Phân tích môi trường hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên theo mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 47 - 50)

- Khối trực thuộc: gồm 9 phòng giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, phát hành thẻ, thực hiện các dịch vụ

3.2.1.Phân tích môi trường hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên theo mô hình SWOT

Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên theo mô hình SWOT

a. Điểm mạnh

- Có lịch sử hơn 55 năm hình thành và phát triển với quy mô đứng thứ 2 về nguồn vốn và đứng thứ nhất về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng trên địa bàn.

- Duy trì được cơ cấu tài sản hợp lý và hệ thống khách hàng lớn. BIDV Thái Nguyên đang dần chuyển dịch cơ cấu tài sản một cách chủ động và hợp lý. Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân đang tăng dần, cơ cấu khách hàng doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, dần chú trọng đến cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch tương đối lớn, BIDV Thái Nguyên có lợi thế cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ ngân hàng hiện đại và các dịch vụ giá trị gia tăng đến với mọi thành phần kinh tế.

- Đã chuyển đổi thành công sang mô hình hoạt động ngân hàng cổ phần từ tháng 05/2012, ngoài cơ hội tăng vốn tự có, BIDV sẽ có cơ hội tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới mà phía đối tác có nhiều kinh nghiệm.

- Khả năng tăng trưởng mạnh nhờ vào các lợi thế quy mô về nguồn vốn và dư nợ tín dụng. Với cơ chế chính sách điều hành hiện nay của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thương mại có quy mô lớn sẽ có được lợi thế trong hoạt động của mình vì với cùng một tỷ lệ tăng trưởng, ngân hàng nào có quy mô lớn hơn sẽ có được mức độ mở rộng hoạt động lớn hơn.

- Có đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm với công việc. BIDV Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tại đều được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và phần mềm tin học và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

b. Điểm yếu

- Cơ cấu thu nhập chưa đa dạng, nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào mảng nghiệp vụ tín dụng truyền thống. Đây là kết quả của một quá trình duy trì mảng hoạt động cho vay xây lắp lâu dài và chậm cơ cấu, chậm cải tổ hoạt động chung của cả hệ thống BIDV. Mảng tín dụng mang lại mức doanh thu và lợi nhuận lớn, chiếm tỷ trọng khoảng 60% doanh thu và lợi nhuận của BIDV Thái Nguyên.

- Hiệu quả hoạt động của một số phòng giao dịch còn yếu. Hoạt động của các phòng giao dịch tại BIDV Thái Nguyên còn chưa đồng đều, chất lượng chưa cao. Đa số các phòng giao dịch đều hình thành trên cơ sở nâng cấp các quỹ tiết kiệm trước đây nên điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các sản phẩm dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới và nhu cầu của khách hàng.

- Năng lực quản trị rủi ro chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Ngân hàng là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro đến từ nhiều phía: cơ chế, khách hàng, nhân viên nội bộ. Các rủi ro của ngân hàng thường gây thất thoát tài sản của ngân hàng và khách hàng, ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Đây là một thách thức rất lớn cho BIDV khi mà quy mô của ngân hàng ngày càng lớn.

- Quy mô lớn nên chậm thích nghi và thay đổi theo những biến động của thị trường. Quy mô lớn đồng nghĩa với một bộ máy quản lý cồng kềnh, thời gian lan truyền các mệnh lệnh quản lý lâu, sự phản hồi nhiều khi chậm và không chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của BIDV Thái Nguyên.

- Các yêu cầu tín dụng phải thực hiện theo nhiệm vụ chính trị, xã hội. Mặc dù đã chuyển sang mô hình ngân hàng cổ phần song BIDV vẫn là ngân hàng thương mại lớn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ như: cho vay bất động sản, ngành nghề xuất nhập khẩu, nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi suất, … Điều này thể hiện uy tín của BIDV đối với Chính phủ song cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng khi mà phải dành một phần nguồn lực lớn để cho vay theo chỉ định.

c. Cơ hội

- Có sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh, NHNN và các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh. Với khoảng thời gian hoạt động lâu dài, những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và tính năng động của Ban lãnh đạo, BIDV Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và cơ quan quản lý trên địa bàn.

- Tiềm năng thị trường đối với ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất lớn. Với dân số khoảng 1, 3 triệu dân song số lượng người dân tỉnh Thái Nguyên sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng rất khiêm tốn (khoảng <20%) và đa phần mới chỉ sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tín dụng, tiền gửi, thanh toán.

d. Thách thức

- Khủng hoảng kinh tế kéo dài, hàng tồn kho cao, thất nghiệp gia tăng thị trường vàng, bất động sản diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn đóng cửa và giải thể ngày càng nhiều.

- Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM cổ phần khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, BIDV phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng để tồn tại và phát triển.

- Các quyết định kinh doanh sẽ phải dựa trên cơ sở đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận hơn là dựa trên các mối quan hệ sẵn có.

- Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu đồng bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 47 - 50)