3.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm là kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các phương thức triển khai dạy học giải bài tập toán theo hướng tăng cường rèn luyện năng lực HĐKT trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh ở trường THPT thông qua việc dạy một số tiết lý thuyết và bài tập nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm dạy học theo chủ đề “Chương III: Phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương trình Hình học 12 hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.3. Tổ chức thực nghiệm3.3.1. Lớp thực nghiệm 3.3.1. Lớp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với học sinh lớp 12 Trường Trung tâm GDTX Quận 10.
- Lớp thực nghiệm: 12C1có 44 học sinh. - Lớp đối chứng: 12C2 có 42 học sinh. Trình độ hai lớp tương đối đồng đều.
3.3.2.Tiến trình thực nghiệm.
* Ở lớp thực nghiệm:
- Tác giả nghiên cứu đề tài trực tiếp giảng dạy các tiết bài tập theo nội dung đã trình bày ở chương 2 bằng phương pháp rèn luyện năng lực huy động kiến thức trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, có chọn lọc cho phù hợp với thời gian quy định và trình độ học sinh.
- Quan sát hoạt động học tập của học sinh và đánh giá. - Tiến hành kiểm tra 1 bài 15 phút và 1 bài 1 tiết.
* Ở lớp đối chứng:
- Giáo viên dạy thực nghiệm quan sát hoạt động của học sinh ở lớp đối chứng được giáo viên khác dạy học không theo hướng rèn luyện năng lực HĐKT đã có của học sinh.
- Tiến hành kiểm tra cùng đề với lớp thực nghiệm.
3.3.3. Nội dung và kết quả kiểm tra3.3.3.1. Nội dung kiểm tra 3.3.3.1. Nội dung kiểm tra
* Bài kiểm tra số 1: (thời gian 15’, kiểm tra sau khi dạy bài phương trình mặt phẳng trong không gian).
Bài 1. (6 điểm) Viết phương trình mặt phẳng ( )α trong các trường hợp sau:
a) ( )α là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB biết A(5; -1; 2), B(3;
-7; 0)
b) ( )α qua M(2; -3; 4) và song song với mặt phẳng (P):
4x – 3y +2z -5 = 0
c) ( )α qua E(4; -1; 1), F(3; 1; -1) và vuông góc với mặt phẳng (Q): 3x + 2y - 4z +1 = 0
Bài 2. ( 4 điểm)
Viết phương trình mặt cầu (S) trong các trường hợp sau: a) (S) có đường kính AB với A(6; 4; -3), B(2; 8; 1)
b) (S) có tâm thuộc Oz và đi qua hai điểm C(0; 1; 2), D(1; 0; -1)
* Bài kiểm tra số 2 : (thời gian 45’, kiểm tra sau khi dạy bài phương trình đường thẳng trong không gian).
Bài 1. (2 điểm) Trong không gian Oxyz cho đường thẳng (t R) t z t y t x d ∈ − = + = + = 4 2 2 1 : và mặt phẳng (P) : 2x + 2y + z = 0
a) Tìm tọa độ giao điểm A của (P) và d.
b) Viết phương trình mặt phẳng (Q) qua A và vuông góc với đường thẳng d.
Bài 2. (6 điểm) Trong không gian Oxyz cho 4 điểm A(3 ; -2; -2), B(3; 2; 0), C(0; 2 ;1), D(-1 ; 1; 2)
a) Viết phương trình mặt phẳng (BCD). Suy ra ABCD là một tứ diện. Tính VABCD.
b) Tìm tọa độ điểm A’ đối xứng với A qua mp(BCD)
c) Viết phương trình mặt cầu (S) tâm A tiếp xúc với mp(BCD).
Bài 3. (2 điểm)
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz cho mặt phẳng ( )α :
3x - 2y - 3z - 7 = 0 và đường thẳng ( ): 2 4 1
3 2 2
x− y+ z−
∆ = =
−
Viết pt chính tắc của đường thẳng qua điểm M(3; -2; -4), song song với mp( )α và cắt đường thẳng ( )∆ .