Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác và mở rộng liên doanh liên kết vớ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 144 - 156)

kết với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

- Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận của Đồng Nai (Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu…); đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng phát triển KTTĐPN là thị trường tiêu thụ nông, lâm thủy sản lớn nhất cả nước; sẽ là hiệu quả hơn nếu có sự hợp tác trong phân khúc thị trường.

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học, đào tạo lớn của quốc gia và vùng lãnh thổ; tiềm lực về khoa học công nghệ, vốn đầu tư… là khá lớn vừa là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản lớn của quốc gia.

- Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng là những thành phố du lịch (muốn về TP. Hồ Chí Minh hoặc ĐBSCL tất cả đều phải qua Đồng Nai) nếu có sự hợp tác để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 21… thì sẽ hỗ trợ rất nhiều không chỉ cho phát triển dịch vụ du lịch của các thành phố kể trên mà còn là cơ hội để nông nghiệp tỉnh Đồng Nai mở ra hướng phát triển mới, hướng nông nghiệp phục vụ du lịch.

Những lĩnh vực cần tăng cường hợp tác và liên doanh liên kết

+ Hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao

+ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các trang trại doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nông nghiệp.

+ Hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vực về giống cây trồng vật nuôi, công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường…

+ Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

+ Trao đổi, tham quan học tập kinh nghiệm - kỹ thuật sản xuất

+ Tiếp cận và đặt hàng công cụ cơ giới hóa - hiện đại hóa nông nghiệp

+ Thu hút các doanh nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến Đồng Nai hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái.

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, tác giả đã rút ra các kết luận sau:

Đồng Nai có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên hội tụ đủ các điều kiện để phát triển nền nồng nghiệp đa canh, đa dạng hóa theo hướng thâm canh, tăng năng suất phù hợp với phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Trên thực tế tỉnh đã phát triển được các nhóm nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đã hình thành được những vùng chuyên canh trong sản xuất, xây dựng được một số thương hiệu nông sản mang lại lợi ích kinh tế chung của tỉnh.

Bên cạnh đó việc sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh còn diễn ra dưới quy mô nhỏ, phân tán, quy trình sản xuất áp dụng khoa học – kỹ thuật còn hạn chế, sự liên kết giữa bốn nhà còn lỏng lẻo chính vì vậy đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.

Hiện nay mặt hàng nông sản chủ lực thô vẫn chiếm đa số với quy trình sơ chế và bảo quản còn hạn chế đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm và không thể vượt qua được các rào cản thương mại để tham giai xuất khẩu.

Trong xu thế toàn cầu hoa như hiện nay, những lợi thế về giá nhân công, khối lượng sản phẩm lớn, sự phong phú về tài nguyên đã dần mất đi ưu thế cạnh tranh chính vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh của các nông sản chủ lực của Đồng Nai trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp nêu ở trên. Đặc biệt ưu tiên đối với việc đầu tư cải thiện giống, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, cụ thể như:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa về sinh học và phát triển bền vững, trước hết:

- Ưu tiên đối với giống cây trồng, vật nuôi chủ lực theo Quyết định số 43 về chương trình phát triển giống cây con chủ lực của tỉnh.

- Tăng cường sử dụng các loại phân bón vi sinh, phân hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, các loại thức ăn gia súc, gia cầm giàu dinh dưỡng, các loại thuốc thú y và vacxin thế hệ mới.

- Thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đối với sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu nông sản.

- Nhân rộng các mô hình, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với cây trồng: tập trung vào bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, nghiên cứu các quy luật phát triển dịch bệnh trên địa bàn; biện pháp phòng trừ sinh học để giảm sử dụng phân, thuốc hóa học, ứng dụng kỹ thuật và liều lượng phun xịt hiệu quả, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống; kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ đối với cây ăn quả.

Đối với chăn nuôi: Triển khai, thực hiện tốt dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi, đồng thời thực hiện quy định đăng ký chăn nuôi để có cơ sở vững chắc làm tốt công tác thú y xây dựng vùng an toàn dịch, nghiên cứu ứng dụng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật để phòng chống, ngăn chặn, khống chế dịch bệnh lây lan.

