Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 45 - 54)

2.1. Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai Đồng Nai

2.1.1. Các nguồn lực về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý - kinh tế

Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên. Đồng Nai có diện tích 5.907,24 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánh và 09 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu,Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú với 171 xã, phường, thị trấn.

Đồng Nai tiếp giáp các tỉnh Bình Thuận ở phía Đông; phía Tây giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng; phía Tây Nam giáp TP. Hồ Chí Minh và phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông TP. Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng ĐNB bởi các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt Thống Nhất… Vì thế, Đồng Nai được coi như là “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam. Nó không chỉ có vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế, mà còn có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế kết hợp an ninh quốc phòng và môi trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

TP. TRỰC THUỘC TW TP. THUỘC TỈNH THỊ XÃ THUỘC TỈNH SÔNG HỒ ĐƯỜNG CAO TỐC QUỐC LỘ HIỆN HỮU QUỐC LỘ DỰ KIẾN TỈNH LỘ

ĐƯỜNG SẮT HIỆN HỮU ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BIÊN GIỚI QUỐC GIA RANH GIỚI TỈNH

TRỤC HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC TẾ TRUNG TÂM CÁC VÙNG KINH TẾ VỊ TRÍ TP. PHAN THIẾT CỬA KHẨU QUỐC TẾ CỬA KHẨU QUỐC GIA SÂN BAY CẢNG BIỂN KHU KINH TẾ

RANH GIỚI TỈNH ĐỒNG NAI RANH GIỚI VÙNG TP. HCM RANH VÙNG DH. NTB RANH VÙNG TÂY NGUYÊN RANH VÙNG ĐB SÔNG CƯỦ LONG

Nguồn: Sở NN & PTNT

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí vùng tỉnh Đồng Nai trong vùng TP. Hồ Chí Minh, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG NAI 107015’Đ 1060 45’Đ 1070 00’Đ 107030’Đ ĐV HC (2013) DIỆN TÍCH DÂN SÓ MĐDS Km2 người người/km2 TP. Biên Hòa 263,55 884,89 3.357,62 H. Vĩnh Cửu 1.095,71 140,54 128,27 H. Tân Phú 776,93 167,20 215,21 H. Định Quán 971,09 209,95 216,20 H.Xuân Lộc 727,20 232,01 319,05 TX. Long Khánh 191,86 138,21 720,39 H. Thống Nhất 247,24 159,39 644,69 H. Long Thành 430,66 214,03 496,99 H. Nhơn Trạch 410,78 189,20 460,58 H. Trảng Bom 323,69 281,66 870,15 H. Cẩm Mỹ 486,55 151,58 323,51 Tỉ lệ: 1/650.000 NTH: Bùi Thị Lệ

Với vị trí địa lý kinh tế như trên, các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai sẽ có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Thuận lợi:

+ Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng KTTĐPN với dân số trên 16 triệu người; theo quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2020, vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ có khoảng 20 - 22 triệu dân [22]; như vậy, Đồng Nai nằm ngay trong thị trường lớn và năng động nhất cả nước (kể cả về số lượng, sức mua và mức độ tiêu dùng so với thu nhập); đây là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp Đồng Nai tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; đặc biệt là những nông sản tươi sống, an toàn và chất lượng cao.

+ Vùng KTTĐPN cũng là nơi có nhiều tiềm lực về khoa học, công nghệ, tập trung các trung tâm, viện, trường chuyên nghiên cứu và sử dụng những công nghệ hiện đại ứng dụng trong nông nghiệp; điều kiện này không chỉ thuận lợi đối với các yếu tố đầu ra cho sản xuất nông nghiệp (gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ chế biến nông sản) mà còn là điều kiện thuận lợi để giảm chi phí đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, thức ăn gia súc, công nghệ sản xuất… Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để mở rộng liên kết, hỗ trợ sản xuất, tư vấn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm; nhất là sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, sản phẩm sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn cho phát triển kinh tế nói chung và nông, lâm nghiệp nói riêng cũng là điều kiện hết sức thuận lợi do vị trí địa lý - kinh tế của tỉnh mang lại.

+ Vùng KTTĐPN và các tỉnh ĐNB còn là nơi tập trung số lượng lớn các cơ sở công nghiệp chế biến mà nguyên liệu chính là nông, lâm, thủy sản, do đó xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, gắn với công nghiệp chế biến cũng được xem là lợi thế mà ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phải đặc biệt quan tâm.

