.1. Thời kì trước khi thống nhất đất nước
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Thời kì này, mạng lưới giao thông của tỉnh chủ yếu do thực dân Pháp xây dựng để phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng. Để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh khác, Vĩnh Long có cả hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ.
- Vềđường thủy: thực dân Pháp đã nâng cấp và hoàn thiện dần hệ thống giao thông đường thủy ở Vĩnh Long bằng việc nạo vét kênh rạch, đào thêm kênh mới để liên lạc với cảng Sài Gòn (một thương cảng lớn nhất của Nam Kỳ lúc bấy giờ). Hệ thống các kênh đào lúc bấy giờđược Pháp xây dựng và cải tạo:
+ Kênh xáng Nicolai từ Trà Luộc đến ngã ba Thầy Hạnh nối liền với sông Mang Thít, tạo nên tuyến lưu thông quan trọng chủ yếu từ Sài Gòn về miền Tây. Đi theo tuyến này, các ghe tàu vận tải trên sông sẽ tránh đường vòng ra biển hoặc vòng lên sông Sở Thượng, kênh Sa Đéc.
+ Kênh Chà Và, là đường thủy ngắn nhất đểđi từ Vĩnh Long đến Cần Thơ. + Kênh Ông Me, tạo nên sự thông thương giữa Vĩnh Long với Sa Đéc. + Cho đào kênh mới Trà Ôn.
+ Ngoài ra, Pháp còn trợ cấp cho Công ty đường sông có những xà - lúp từ Mỹ Tho qua Mang Thít và Cần Thơđến Đại Ngãi là 960 đồng.
+ Cầu tàu Vĩnh Long lúc này được coi là cầu tàu của “miền lục tỉnh”, là “trạm trung chuyển” hàng hóa chủ yếu từ Sài Gòn qua các tỉnh ĐBSCL đến Nam Vang (Campuchia) và ngược lại.
- Về hệ thống giao thông đường bộ: cũng được chú trọng đầu tư xây dựng, gồm các tuyến chính sau:
+ Quốc lộ 4 (nay là Quốc lộ 1A): nối các tỉnh miền Tây chạy qua Vĩnh Long có độ dài 40 km, đường rải nhựa.
+ Tuyến đường rải nhựa Trà Vinh - Vĩnh Long - Sa Đéc cũng được khởi công xây dựng trong giai đoạn này.
Sau đó, Pháp đầu tư cho rải nhựa các tuyến đường trên đất Vĩnh Long khoảng 108 km và những tuyến đường từ tỉnh lỵ Vĩnh Long đến các huyện cũng được xây dựng dần. Để dễ dàng lưu thông trên các tuyến này, họđã cho xây dựng bến xe đò đi các huyện lỵ và cũng
từđó khởi đầu sự thiết lập những tuyến đường rải đá liên tỉnh, liên huyện, liên xã như tuyến đường Trà Ôn - Cầu Kè - Tiểu Cần. Những hệ thống đường giao thông này đã giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975:
Ngay sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, chính quyền cách mạng đã tiến hành quốc hữu hoá các cơ sở vật chất do chính quyền cũ để lại và trên cơ sởđó tổ chức sắp xếp lại, phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ mới.
Trong lĩnh vực GTVT, tỉnh đã tập trung vào các công việc như sửa sang, mở rộng các tuyến đường sẵn có và mở thêm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên ấp; tổ chức sắp xếp lại các phương tiện đi lại phục vụ cho kháng chiến và nhu cầu vận chuyển của nhân dân. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngành GTVT tỉnh Vĩnh Long bước vào thời kì xây dựng và phát triển.
2.2.2.2. Thời kì thống nhất đất nước đến nay
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước đến nay, Vĩnh Long tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng đến phát triển hạ tầng GTVT. Tuy nhiên, mạng lưới GTVT tỉnh Vĩnh Long mới chỉ bắt đầu phát triển từ năm 1996 với hệ thống đường bộ được chú trọng phát triển và có bước đột phá từ năm 2000.
Trong giai đoạn 5 năm (2005 - 2009): trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư trên 1.600 tỉ đồng để làm mới 103 cầu tổng chiều dài trên 5.000 m; làm mới và cải tạo nâng cấp 250 km đường ô tô; có thêm 12 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, và nâng cấp 420 km đường mô tô (chưa kể các công trình do Bộ GTVT trực tiếp quản lý đầu tư như: làm mới cầu Cần Thơ, cải tạo nâng cấp QL.1A, QL.57, QL.80 với giá trị hàng chục ngàn tỉđồng).
Hệ thống đường sông: do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nên giao thông đường sông của tỉnh Vĩnh Long ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là trong vận chuyển hàng hóa đường dài.