3.2.10.1. Giải pháp về tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin, xây dựng Website về nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
- Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin nông nghiệp để cung cấp các thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất, công nghệ sản xuất, tình hình dịch bệnh, các rào cản kỹ thuật; thông tin về sản phẩm nông nghiệp về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các dự báo quan trọng…
- Thông tin đầy đủ về nội dung các quy hoạch liên quan tới nông nghiệp nông thôn như quy hoạch phát triển SX nông nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, quy hoạch phát triển NNNT…
- Thông tin đầy đủ về các chính sách của Đảng và chính quyền các cấp liên quan đến nông nghiệp; đặc biệt là những chính sách khuyến khích phát triển.
- Thông tin về giá cả thị trường, biến động thị trường và các tiến bộ khoa học công nghệ... để nông dân cập nhật, tham khảo.
- Cung cấp hệ thống số liệu về hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất; số liệu phân chi tiết đến cấp xã và phân theo đối tượng sử dụng.
- Hệ thống số liệu về diễn biến kết quả sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; có thể phân theo từng vùng sản xuất tập trung để người đọc thấy được quy mô từng loại sản phẩm
- Thông tin về các điểm, tuyến du lịch sinh thái để thông qua mạng, kêu gọi khách du lịch đến tham quan, thưởng thức, nghỉ dưỡng ở các cơ sở du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Thực hiện nối mạng với các chợ đầu mối, các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh, các trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp… để họ tiếp nhận các thông tin kể trên; đồng thời cung cấp trở lại những thông tin của họ và thông tin phản hồi.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các loại vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp.
3.2.10.2. Giải pháp về xây dựng thương hiệu
- Nhanh chóng xây dựng một trang Web về nông nghiệp Đồng Nai; trong đó, giới thiệu đầy đủ về tên, địa chỉ, ngành hàng, chủng loại sản phẩm và một số hoạt động chính của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp đã được định hướng.
- Xây dựng và củng cố các chuỗi ngành hàng, xác định và hình thành mối liên kết giữa người cung ứng vật tư, người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và quản lý; đề xuất các giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị của từng ngành hàng; sau đó, đăng trên trang Web như một cơ sở dữ liệu về thương hiệu của từng ngành hàng và toàn ngành nông nghiệp Tân An.
- Xây dựng và phổ biến rộng rãi trên trang Web những quy trình và quy định của các cấp, những kết quả đạt được về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); về bảo vệ môi trường sinh thái; về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và về sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Phổ biến rộng rãi trên trang Web và các phương tiện thông tin đại chúng về những chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, những chính sách ưu đãi của tỉnh Đồng Nai để phát triển nông nghiệp.
- Đăng trên trang Web nội dung công bố của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa để những người quan tâm có thông tin một cách chính xác, kịp thời.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí để các tổ chức, cá nhân tham gia các buổi hội chợ, triển lãm trong tỉnh, trong vùng và TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thêm các nhà đầu tư, nhà tiêu thụ.
- UBND tỉnh nên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản hàng hóa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà sản xuất tại địa phương.
- Hỗ trợ các tổ chức sản xuất nông nghiệp (HTX, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp) liên kết mở một số cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.
- UBND thành phố Biên Hòa, TX Long Khánh và các huyện tiến hành thảo luận trực tiếp với các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn để các doanh nghiệp có thể mua được hàng nông sản ngay tại địa bàn.
