Phươngthức 3: Chuyển hoá các liên tưởng từ đối tượng này sang đối tượng khác để giúp học sinh có khả năng HĐKT đã có cần thiết

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực huy động kiến thức cho học sinh trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề luận văn thạc sỹ toán học (Trang 60 - 61)

Vì )α chứ ad và vuông góc với (R) nên mặt phẳng( )α nhận ad và nR

2.2.3.Phươngthức 3: Chuyển hoá các liên tưởng từ đối tượng này sang đối tượng khác để giúp học sinh có khả năng HĐKT đã có cần thiết

sang đối tượng khác để giúp học sinh có khả năng HĐKT đã có cần thiết hơn.

Khi giải bài tập toán tức là lúc ta phải huy động một tổ hợp kiến thức, để làm được điều đó thì cần có sự liên tưởng. Liên tưởng là một loại HĐ tư duy nó đòi hỏi người làm toán khi đứng trước một tri thức, một vấn đề cần phải biết liên tưởng đến tri thức cội nguồn, tri thức có liên quan. Còn chuyển hoá các liên tưởng tức là chuyển việc nghiên cứu đối tượng này sang nghiên cứu một bộ phận của đối tượng khác hoặc chuyển việc nghiên cứu đối tượng này sang một đối tượng khác tương tự. Chẳng hạn để nghiên cứu hình tứ diện thì ta chuyển sang nghiên cứu hình hộp, hoặc khi nghiên cứu một bài toán không gian ta chuyển sang nghiên cứu một bài toán phẳng gần với nó.

Hoặc là khi giải quyết một vấn đề ta sẽ liên tưởng đến những phương pháp hay bài toán đã từng giải quyết. Để thực hiện gợi động cơ theo cách này cần rèn luyện cho học sinh khả năng liên tưởng, thấy được chức năng của bài toán, ý nghĩa của bài tập hoặc GV có thể đưa ra một loạt các bài tập khác nhau mà việc giải các bài toán đó nhờ vào việc vận dụng các bài tập cơ bản mà học sinh đã được biết. HĐ đó chính là đã liên tưởng tới tri thức cội nguồn. Trong dạy học GV cần chú trọng việc rèn luyện đức tính kiên trì, ý chí tiến thủ và đặc biệt là kỹ năng biến đổi xuôi, ngược một cách song song với nhau cho học sinh sẽ giúp cho các em hình thành tốt đồng thời các liên tưởng ngược và liên tưởng thuận.

Việc chuyển hoá các liên tưởng là việc làm thường xuyên trước và sau mỗi bài học. Nó vừa có tác dụng củng cố, hệ thống kiến thức vừa có tác dụng gợi mở vấn đề. Có nhiều phương thức liên tưởng, đó là liên tưởng đến các khái niệm, định lí, hệ quả, qui tắc…; liên tưởng đến phương pháp hay những bài toán đã từng giải quyết. Ta sẽ đi cụ thể từng phương thức đó như sau:

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực huy động kiến thức cho học sinh trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề luận văn thạc sỹ toán học (Trang 60 - 61)