Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nâng cao năng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 136 - 137)

cao năng lực cạnh tranh nông sản chủ lực

Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nông hộ, trang trại, doanh nghiệp bằng phương thức canh tác hiện đại, có hàm lượng kỹ thuật - công nghệ cao; đối với tỉnh Đồng Nai đang đứng trước thách thức lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lực khó có thể đáp ứng (nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp hiện tại đang bị “già hóa”, khó đào tạo lại do hạn chế về trình độ văn hóa, cơ cấu cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề, đặc biệt rất ít lao động có năng lực trình độ về phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP). Chính vì vậy phải xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Đào tạo lao động trực tiếp sản xuất tại các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phải được huấn luyện cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đối với cây trồng vật nuôi chính mà loại hình tổ chức chọn sản xuất kinh doanh. Việc đào tạo huấn luyện do Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật đảm nhận theo kế hoạch hàng năm gắn với các mô hình trình diễn hoặc lồng ghép trong các chương trình dự án hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn,…

- Đào tạo chủ trang trại cả về kỹ thuật và quản lý với thời gian ít nhất từ 30 ngày đến 45 ngày/lớp, có thể chia thành 3 - 4 chuyên đề do Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức lớp học tập trung, giảng viên được mời từ trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp - PTNT II hoặc trường Đại học Nông Lâm TP. HCM,… về giảng dạy. Sau khi kết thúc học viên được cấp giấy chứng nhận xác định là đã hoàn thành chương trình đào tạo chủ trang trại.

- Cử các thành viên BQLHTX Nông nghiệp (79 HTX) tham gia học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, điều hành HTX do Trường Cán bộ quản lý NN và PTNT II tổ chức theo các chuyên đề, sau khi kết thúc khóa học có giấy chứng nhận

- Đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành: nông học, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản có trình độ đại học về công tác tại UBND xã Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện. Hiện tại, ở xã, huyện của tỉnh Đồng Nai thiếu cả số lượng và mất cân đối về cơ cấu cán bộ chuyên môn dẫn đến việc tham mưu cho hệ thống chính trị về phát triển sản xuất nông nghiệp - PTNT ở địa phương gặp trở ngại, đồng thời việc đảm nhận vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp - PTNT cũng khó hoàn thành tốt. Do vậy, phấn đấu đến năm 2020: 100% xã phải có ít nhất 01 kỹ sư nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện phải có ít nhất 4 - 5 cán bộ đại học chuyên ngành nông học, chăn nuôi thú y, nuôi thủy sản, phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp,…

- Tiếp tục đào tạo cán bộ KHKT trình độ đại học và sau đại học bố trí về công tác tại Sở Nông nghiệp - PTNT có năng lực chuyên môn sâu về: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao (Viet GAP, Global GAP,…). Tiến hành đào tạo thông qua liên kết với các trường đại học hoặc hợp đồng tuyển chọn sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành có thành tích học tập từ khá trở lên về làm việc ở tỉnh Đồng Nai với chính sách hỗ trợ hợp lý.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 136 - 137)