3.2.10.4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm
- UBND tỉnh giao cho các sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu (về chủng loại, số lượng và thời điểm) của cả người sản xuất và tiêu dùng để xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác xã, tổ hợp tác, các chợ đầu mối, hệ thống bán lẻ trong và ngoài tỉnh để cung cấp và nắm bắt kịp thời các thông tin về giá cả thị trường cũng như nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
- Thiết lập và mở rộng các quan hệ liên kết trong xuất khẩu nông sản chế biến. Sự phối hợp giữa các chủ thể sản xuất nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu với nhau là cách thức quan trọng nâng cao khả năng ứng phó với các áp lực cạnh tranh của các chủ thể kinh tế nước ngoài trong các quan hệ thương mại quốc tế.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản chế biến bằng những hình thức đa dạng: Tham gia các hội chợ... triển lãm trong nước, quốc tế; quảng bá sản phẩm trên các thị trường truyền thống và thị trường mới; xây dựng thương hiệu nông sản chế biến; phối hợp hoạt động giới thiệu nông sản chế biến với hoạt động du lịch.
- Rà soát nhu cầu tiêu dùng nông sản tại các thị trường, cơ chế và chính sách nhập khẩu của các nước; tích cực đàm phán, mở rộng thị trường cho xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam. Tăng cường công tác cập nhật, theo dõi thông
tin, diễn biến tình hình sản xuất, sản lượng, tồn kho, chính sách và nhu cầu xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản tại các thị trường. Tăng cường thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đối với nhóm hàng nông sản, thủy sản tại các thị trường trọng điểm. Tăng cường tìm kiếm, giới thiệu khách hàng, thị trường có nhu cầu nhập khẩu. Tập trung nắm bắt tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, rào cản kỹ thuật và thương mại, các vụ kiện của các nước nhập khẩu đối với nhóm hàng nông sản, thủy sản trong nước để kịp thời thông tin cho các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp. Chủ động đề xuất các giải pháp và phối hợp thực hiện nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản kỹ thuật và thương mại không phù hợp đối với nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
3.2.11. Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác và mở rộng liên doanh liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận kết với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
- Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận của Đồng Nai (Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu…); đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng phát triển KTTĐPN là thị trường tiêu thụ nông, lâm thủy sản lớn nhất cả nước; sẽ là hiệu quả hơn nếu có sự hợp tác trong phân khúc thị trường.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học, đào tạo lớn của quốc gia và vùng lãnh thổ; tiềm lực về khoa học công nghệ, vốn đầu tư… là khá lớn vừa là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản lớn của quốc gia.
- Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng là những thành phố du lịch (muốn về TP. Hồ Chí Minh hoặc ĐBSCL tất cả đều phải qua Đồng Nai) nếu có sự hợp tác để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 21… thì sẽ hỗ trợ rất nhiều không chỉ cho phát triển dịch vụ du lịch của các thành phố kể trên mà còn là cơ hội để nông nghiệp tỉnh Đồng Nai mở ra hướng phát triển mới, hướng nông nghiệp phục vụ du lịch.
Những lĩnh vực cần tăng cường hợp tác và liên doanh liên kết
+ Hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các trang trại doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nông nghiệp.
+ Hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vực về giống cây trồng vật nuôi, công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường…
+ Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
+ Trao đổi, tham quan học tập kinh nghiệm - kỹ thuật sản xuất
+ Tiếp cận và đặt hàng công cụ cơ giới hóa - hiện đại hóa nông nghiệp
+ Thu hút các doanh nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến Đồng Nai hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái.
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, tác giả đã rút ra các kết luận sau:
Đồng Nai có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên hội tụ đủ các điều kiện để phát triển nền nồng nghiệp đa canh, đa dạng hóa theo hướng thâm canh, tăng năng suất phù hợp với phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Trên thực tế tỉnh đã phát triển được các nhóm nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đã hình thành được những vùng chuyên canh trong sản xuất, xây dựng được một số thương hiệu nông sản mang lại lợi ích kinh tế chung của tỉnh.
Bên cạnh đó việc sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh còn diễn ra dưới quy mô nhỏ, phân tán, quy trình sản xuất áp dụng khoa học – kỹ thuật còn hạn chế, sự liên kết giữa bốn nhà còn lỏng lẻo chính vì vậy đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
Hiện nay mặt hàng nông sản chủ lực thô vẫn chiếm đa số với quy trình sơ chế và bảo quản còn hạn chế đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm và không thể vượt qua được các rào cản thương mại để tham giai xuất khẩu.
