Khó khă n thách thức

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 105 - 107)

Đất nông nghiệp theo dự báo sẽ tiếp tục giảm đáng kể, địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp song điều đáng lưu ý là sử dụng đất nông nghiệp lại trong tình trạng bị động trước sức ép bị chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp luôn được lãnh đạo các cấp (Chính phủ, tỉnh, huyện, xã) và ngành chức năng ưu tiên thực hiện.

Tuy có khối lượng chung lớn, chất lượng được cải thiện nhưng do sản xuất quy mô nhỏ, lại khá phân tán, chất lượng không đồng đều, năng suất thấp, giá thành cao nên sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh bị ảnh hưởng rất lớn.

Thực tế tại tỉnh Đồng Nai đã nảy sinh tâm lý xem nhẹ hoặc ít chú trọng đầu tư đúng mức đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ở một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị nhất là các địa phương đô thị hóa ở vùng phía tây nam tỉnh.

Giá vật tư nông ngư nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi thủy sản…) ngày càng tăng, giá thuê nhân công làm nông nghiệp cũng tăng đáng kể dẫn đến tăng giá thành, giảm lợi nhuận và giảm sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Trong khi đó giá nông sản lại không ổn định, thay đổi thất thường, tình hình dịch bệnh diễn tiến thường xuyên nên người dân thường xuyên phải đối mặt với tình trạng “được mùa mất giá, được giá lại mất mùa”

Cơ chế, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ ngành và của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh được ban hành nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, trở ngại, khuyến khích, hỗ trợ nhà nông (hộ, trang trại, tổ hợp tác), nhà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm sản; nhưng, người thụ hưởng chính sách rất ít có cơ hội tiếp cận bởi năng lực của cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức đảm nhận công việc trên còn nhiều bất cập.

Một số thách thức trong thời gian tới

+ Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đất, nước, dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi luôn tiềm ẩn gây tổn thất rất khó lường đối với nông sản chủ lực của tỉnh.

+ Nông lâm sản nhất là nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều đòi hỏi phải vượt qua các rào cản kỹ thuật với các quy chuẩn ngày càng khắt khe. Trong khi phần lớn nông sản sản xuất ở tỉnh Đồng Nai (tính đến sản phẩm sơ chế) chưa được sản xuất theo quy chuẩn, chưa có thương hiệu.

+ Phát triển nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vấn đề rất mới với Việt Nam; đặc biệt các nghị định hướng dẫn cơ chế chính sách triển khai thực hiện luật

công nghệ cao (Luật số: 21/2008/QH12) chưa được ban hành, thị trường công nghệ cao trong nông nghiệp ở Việt Nam chưa hình thành, đặc biệt là nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Đồng Nai rất thiếu. Do vậy, ý tưởng phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hoàn toàn đúng đắn nhưng triển khai thực hiện thành công thực sự là thách thức rất lớn.

+ Tình trạng bỏ vụ, bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp ở các địa phương (xã, huyện, TX) ở vùng phía tây nam tỉnh gây lãng phí tài nguyên rất khó khắc phục và đây thực sự là thách thức đối với ngành nông nghiệp và hệ thống chính trị.

+ Nông dân, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng, khả năng và nguồn lực để phát triển sản xuất; chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phương thức tổ chức sản xuất; chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hoá nông sản lớn; chậm phát triển cơ giới hoá, công nghệ sau thu hoạch, hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, …

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hiện nay cũng đang là tình trạng nan giải, ảnh hưởng nhiều đến giá trị nông sản và đe dọa đến chất lượng của môi trường, sức khỏe người dân.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN CHỦ LỰC ĐỒNG NAI

TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 105 - 107)