trong dạy học toán hiện nay thông qua chủ đề "Phương pháp tọa độ trong không gian"
HĐ giải bài tập toán học là điều kiện để thực hiện tốt mục đích dạy học toán ở trường phổ thông. Vì vậy tổ chức có hiệu quả việc dạy học giải bài tập toán có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học toán. Điều đó còn đòi hỏi học sinh biết phát huy tốt năng lực HĐKT của mình.
Trong thực tiễn dạy học, bài tập toán học được sử dụng với những dụng ý khác nhau. Mỗi bài tập có thể dùng để tạo tiền đề xuất phát, để gợi động cơ, để làm việc với nội dung mới, để củng cố hoặc kiểm tra… Tất nhiên, việc dạy giải một bài tập cụ thể thường không chỉ nhằm một dụng ý đơn nhất nào đó mà thường bao hàm những dụng ý nhiều mặt đã nêu. Còn GV phải biết một mặt dạy kiến thức, kĩ năng một mặt dạy cho các em hiểu được ý nghĩa của những vấn đề đó để ứng dụng trong những tình huống khác có liên quan.
Hiện nay việc học hình học không gian nói chung và học chủ đề “phương pháp tọa độ trong không gian” nói riêng đã được cải thiện đáng kể bởi:
Thứ nhất: Giáo viên đã được trang bị phương pháp dạy học hiện đại đặc biệt là sử dụng tốt phương tiện dạy học vào giảng dạy nên học sinh tiếp thu kiến thức hình học được trực quan, sinh động hơn.
Thứ hai: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên học sinh đã được tiếp cận một cách nhanh chóng những phần mềm toán học cũng góp phần cho tư duy hình học của các em và trí tưởng tượng không gian ba chiều được tốt.
Song có thể nói đây là nội dung khó trong chương trình hình học ở trường phổ thông bởi nó kết hợp cả kiến thức hình học không gian (hình học cổ điển) và hình giải tích (hình học hiện đại). Nó đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng nhuần nhuyễn cả kiến thức không gian và kiến thức về phương pháp tọa
độ và phải biết dịch chuyển ngôn ngữ. Chính vì thế khi dạy học chủ đề này giáo viên cần chú trọng phát triển tư duy cho học sinh đặc biệt là tư duy logic, tư duy sáng tạo dựa vào quan điểm HĐ, quan điểm kiến tạo và phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Học sinh được nghiên cứu hình học trên quan điểm vận động, nghiên cứu sự kiện trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các đối tượng.
Ta đã biết đối với đa số học sinh việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn không dễ hơn, mà đôi khi còn khó hơn cả về việc thông hiểu kiến thức đó về mặt lí thuyết dẫn đến trong một số tình huống phải tự mình quyết định cần sử dụng kiến thức nào đã gây nên những khó khăn nhất định. Vì vậy sau khi học xong mỗi bài toán, mỗi tiết học, mỗi chương GV cần khuyến khích các em tự mình rút ra những vấn đề then chốt nhất để biến nó thành công cụ hữu ích cho mỗi bài toán sau này.
Vấn đề về thực trạng chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong thời gian làm luận văn này. Nó sẽ được cụ thể hoá thông qua tiến trình dạy học một số bài toán.