Đến thời điểm này, một số loại đặc sản của tỉnh cũng khẳng định được vị thế và bước đầu tạo thành thương hiệu được thị trường biết đến như bưởi Tân Triều, xoài Suối Lớn, ... Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp Đồng Nai cần tiến hành đầu tư theo chiều sâu và tập trung tạo bước đột phá mới. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra yêu cầu cho tỉnh là phải vừa nâng cao năng lực cạnh tranh từ “thế yếu” (nhỏ về quy mô, sản lượng) sang đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng bằng hàm lượng chất xám, quy hoạch kết nối sản xuất gắn với thị trường. Đồng thời phải hướng đến cạnh tranh liên kết bằng cách tăng cường liên kết vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ khoa học và công nghệ - chương trình quốc gia, Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2012), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng

tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.

3. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2007), Quyết định 30/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Bình (2013), Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế Đồng Nai, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM.

5. Chi cục hợp tác xã Đồng Nai (2013), Báo cáo tình hình hoạt động các trang trại của tỉnh Đồng Nai năm 2012, Đồng Nai.

6. Chi cục thống kê TP. Biên Hòa, TX. Long Khánh, các huyện (2012), Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện năm 2011,

Đồng Nai.

7. Cục thống kê Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2005, Biên Hòa, Đồng Nai.

8. Cục thống kê Đồng Nai (2013), Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2012, Biên Hòa, Đồng Nai.

9. Cục thống kê Đồng Nai, Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2005, 2008, 2010, 2013, Nxb Thống kê Đồng Nai.

10. Cục thống kê Đồng Nai (2012), Tổng quan dân số và nhà ở tỉnh Đồng Nai năm 2011, Biên Hòa, Đồng Nai.

11. Cục thống kê Đồng Nai (2007), Thực trạng nông thôn – nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2006, Biên Hòa, Đồng Nai.

12. Cục thống kê Đồng Nai (2011), Thực trạng nông thôn – nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010, Biên Hòa, Đồng Nai.

13. PGS. TS. Mai Văn Nam, Đề tài Nâng cao sức cạnh tranh bưởi Năm Roi và khóm Cầu Đúc của tỉnh Hậu Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ.

14. PGS. TS. Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam (tài liệu lưu hành nội bộ), Vĩnh Long.

15. PGS. TS. Đặng Văn Phan (chủ biên) (2006), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập,Nxb Giáo dục.

16. PGS. TS. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục.

17. Sở Kế hoạch & Đầu từ (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2015, Đồng Nai.

18. Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Nai (2010), Báo cáo số 2054 về kết quả ngành chăn nuôi năm 2010 và định hướng đến năm 2015, Đồng Nai.

19. Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện QĐ số 225 về chương trình giống cây trồng, vật nuôi, Hà Nội.

20. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Hà Nội.

21. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg về việc quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Hà Nội.

22. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.

23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-UBND ban hành chương trình phát triển các cây trồng vật nuôi chủ lực của tỉnh Đồng Nai,

Đồng Nai.

24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Quyết định số 2419/2011/QĐ-UBND ban hành Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, Đồng Nai.

25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2008), Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND Quyết định vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, Đồng Nai.

26. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2007), Về việc rà soát bổ sung quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, QĐ 3292/UBND, Đồng Nai.

27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2013), Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đồng Nai đến năm 2020, định hướng năm 2030, Đồng Nai.

28. Các trang web

http:doit-dongnai.gov.vn.

http:sonongnghiep.dongnai.gov.vn http:www.tailieu.vn

PHỤ LỤC

Bảng 2.1: Lượng mưa và số ngày mưa trung bình trong năm tại các trạm

TRẠM Ngày bắt đầu mùa

mưa thực sự

Ngày kết thúc mùa mưa thực sự

Số ngày trong mùa mưa thực sự (ngày) 1. Tà Lài 10 Tháng 4 22 Tháng 11 226 2.Túc Trưng 15 Tháng 4 20 Tháng 11 219 3. Trị An 17 Tháng 4 15 Tháng 11 212 4. Biên Hòa 05 Tháng 5 10 Tháng 11 189 5.Thống Nhất 30 Tháng 4 14 Tháng 11 226 6. Long Thành 06 Tháng 5 09 Tháng 11 187

Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Nam Bộ

Bảng 2.2. Bảng phân cấp độ dốc đất

Độ dốc Cấp Diện tích (ha) Tỉ trọng trong DTTN (%)

0 - 30 I 207.489 35,12 3 - 80 II 183.506 31,06 8 - 150 III 42.914 7,26 15 - 200 IV 9.092 1,54 20 - 250 V 14.892 2,52 >250 VI 10.586 1,79

