Quy hoạch Vùng KTTĐ phía Nam

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 111 - 120)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH LONG AN ĐẾN

3.1.1 Quy hoạch Vùng KTTĐ phía Nam

Bản quy hoạch này bao gồm Tp. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Các nội dung bản quy hoạch tóm lược như sau:

Tầm nhìn: Vùng KTTĐPN sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động và có tính cạnh tranh cao của cả nước, với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

Mục tiêu: Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu lên những mục tiêu phát triển chính của Vùng KTTĐPN bao gồm:

Mức tăng trưởng GDP của vùng phải cao hơn mức tăng trưởng của cả nước từ 10% đến 20%, là vùng dẫn đầu trong phát triển kinh tế của cả nước;

Tỷ trọng GDP của vùng so với cả nước phải tăng từ mức 36% như hiện nay lên mức 40%-41% vào năm 2010 và lên mức 42%-43% vào năm 2020.

Nội hàm liên quan đến tỉnh Long An: Long An được mong đợi sẽ tham gia tích cực vào công cuộc phát triển công nghiệp của vùng trong những lĩnh vực sau;

102

Ngành khai khoáng (nguồn nước khoáng tại tỉnh Long An)

Ngành chế biến nông-lâm-thủy sản: Rất nhiều ngành công nghiệp chế biến tại các trung tâm của Tp. HCM sẽ được đặt ở các tỉnh lân cận gồm Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Tây Ninh. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như đánh bóng gạo, chế biến lương thực-thực phẩm, chế biến lúa gạo, chế biến rau quả, chế biến tinh dầu thực vật, chế biến các sản phẩm sữa, chế biến thủy sản, công nghiệp giấy v.v.

Ngành cơ khí

Ngành hóa chất: Long An hiện nay đang sản xuất phân NPK và các sản phẩm nhựa

Kế hoạch phát triển cho ngành dệt may và da giày bao gồm sản xuất vải sợi, dệt, nhuộm và thuộc da, các phụ kiện may mặc và giày dép, các trung tâm thương mại

Ngành chế tạo vật liệu xây dựng: Sẽ đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh.

3.1.2.Quy hoạch vùng đô thị Tp. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, bản Quy hoạch này cũng tương tự như bản Quy hoạch vùng KTTĐPN, bao gồm Tp. HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích của khu vực nghiên cứu là 30.000 km², với số dân là 15 triệu người. Khu vực này có 190km đường bờ biển và 490km đường biên giới Việt Nam – Campuchia. Khu vực nghiên cứu mở rộng có bán kính 200km. Nội dung của Quy hoạch được tóm tắt như sau:

Tầm nhìn và Chiến lược: Theo bản Quy hoạch vùng Tp. HCM đến năm 2020, “Vùng Tp. HCM sẽ trở thành vùng phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao nhất cùng với tính bền vững; trở thành đầu tàu

tăng trưởng của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á và châu Á, trung tâm đẳng cấp quốc tế về tài chính và dịch vụ, trung tâm của các ngành công nghệ cao, trung tâm văn hóa – giáo dục & đào tạo – chăm sóc y tế - môi trường cảnh quan”. Các chiến lược chung cùng với các địa phương khác bao gồm:

Phát triển hệ thống đô thị cho vùng Tp. HCM với mối liên kết chặt chẽ và hội nhập với các thành phố lớn khác được kết nối nhờ các hành lang kinh tế đô thị;

Phát triển các khu công nghiệp đặc thù và khu Công nghiệp Công nghệ cao, đồng thời thiết lập hành lang kinh tế cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, với vai trò là động lực phát triển cho các tỉnh trong khu vực;

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội năng động và phong phú; Phát triển các khu du lịch và các điểm du lịch có chất lượng quốc tế, môi trường và cảnh quan đều được bảo vệ;

Đảm bảo phát triển cân bằng giữa khu vực đô thị và nông thôn;

Đưa ra định hướng đối với hạ tầng kỹ thuật: giao thông vận tải, hệ thống điện, cấp thoát nước, và vệ sinh môi trường phát triển theo hướng gắn kết và kết nối liên hoàn;

Cấu trúc không gian: Cấu trúc không gian của khu vực được quy hoạch theo mô hình cấu trúc đa cực với các cân nhắc như sau:

Hệ thống các đô thị: Hệ thống các đô thị trong Vùng Tp. HCM bao gồm khu vực đô thị hạt nhân và các đô thị/thành phố của các tỉnh lân cận. Khu trung tâm bao gồm Tp. HCM là thành phố hạt nhân cùng với các đô thị vệ tinh trong vòng bán kính 300km. Khu vực lân cận gồm các thành phố/đô thị nằm dọc theo hành lang chính:

Phía đông nam trên tuyến QL51: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Phía đông, dọc theo tuyến QL1A: huyện Long Khánh

104

Phía bắc, dọc theo tuyến QL13: huyện Chơn Thành, Bình Phước Phía bắc, dọc theo tuyến QL22: huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

Phía tây nam, dọc theo tuyến QL1A: các tỉnh Long An, Tiền Giang, Mỹ Tho.

