Những thành tựu.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 106 - 108)

b. Trong công nghiệp.

2.3.1. Những thành tựu.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch mang tính tích cực và tiến độ, với tốc độ khá nhanh phổ chuyển dịch khá lớn,theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giảm tỉ trọng khu vực I (Nông – Lâm – Ngư nghiệp), tăng tỉ trọng trong khu vực II (Công nghiệp – Xây dựng), riêng khu vực III (Dịch vụ) phát triển chưa ổn định.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh, đặc biệt cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có bước thay đổi đáng kể theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với tỉ trọng KVI giảm dần từ 48.51% năm 2000 xuống 35.72% năm 2010. KVI đã thực hiện đúng theo định hướng quy hoạch. Mặc dù ngành nông nghiệp liên tục đối đầu với nhiều khó khăn về thời tiết bất lợi, dịch cúm gia cầm bùng phát, giá chi phí đầu vào tăng, nhưng khu vực nông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và ngày càng nâng cao tỉ suất hàng hóa.

KV II đã thực hiện nhiều đổi mới về công tác tổ chức cũng như công nghệ sản xuất nên tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra, cơ cấu kinh tế đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỉ trọng KVII trong GDP tăng từ 21.74% năm 2000 lên 31.10 % năm 2006, năm 2010 là 35.38%. Trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến phát triển mạnh các ngành chế biến thủy sản, xay xát lúa gạo, thức ăn gia súc,… dựa trên những lợi thế về nguồn nguyên liệu của tỉnh.

KV III cũng có sự tăng trưởng qua các năm, các hoạt động dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng nhất là trong khu vực ngoài nhà nước. Tỉ trọng khu vực này năm 2000 là 29.75%, năm 2010 là 28,90%, giảm gần 1 % trong đóng góp GDP.

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Long An cũng đã chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP, giảm tỉ trọng lao động khu vực I, đồng thời tăng tỉ trọng lao động khu vực II và khu vực III. Cụ hể, Cụ thể, tỉ trọng lao động khu vực I giảm khá mạnh, từ 61% (năm 2000) xuống còn 54% (năm 2005) và chỉ còn 42% vào năm 2010, trung bình giảm 1,9%/năm. Trong khi đó, tỉ trọng lao động khu vực II tăng khá nhanh mạnh, từ 17% (năm 2000) tăng lên 21% (năm 2005) và đến tăng lên 27% vào năm 2010, trung bình tăng 1.5 %/năm.

Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Long An đã có những bước chuyển dịch khác quan trọng, thể hiện sự nhất quán phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và huy động tất cả các nguồn lực trong khu vực ngoài nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước trong cơ cấu GDP của Long An , trong đó khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm giữ các ngành kinh tế quan trọng là xu hướng tích cực, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu thế chuyển dịch chung của nền kinh tế cả nước. Cụ thể, tỉ trọng GDP khu vực kinh tế Nhà nước giảm tương đối chậm, từ 16.9% (năm 2000) xuống còn 13.9% (năm 2010); giảm 3,9 điểm phần trăm, trung bình giảm 0,3.9%/năm. Dù khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng khá nhỏ và đang có xu hướng giảm với tốc độ tương đối chậm, song đây là khu vực chiếm giữ các ngành quan trọng, đóng vai trò động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh (đến cuối năm 2010 đã có 45 Doanh nghiệp Nhà nước và Công ty cổ phần cố vốn Nhà nước). Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh từ 9.6% (năm 2000) tăng lên 25.6% (năm 2010) tăng 16% . Đây là khu vực có tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm. Trong khi đó, tỉ trọng GDP khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cũng giảm chậm, từ 73.5% (năm 2000) giảm còn 60.6% (năm 2010). Đây là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm nhưng vẫn đóng vai trò quan

98

trọng nhất trong cơ cấu GDP của tỉnh Long An.

Cơ cấu lãnh thổ kinh tế tỉnh Long An chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất ở những địa phương đầu tàu là các huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm phát triển công nghiệp. Các địa phương được xem là đầu tàu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế như TP. Tân An, các huyện Bến Lức, Đức Hòa.

Các lãnh thổ phát triển có xu hướng ngày càng mở rộng và thu hẹp dần cáclãnh thổ kém phát triển. Sự phát triển này diễn ra phù hợp với qui luật chung vì những lãnh thổ phát triển có sự CDCCKT tốt nhất hiện nay hoặc là những đô thị động lực - trung tâm kinh tế kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh và vùng với mật độ tập trung dân cư cao.

Long An có thể tập trung nguồn lực đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn hiện nay, đặc biệt là các huyện Vùng Đồng Tháp Mười, nhưng cũng chú ý đầu tư các vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 106 - 108)