+ Trong vùng KTTĐPN, nhất là TP. Hồ Chí Minh có các nhà đầu tư tiềm năng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà Đồng Nai luôn được xem là điểm đến đầu tư khá lý tưởng. Thời kỳ 2011 - 2020 khi Đồng Nai chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần tạo ra môi trường thu

hút các nhà đầu tư kể trên, chủ động tiếp nhận sự lan tỏa các mô hình nông nghiệp mới có hiệu quả, tạo ra mô hình sản xuất, phương thức sản xuất và công nghệ quản lý tiên tiến trong phát triển nông nghiệp chất lượng hiệu quả cao.

+ Vị trí của Đồng Nai là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, nên sẽ rất thuận lợi trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với bên ngoài.

Khó khăn:

+ Sự phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị (theo quy hoạch) làm cho quỹ đất nông nghiệp có xu thế giảm nhanh, giá thuê hoặc sang nhượng đất tăng làm cho các chủ trang trại khó thuê hoặc sang nhượng đất; ngoài ra còn hiện tượng đầu cơ đất diễn ra khá phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Lực lượng lao động trẻ, có kiến thức tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động công nghiệp và dịch vụ du lịch làm cho lao động nông nghiệp ngày càng khan hiếm và đang bị già hoá; mặc dù họ có ít nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ lại hạn chế và ít nhanh nhạy trong cơ chế thị trường.

+ Do lao động ở nông thôn trở nên khan hiếm nên giá thuê lao động nông nghiệp tăng cao làm cho giá thành sản phẩm nông nghiệp tăng, giảm sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

+ Các khu công nghiệp dần được lấp đầy, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động, nguy cơ ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường đất và môi trường nước) trở thành hiện thực và ngày càng nghiêm trọng, nếu các cơ quan chức năng không có các biện pháp cứng rắn kịp thời thì sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Một khó khăn nữa đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ở Đồng Nai do vị trí địa lý kinh tế tạo ra là tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế xuống thấp, trong khi tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và công nghệ phẩm còn rất rộng, thu nhập của người nông dân thấp nên kể cả nông dân cũng như các nhà đầu tư đều không muốn đầu tư mở rộng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Cũng như các tỉnh vùng ĐNB, khí hậu thời tiết ở Đồng Nai mang tính nhiệt đới, cận xích đạo, gió mùa; với tổng lượng bức xạ cao và ổn định (390 - 556 cal/cm2

nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (23,9 - 29,0oC), số giờ nắng nhiều (2.475,7 giờ/năm), ít gió bão và sương mối… Như vậy, có thể xem đây là một lợi thế cho phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ, ứng dụng công nghệ cao; đó là hướng phát triển của nền nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao.

Yếu tố chi phối lớn nhất của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp là mưa và phân bố mưa trên lãnh thổ; tỉnh Đồng Nai nằm trong khu vực đón gió mùa Tây Nam nên lượng mưa khá phong phú (bình quân 2.400 - 2.800mm/năm), lượng mưa có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây Bắc xuống Đông Nam; như vậy, nơi có lượng mua lớn nhất là phía Bắc các huyện Tân Phú và Định Quán, 2.500mm (vùng giáp tỉnh Lâm Đồng xấp xỉ 3.000mm); khu vực các huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, TX. Long Khánh 2.000 - 2.500mm; các huyện còn lại từ 1.500 - 2.000mm; tuy nhiên, xét thời gian bắt đầu, kết thúc ở các trạm đều có sự khác nhau đáng kể (phụ lục, bảng 2.1).

Đây là một đặc điểm cần hết sức lưu ý trong bố trí cơ cấu cây trồng; nhất là ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ thời gian canh tác an toàn ngắn nên lựa chọn những cây ngắn ngày ít cần tưới hoặc có tưới bổ sung để tận dụng độ ẩm trong đất và tránh hạn đầu vụ, cuối vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một yếu tố thời tiết khá quan trọng cần lưu ý đối với sản xuất nông nghiệp là hạn Bà Chằn: Hàng năm thường có 2 thời điểm sảy ra hạn Bà Chằn là hạn đầu mùa (trong khoảng tháng 5 đến tháng 6) và hạn cuối mùa trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 8), với 2 thời điểm hạn là hạn đầu mùa có thời gian hạn từ 5 - 7 ngày và hạn cuối mùa có thời gian hạn trên 8 ngày. Tần suất xuất hiện các loại hạn như sau:

Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện các loại hạn (%)

LOẠI HẠN Hạn đầu mùa (tháng 5 - 6) Hạn giữa mùa (tháng 7 -8)

ĐỊA ĐIỂM Hạn loại 1 Hạn loại 2 Hạn loại 1 Hạn loại 2

Tà Lài 75 25 83 17

Túc Trưng 73 28 100 0

Long Khánh 94 6 73 27

Thống Nhất 85 15 77 23

Biên Hòa 95 5 72 28

Với đặc điểm này, cần hết sức lưu ý khi tính toán cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ cơ cấu giống; ngoài ra, có thể phải tính toán để xây dựng thêm một số đập thời vụ để khắc phục hiện tượng thời tiết này.