Nằm trong cùng một hệ thống, các thành phố/đô thị sẽ có vai trò khác nhau. Các thành phố trực thuộc trung ương gồm Tp. HCM, và các đô thị cấp vùng như Vũng Tàu, Mỹ Tho, Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Đồng Xoài. Các thành phố/thị xã chuyên môn hóa gồm Long Thành (chuyên về thương mại, dịch vụ, khoa học), các thị xã Long Hải, thị xã Thác Mơ, thị trấn Dương Minh Châu, thị trấn Vĩnh An (chuyên về du lịch).

Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông chính bao gồm các đường vành đai đô thị 1 và 2, đường vành đai 3 (cao tốc) cho thành phố hạt nhân (trong vòng bán kính 30km) cũng như hệ thống các đường cao tốc hướng tâm nối thành phố hạt nhân với các khu tiểu trung tâm. Hệ thống các tuyến đường giao thông có tác động tới Long An gồm có QL 14 – N1 (khu vực Tây Nguyên – Đồng bằng Sông Cửu Long) và đường cao tốc nối từ đường vành đai 3 đến khu vực phía nam.

Phát triển các khu công nghiệp: Nhìn chung, Vùng Tp. HCM tập trung vào phát triển các ngành với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực chất lượng, các ngành hướng vào xuất khẩu, ngành luyện kim và các ngành phụ trợ. Chức năng công nghiệp theo quy hoạch sẽ phát triển tại các khu vực và theo các hướng sau:

Khu Công nghiệp Trung Nam Bộ tại Tp. HCM: các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, công nghiệp chính xác, và các ngành phụ trợ

Khu Công nghiệp Bắc Nam Bộ tại tỉnh Bình Dương: ngành khai khoáng, chế biến nông-lâm sản, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng

Khu Công nghiệp Đông Nam Bộ tại tỉnh Đồng Nai: đa ngành, chế biến nông- lâm sản, cơ khí, các ngành phụ trợ

Khu Công nghiệp Đông Nam Bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: công nghiệp nặng, dầu khí, lọc dầu, các ngành tại cảng biển

Khu Công nghiệp Tây Nam Bộ tại tỉnh Long An và Tiền Giang: chế biến nông-lâm-thủy sản, cơ khí cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng Khu Công nghiệp Tây Nam Bộ tại tỉnh Tây Ninh và Long An: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử.

3.1.3.Vai trò của Long An trong Quy hoạch Vùng Tp. HCM

Trong quy hoạch, sự phát triển trong tương lai chịu tác động bởi sự phát triển GTVT như sau:

Hành lang Đông Bắc – Tây Nam:Trong Quy hoạch này, tỉnh Long An sẽ hội nhập vào cấu trúc vùng thông qua hành lang Đông Bắc – Tây Nam nối Tp. HCM, thành phố Tân An, một số các thị trấn nhỏ và Mỹ Tho. Trục kinh tế này sẽ được tập trung với vai trò là một trong những trục phát triển chính của Vùng Tp. HCM với vùng ĐBSCL. Hiện nay, Long An được nối với Tp. HCM nhờ tuyến QL1, tuyến liên kết này sẽ được tăng cường khi hoàn thành và đưa vào khai thác Đại lộ Đông-Tây. Tuy nhiên, do cấu trúc lãnh thổ của Long An, trục liên kết này sẽ chỉ đi qua một đoạn ngắn của địa bàn tỉnh. Chính vì thế, chỉ có một phần của Long An được hưởng lợi từ trục kết nối này.

Đường vành đai 3 quy hoạch: Tuyến đường này với tiêu chuẩn đường cao tốc xác định khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi (trong khoảng bán kính 30km đến 50km) đi qua hầu hết các huyện quan trọng khu vực đông bắc Long An. Tuyến đường này sẽ góp phần cải thiện tính kết nối giữa các đô thị của huyện Đức Hòa, Bến Lức với Cần Đước, Cần Giuộc cũng như với các cảng biển tại Hiệp Phước, Tp. HCM qua tuyến cao tốc này.

106

Trong bản Quy hoạch Vùng Tp. HCM, vai trò của Long An không thực sự nổi bật so với các tỉnh lân cận. Dọc theo trục phát triển theo hướng tây nam tính từ thành phố hạt nhân, các đô thị hay thị trấn của Long An không được chú trọng, thế nhưng Mỹ Tho, với vai trò là thành phố đối trọng tại khu vực này, và sẽ trở thành đô thị loại I, trong khi Tp. Tân An chỉ là thành phố vệ tinh, đô thị loại II. Bản Quy hoạch xác định rõ vai trò của Long An trong toàn khu vực như sau:

Về phát triển đô thị: Long An sẽ bao gồm chuỗi 2 đô thị vệ tinh dọc theo trục Tây Nam đó là Tp. Tân An (đô thị loại II) và thị trấn Bến Lức (đô thị loại III).