Trong xu thế toàn cầu hoa như hiện nay, những lợi thế về giá nhân công, khối lượng sản phẩm lớn, sự phong phú về tài nguyên đã dần mất đi ưu thế cạnh tranh chính vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh của các nông sản chủ lực của Đồng Nai trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp nêu ở trên. Đặc biệt ưu tiên đối với việc đầu tư cải thiện giống, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, cụ thể như:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa về sinh học và phát triển bền vững, trước hết:
- Ưu tiên đối với giống cây trồng, vật nuôi chủ lực theo Quyết định số 43 về chương trình phát triển giống cây con chủ lực của tỉnh.
- Tăng cường sử dụng các loại phân bón vi sinh, phân hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, các loại thức ăn gia súc, gia cầm giàu dinh dưỡng, các loại thuốc thú y và vacxin thế hệ mới.
- Thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đối với sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu nông sản.
- Nhân rộng các mô hình, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với cây trồng: tập trung vào bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, nghiên cứu các quy luật phát triển dịch bệnh trên địa bàn; biện pháp phòng trừ sinh học để giảm sử dụng phân, thuốc hóa học, ứng dụng kỹ thuật và liều lượng phun xịt hiệu quả, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống; kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ đối với cây ăn quả.
Đối với chăn nuôi: Triển khai, thực hiện tốt dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi, đồng thời thực hiện quy định đăng ký chăn nuôi để có cơ sở vững chắc làm tốt công tác thú y xây dựng vùng an toàn dịch, nghiên cứu ứng dụng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật để phòng chống, ngăn chặn, khống chế dịch bệnh lây lan.
Đến thời điểm này, một số loại đặc sản của tỉnh cũng khẳng định được vị thế và bước đầu tạo thành thương hiệu được thị trường biết đến như bưởi Tân Triều, xoài Suối Lớn, ... Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp Đồng Nai cần tiến hành đầu tư theo chiều sâu và tập trung tạo bước đột phá mới. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra yêu cầu cho tỉnh là phải vừa nâng cao năng lực cạnh tranh từ “thế yếu” (nhỏ về quy mô, sản lượng) sang đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng bằng hàm lượng chất xám, quy hoạch kết nối sản xuất gắn với thị trường. Đồng thời phải hướng đến cạnh tranh liên kết bằng cách tăng cường liên kết vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ khoa học và công nghệ - chương trình quốc gia, Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2012), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.
3. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2007), Quyết định 30/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (2013), Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế Đồng Nai, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM.
5. Chi cục hợp tác xã Đồng Nai (2013), Báo cáo tình hình hoạt động các trang trại của tỉnh Đồng Nai năm 2012, Đồng Nai.
6. Chi cục thống kê TP. Biên Hòa, TX. Long Khánh, các huyện (2012), Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện năm 2011,
Đồng Nai.
7. Cục thống kê Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2005, Biên Hòa, Đồng Nai.
8. Cục thống kê Đồng Nai (2013), Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2012, Biên Hòa, Đồng Nai.
9. Cục thống kê Đồng Nai, Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2005, 2008, 2010, 2013, Nxb Thống kê Đồng Nai.
10. Cục thống kê Đồng Nai (2012), Tổng quan dân số và nhà ở tỉnh Đồng Nai năm 2011, Biên Hòa, Đồng Nai.
11. Cục thống kê Đồng Nai (2007), Thực trạng nông thôn – nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2006, Biên Hòa, Đồng Nai.
12. Cục thống kê Đồng Nai (2011), Thực trạng nông thôn – nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010, Biên Hòa, Đồng Nai.
13. PGS. TS. Mai Văn Nam, Đề tài Nâng cao sức cạnh tranh bưởi Năm Roi và khóm Cầu Đúc của tỉnh Hậu Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ.
14. PGS. TS. Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam (tài