Tóm lại, khí hậu thời tiết ở Đồng Nai về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn cơ cấu cây trồng ít sử dụng nước và bố trí lịch thời vụ một cách hợp lý và có hiệu quả.

2.1.1.3. Địa hình

Đồng Nai nằm trong vùng địa hình bình nguyên, núi sót rải rác, hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau:

- Dạng địa hình núi thấp: bao gồm các núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn, có độ cao biến động từ 200 - 700m độ dốc phổ biến trên 20o, chiếm khoảng 8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phú và một phần các huyện Định Quán, Xuân Lộc; với dạng địa hình này đất đai bị chia cắt khá mạnh, rất khó xây dựng các công trình thủy lợi; định hướng chủ yếu là để phát triển rừng tự nhiên và trồng rừng, nếu phát triển cây nông nghiệp cần lưu ý bố trí cây lâu năm, ít hoặc không cần tưới.

- Dạng địa hình đồi lượn sóng: chiếm 82% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện, loại đất chủ yếu là bazan và phù sa cổ; cao trình biến động từ 20 - 150m; độ dốc phổ biến từ 3 - 8o; quỹ đất này chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và nột số cây hàng năm khác.

- Dạng địa hình đồng bằng: là các dải phù sa hoặc dốc tụ phân bố ven sông rạch, quy mô chiếm khoảng 10% diện tích toàn tỉnh, cao độ dưới 20m, cây trồng chủ yếu là các loại cây ngắn ngày và rừng ngập mặn ven sông Đồng Nai thuộc các huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

Về độ dốc, đất ở tỉnh Đồng Nai có 6 loại cấp độ dốc từ 0 đến >250 (phụ lục, bảng 2.2). Nhìn chung so với toàn vùng ĐNB và các vùng Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung thì địa hình Đồng Nai bằng phẳng hơn. Với trên 66% diện tích có độ dốc < 80 có thể khẳng định: đất ở Đồng Nai tương đối bằng phẳng, đây là điều kiện khá thuận lợi để đưa các giải pháp thâm canh trong nông nghiệp như cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt…

2.1.1.4. Đất đai

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:

- Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu… Tạo điều kiện cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng thế mạnh của tỉnh.

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ… Một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều …

- Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả… Thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực và hoa màu.

Với tổng diện tích toàn tỉnh có: 590.723,63 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 467.536,72 ha; đất phi nông nghiệp 122.289,09 ha; đất chưa sử dụng: 897,82 ha. Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất ĐNB.

Đánh giá chung:

Tóm lại, đất đai của Đồng Nai khá đa dạng về chủng loại, trong đó phân theo hàm lượng dinh dưỡng thì có khoảng 44% là các loại đất có chất lượng trung bình và tốt (đất đỏ và một phần đất phù sa), còn lại 46 % các loại đất có các yếu tố hạn chế cần chú ý các biện pháp khắc phục trong quá trình sử dụng đất. Nhưng nhìn chung đất có nhiều thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là nhóm đất xám và đất đỏ; với diện tích nhóm đất đỏ khá lớn thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh. Nhưng hiện nay phần lớn diện tích đất này đang được trồng cao su.

2.1.1.5. Nguồn nước

Đồng Nai hiện có tài nguyên nước mặt với trữ lượng khoảng 24 tỷ m3/năm. Sông, suối, hồ, đầm ở Đồng Nai chiếm khoảng 9,1% diện tích tự nhiên (29.212ha). Phần lớn sông suối chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, trữ lượng nước khá lớn, có thể cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và còn nhiều tiềm năng sản sinh nguồn năng lượng điện đáng kể. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều sông suối vừa và nhỏ, phân bố tương đối đều ở các huyện, giữ vai trò quan trọng trong công tác thuỷ lợi, đảm bảo một lượng nước lớn cho canh tác. Tỉnh có 2 hệ thống sông quan trọng nhất là sông Đồng Nai và sông La Ngà, ngoài ra Đồng Nai còn có các sông, suối nội tỉnh khác như: sông Ray, sông Lá Buông, suối Tam Bung, suối Cả, phía Đông và phía Nam có

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh đồng nai (Trang 45 - 54)