Bảng 2.3: Diễn biến quy mô dân số phân theo đơn vị hành chính

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng

BQ (%) Dân số trung bình (Người) 2.575.070 2.658.040 2.720.840 2,79

- Thành thị 860.770 895.220 923.290 3,57

- Nông thôn 1.714.300 1.762.820 1.797.550 2,40

Phân theo đơn vị hành chính 2.575.070 2.658.040 2.720.840 2,79

1 TP. Biên Hòa 821.920 846.140 867.850 2,76 2 H. Vĩnh Cửu 130.450 134.830 138.060 2,88 3 H. Tân Phú 158.880 160.960 164.540 1,77 4 H. Định Quán 197.920 202.630 206.870 2,24 5 H. Xuân Lộc 212.620 223.000 228.130 3,58 6 TX. Long Khánh 133.140 134.950 136.980 1,43 7 H. Thống Nhất 151.990 155.660 157.980 1,95 8 H. Long Thành 198.230 205.450 210.320 3,00 9 H. Nhơn Trạch 168.540 178.190 184.210 4,55 10 H. Trảng Bom 258.540 268.940 276.040 3,33 11 H. Cẩm Mỹ 142.840 147.290 149.860 2,43

Bảng 2.4: Diễn biến giá trị tổng SP trên địa bàn tỉnh theo giá thực tế

STT Hạng mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I Tổng số (tỷ đồng) 76.024,67 98.759,23 114.852,88

1 Nông, lâm, ngư nghiệp 6.537,08 7.409,34 7.809,23

2 Công nghiệp và xây dựng 43.488,31 56.589,76 65.464,40

3 Dịch vụ 25.999,28 34.760,13 41.579,25

Thương mại và dịch vụ 23.641,20 31.911,13 37.905,18

Thuế nhập khẩu 2.358,08 2.849,00 3.674,07

II Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00

1 Nông, lâm, ngư nghiệp 8,60 7,50 6,80

2 Công nghiệp và xây dựng 57,20 57,30 57,00

3 Dịch vụ 34,20 35,20 36,20

Thương mại và dịch vụ 31,10 32,31 33,00

Thuế nhập khẩu 3,10 2,88 3,20

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về lao động trên địa bàn tỉnh

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng

BQ (%) 1 Lao động trong độ tuổi (người) 1.930.000 2.054.000 2.102.000 4,36

Nam 938.000 996.000 1.016.000 4,07

Nữ 992.000 1.058.000 1.086.000 4,63

Thành thị 650.000 691.000 708.000 4,37

Nông thôn 1.280.000 1.363.000 1.395.000 4,40

2

Lao động trong độ tuổi đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm (người) 1.435.510 1.532.000 1.593.030 5,34 Thành thị 464.530 491.000 507.880 4,56 Nông thôn 970.980 1.041.000 1.085.150 5,72 3 Tỷ lệ lao động thất nghiệp (%) 2,21 1,41 1,70 Nam 1,83 1,41 1,78 Nữ 2,65 1,41 1,61 Thành thị 2,70 1,97 1,42 Nông thôn 1,98 1,13 1,84

Bảng 2.6: Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh (ĐVT: cơ sở)

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số cơ sở SX công nghiệp 12.182 12.495 12.651

Số cơ sở chế biến Nông sản 5.492 5.703 5.776

1 Sản xuất chế biến thực phẩm 3.038 3.182 3.209

2 Sản xuất đồ uống 95 100 100

3 Sản xuất thuốc lào, thuốc lá 2 2 2

4 Sản xuất da và sản phẩm có liên quan 162 169 171

5 Chế biến gỗ và SP từ gỗ 761 780 785

6 SX giấy và sản phẩm từ giấy 93 99 98

7 SX sản phẩm từ cao su 140 150 159

8 SX giường tủ, bàn ghế 1.157 1.173 1.205

9 Chế biến, chế tạo khác 44 48 47

Bảng 2.7: Số hộ NN phân theo địa phương tỉnh Đồng Nai năm 2011

Nguồn:Tổng hợp và xử lí số liệu từ thống kê của Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Nai [9, 17]

STT Đơn vị hành chính Số hộ NN Tỉ lệ so với toàn tỉnh (%)

1 TP. Biên Hòa 1.584 1,02 2 H. Vĩnh Cửu 7.812 5,01 3 H. Cẩm Mỹ 22.916 14,71 4 H. Tân Phú 20.838 13,38 5 H. Định Quán 26.612 16,44 6 H. Xuân Lộc 25.010 16,05 7 TX. Long Khánh 10.858 6,97 8 H. Thống Nhất 14.023 9,00 9 H. Long Thành 10.123 6,50 10 H. Nhơn Trạch 4.875 3,13 11 H. Trảng Bom 12.129 7,79

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 144 - 156)