3.1.2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế; phát triển toàn diện và bền vững; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn đạt năng suất chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh, tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và quá trình đô thị hóa.
Phát triển sản xuất nông sản nói chung và nông sản chủ lực nói riêng theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm tỷ trọng sản phẩm thô.
Giữ vững thị trường xuất – nhập khẩu hiện có, khai thác thị trường mới và cần tập trung ưu tiên trước hết đối với thị trường Asean, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, EU, Bắc Mỹ…Ngoài ra cần phải quan tâm đến thị trường có nhiều tiềm năng như Nga, các nước SNG và các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi và Nam Mỹ, nhằm khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh xuất – nhập khẩu hàng hóa.
Đến năm 2015, xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất theo hướng GAP đối với các cây công nghiệp chủ lực.
- Mục tiêu cụ thể
+ Với cây trồng chủ lực
Hoàn thành khảo sát đất và nước, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất an toàn tập trung. Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình phát triển sản phẩm chủ lực. Mục tiêu đến năm 2015 có 25% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.
• Diện tích cao su 46.400 ha; sản lượng 59.500 ngàn tấn. • Diện tích hồ tiêu 9.600 ha; sản lượng 17 ngàn tấn.
• Diện tích điều 36.000 ha; sản lượng 34.500 tấn. • Diện tích cà phê 20.900 ha; sản lượng 38 ngàn tấn.
+ Với vật nuôi chủ lực
Tăng quy mô, chất lượng, số lượng đàn gia súc, gia cầm. Duy trì và nâng cao chất lượng đàn giống gốc để đàn thương phẩm có chất lượng cao, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ nuôi giữ đàn giống gốc và để đảm bảo chất lượng đàn giống được ổn định và nâng cao, dự kiến đàn heo giống gốc sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm.
• Tổng đàn heo 2.200.000 con, đàn heo nái khoảng 250.000 con. Sản lượng thịt 250 ngàn tấn/năm; chăn nuôi trang trại chiếm trên 80%. Đàn gà 13 triệu con; chăn nuôi trang trại chiếm trên 95%.
• Số trang trại được công nhận an toàn dịch bệnh 780 cơ sở (trong đó XD mới: 330 cơ sở). Chứng nhận VietGAHP: 150 cơ sở (trong đó có 120 cơ sở mới).
+ Xây dựng thương hiệu đến năm 2015
Xây dựng được 17 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; trong đó có 03 thương hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, thúc đẩy tham gia tốt hơn vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.1.2.2. Định hướng
Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của các địa phương trong tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: điều, cao su, bưởi, bắp, rau xanh, chăn nuôi heo, bò… Thực hiện các biện pháp đồng bộ nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành nông sản hàng hoá, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường trong và ngoài nước.
Nâng cao chất lượng các vùng cây chuyên canh: cao su, cà phê, điều, cây ăn trái, mì, bắp và các vùng chuyên canh rau gắn với việc tăng cường sử dụng giống mới, phát triển thủy lợi và công nghiệp bảo quản, chế biến có trình độ công nghệ cao. Chủ động thực hiện chính sách điều tiết, hỗ trợ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Khuyến khích phát triển làng nghề, kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, an toàn, xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phát triển mạnh đàn heo và chăn nuôi đại gia súc ở những vùng có điều kiện. Phát triển nuôi
trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ theo quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường nước. Phát triển công nghiệp chế biến có công nghệ hiện đại.
- Tiếp tục phát triển các cây trồng chủ lực gồm: Cà phê, tiêu, cao su, điều, bưởi, sầu riêng và xoài
- Hình thành các vùng chuyên canh, chứng nhận GAP, xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm an toàn và trong vùng quy hoạch. Chính sách hỗ trợ không trùng lắp với Đề án Hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (theo Nghị quyết 200/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh). Ưu tiên thực hiện trên diện tích đã được khảo sát và đảm bảo đủ điều kiện vùng sản xuất an toàn tập trung.
- Đến năm 2015 tổng đàn heo duy trì 1.800.000 con (đàn heo nái khoảng 222.000 con), sản lượng thịt khoảng 200.000 tấn/năm (1,5 triệu heo thịt x 2 lứa/năm x 70 kg/con).
- Đàn gà duy trì 10.340.000 con, xuất chuồng 28 triệu con gà thịt (7 triệu gà thịt x 4 lứa x 2 kg/con = 56.000 tấn thịt/năm).
- Xây dựng thương hiệu: Ưu tiên xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP/GAHP. Tạo điều kiện cho các đối tượng sở hữu nhãn hiệu xây dựng thương hiệu.