Về phát triển công nghiệp: Long An sẽ tập trung vào ngành chế biến nông-lâm-thủy sản, cơ khí nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Về phát triển lĩnh vực dịch vụ, các dịch vụ quan trọng như giáo dục, y tế, du lịch, theo quy hoạch, sẽ không ở Long An.

.1.4.Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020

Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9 tháng 10 năm 2009. Phạm vi quy hoạch gồm thành phố Cần Thơ và toàn bộ 12 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Long An. Phạm vi nghiên cứu bao gồm khu KTTĐ phía Nam và các vùng liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Nội dung chính của quy hoạch như sau;

Tầm nhìn: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trong mạng lưới sản xuất nông sản đến năm 2050 có mức tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững.

Mục tiêu: Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch xây dựng khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm:

Tăng cường vai trò và tiềm năng của khu vực, với trung tâm là thành phố Cần Thơ

Phát triển cấu trúc không gian cho toàn khu vực với các hành lang và vùng kinh tế được phân bố đồng đều cho các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Phát triển các đô thị mới với các ngành kinh tế khu vực 2 và 3 mang tính đặc thù địa phương

Phát triển các vùng nông nghiệp hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao

Phát triển các khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế với danh thắng văn hóa, đô thị và tự nhiên

Tạo sự phát triển hài hòa giữa các khu đô thị và nông thôn

Xây dựng hệ thống xã hội đa dạng và linh hoạt, quan tâm đến bảo vệ môi trường

108

Bảng 3.1 Mục tiêu phát triển chính về dân số của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long Chỉ tiêu 2020 2050 Dân số Số dân 20 - 21 triệu 33 - 35 Đô thị hóa (%) 30 - 32 40 - 50 Xây dựng đô thị và các khu vực công nghiệp Diện tích xây dựng đô thị (ha) 100.000 – 110.000 320.000 – 350.000 Diện tích công nghiệp (ha) 20.000 – 30.000 40.000 – 50.000 Nguồn: Trích từ [18]

Mô hình phát triển vùng: Phát triển tập trung đa cực phối hợp với các hành lang kinh tế

Định hướng phát triển: Về cấu trúc không gian, khu vực đồng bằng sông Cửu Long quan hệ mật thiết với TP HCM và biên giới Campuchia thông qua hệ thống quốc lộ và các tuyến cao tốc nối liền trung tâm khu vực với các tiểu vùng. Về phân bố khu vực theo chức năng, có 3 cấp tổ chức bao gồm khu vực đô thị trung tâm với thành phố Cần Thơ, khu vực ngoại vi trong bán kính 30-50 km từ khu vực đô thị trung tâm, và các khu vực cạnh tranh bao gồm các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An, Bến Tre và Đồng Tháp.

Vai trò tỉnh Long An trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long:

Ngoại trừ một số trung tâm đô thị trong tỉnh, Long An được kỳ vọng sẽ phát triển dựa vào nông nghiệp. Vai trò của tỉnh bao gồm:

Thành phố Tân An: Thành phố công nghiệp-dịch vụ

Bến Lức và Đức Hòa: Có chức năng thị trấn công nghiệp, dịch vụ, du lịch, dịch vụ cảng của tỉnh

Khu vực công nghiệp đông bắc: Công nghiệp chế biến sản phẩm nông- lâm-ngư, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng

Đồng Tháp Mười: Khu vực bảo tồn môi sinh và du lịch.

Các dự án về hạ tầng: Quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đề cập đến một số dự án về hạ tầng như sau:

Mạng lưới đường bộ quốc gia: Phát triển QL1A, N2, đường cao tốc, QL50, N1, QL62

Hệ thống đường sắt: TP HCM– Mỹ Tho –Cần Thơ Cảng hàng hóa: Xã Tân Lập, huyện Cần Giuộc

Nhà máy nước mặt sông Hậu tại Tân Thạnh – Cần Thơ

Nhà máy nhiệt điện tại huyện Cần Đước (công suất 1.200 MW).

3.2.Các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long An đến năm 2020.

3.2.1.Mục tiêu tổng quát

Với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, trong những năm qua, mặc dù Long An đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng những thách thức đối với quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo cũng không phải là nhỏ. Đó là những yếu kém vốn có của nền kinh tế, đặc biệt là chất lượng và hiệu quả phát triển thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường còn quá yếu, những khó khăn mới nảy sinh, nhất là sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực và trên thế giới.

Do vậy, chính sách và cơ chế đầu tư trong thời gian tới là phải tác động tích cực đến đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các quan điểm định

110

hướng sau:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh với vị trí Long An là địa phương nằm trong khu vực biên giới của vùng đồng bằng sông Cửu Long và trong thế hội nhập kinh tế của khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 111 - 120)