Các công cụ, phương pháp để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 42 - 45)

lực không thể thiếu trong định hướng phát triển và nó góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của nghành và cả quốc gia.

1.2.2. Các công cụ, phương pháp để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cao năng lực cạnh tranh

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Trong quá trình phân tích nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức thì bước cuối cùng là xây dựng ma trận đánh gia các yếu tố bên trong (IFE). Đây là công cụ để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu quan trọng của doanh nghiệp. Ma trận IFE gồm 5 bước:

+ Liệt kê các yếu tố đã được xác định trong quá trình phân tích nội bộ. Sử dụng yếu tố bên trong là điểm mạnh và điểm yếu.

+ Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng), tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định theo theo mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trọng ngành. Tổng các mức độ quan trọng này phải bằng 1.

+ Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4).

+ Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số.

+ Cộng các điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.

Số điểm quan trọng tổng cộng có thể đạt từ 1 đến 4 và số điểm trung bình là 2,5. Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ và nếu số điểm cao hơn 2,5 thì công ty mạnh về nội bộ.

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà quản trị tóm tắt và đánh giá các thông tin về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. Các bước phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) tương tự như đánh giá ma trận nội bộ. Tuy nhiên mức phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức của công ty phản ứng với các yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng ít.

- Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh là so sánh và nhận diện những đối thủ cạnh tranh chính của công ty về cùng một loại sản phẩm trên cùng một thị trường. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:

+ Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành

+ Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố . Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành . Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0

+ Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu

+ Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố .

+ Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận

Đánh giá : So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.

- Ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT là cơ sở để xác định điểm mạnh – điểm yếu cũng như nhận định được đâu là thời cơ và mối đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để các nhà quản trị đề ra các chiên lược kinh doanh dựa và cơ hội và điểm mạnh cũng như giải pháp để khắc phục nhược điểm của doanh nghiệp. Có như thế doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trên thị trường.

Các chiến lược S-O sử dụng điểm mạn bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đểu mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài.

Các chiến lược W-O nhằm cải thiển những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi, những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.

Các chiến lược S-T sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa của môi trường bên ngoài.

Các chiên lược W-T là chững chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những nguy cơ bên ngoài.

Chương 2: HIỆN TRẠNG NĂNG LƯC CẠNH TRANH CỦA NÔNG

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)