Giải pháp về chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 130 - 139)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH LONG AN ĐẾN

3.4.2. Giải pháp về chính sách đầu tư

Thực hiện các chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh dựa trên sự phát triển bền vững.

Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn nguồn FDI bằng các cơ chế miễn giảm thuế, giá thuê đất, chuẩn bị hạ tầng khu công nghiệp.

Thực tế cho thấy, các vấn đề liên quan đến triển khai vốn đầu tư trực tiếp (FDI) , từ lúc ký kết cho đến khi đưa được đồng vốn vào việc cụ thể luôn phức tạp, nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự chậm trễ. Đại diện các nhà đầu tư khuyến nghị, việc gia hạn thêm cho dự án là bất đắc dĩ bởi sẽ kéo dài thời gian thực hiện, làm nảy sinh một số hệ lụy như: Chậm đưa dự án vào hoạt động, các đối tượng hưởng lợi sẽ bị thiệt thòi; chi phí giám sát và quản lý gia tăng; tăng gánh nặng trong việc chi trả các chi phí…0T0TVì vậy, để đáp ứng đúng tiến độ giải ngân vốn FDI, Long An cần xác lập và thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà đầu tư, cơ quan chủ quản, nhà thầu, tư vấn giám sát và các đối tượng thụ hưởng. Đây là mối quan hệ gắn bó, cùng mục tiêu cuối cùng của mỗi dự án nhưng lại có vai trò và quyền lợi khác nhau. Các bên cần thống nhất cung cách làm việc, trao đổi và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Theo nhiều chuyên gia, công tác giải phóng mặt bằng( GPMB) luôn là thách thức lớn, nhất là đối với dự án trong lĩnh vực giao thông. Đến nay, tình trạng chậm tiến độ chủ yếu do công tác chuẩn bị lúng túng, hoặc có mức bồi thường không hợp lý. Từ đó, cần nghiên cứu khả năng áp dụng cách làm mới là đề xuất việc cấp chi phí GPMB sẽ do nhà đầu tư FDI đảm nhận đối với các dự án quy mô lớn. Các dự án nhỏ và chi phí này ở mức thấp có thể lấy từ nguồn vốn đối ứng. Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương. Những dự án, chương trình thu hút vốn FDI thành công sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm để các dự án khác tham khảo cách làm, chú trọng áp dụng mô hình quản lý phù hợp. Đối với những dự án

gặp khó khăn dẫn đến ách tắc, chậm giải ngân phải quan tâm đôn đốc và chủ động giao ban định kỳ với ban quản lý dự án để nắm bắt tình hình, tìm biện pháp thúc đẩy tiến độ…

3.4.3.Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường các hoạt động đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, các lĩnh vực; khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của nhà đầu tư và các trung tâm giới thiệu việc làm.

Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ cao về công tác tại địa phương; liên kết, hợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động. Kết hợp hài hòa giữa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo.

Thực hiện tốt các giải pháp sau:

Xác định đúng nhu cầu đào tạo

Các tổ chức cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Khi xây dựng chương trình đào tạo việc xác định nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nên coi lãnh đạo các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cá nhân viên được đào tạo là “khách hàng” của mình trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo. Việc trao đổi và thu thập thông tin từ các “khách hàng” này cá một vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện chương trình và đặc biệt là khi tổ chức áp dụng các kiến thức này vào trong thực tế.

122

Việc tổ chức các chương trình đào tạo chỉ nên đựơc tiến hành khi doanh nghiệp cá đủ cơ sở để kết luận là hiệu quả làm việc của doanh nghiệp và cá nhân chưa cao là do các cán bộ của họ thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc có thái độ chưa thích hợp với công việc. Chỉ trong những tình huống này thì đào tạo mới phát huy được tác dụng. Trong các tình huống khác thì đào tạo không phải là giải pháp hữu hiệu nhất. Tổ chức cần làm cho các cán bộ quản lý nhận thức rõ được vai trò của đào tạo đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức.

Hoàn thiện phương pháp đào tạo

Tổ chức nên kiểm soát chặt chẽ việc thiết kế khóa học của các cơ sở đào tạo nhất là phương pháp mà cơ sở cung cấp chương trình đào tạo sử dụng để giảng dạy. Đặc biệt nên yêu cầu các cơ sở này đưa ra các bài tập tình huống, các chủ đề thảo luận gắn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cũng nên duy trì một tỷ lệ nhỏ các bài tập tình huống về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới. Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại với quy mô lớp nhỏ để nâng cao chất lượng đào tạo. Phương pháp đào tạo cần khuyến khích tính chủ động phát huy tính năng động sáng tạo của người học. Tổ chức và các cơ sở cung cấp các chương trình đào tạo nên xây dựng, hoàn thiện và sử dụng những phương pháp giảng dạy sao cho cá thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất và không bỡ ngỡ khi đem áp dụng những kiến thức đó vào thực tế sản xuất.

Xây dựng tốt chương trình đào tạo

Khi thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo tổ chức cần thực hiện tốt các bước để xây dựng một chương trình đào tạo. Xác định đúng nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo và nội dung cần đào tạo. Để chương trình đào tạo đạt chất

lượng và hiệu quả là cung cấp cho tỉnh một đội ngũ lao động cá chất lượng cao cần phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, thích ứng với cơ chế thị trường và sự phát triển của khoa học công nghệ. Cần bổ sung vào chương trình đào tạo những kiến thức mới, những phần học mang tính thực hành để khi ra trường cá thể vận dụng ngay được kiến thức đào tạo. Lựa chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ giảng dạy cũn nhiều hạn chế. Vì vậy cần đánh giá và có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên cá chất lượng giảng dạy cao. Để thấy được chất lượng hiệu quả của những chương trình đào tạo cũng như những hạn chế cần khắc phục thì một công việc không thể thiếu là đánh giá chương trình đào tạo. Khi đánh giá

các chương trình đào tạo, cần sử dụng các bảng hỏi để thể hiện mức độ hài

lòng của các học viên khi tham dự lớp học ngay sau khi khóa học kết thúc. Các cơ sở đào tạo cần thực hiện việc kiểm tra quá trình học của học viên, đánh giá lượng kiến thức mà họ thu được. Đặc biệt là khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của người lao động. Đánh giá chương trình đào tạo sẽ cho tổ chức thấy được những chi phí cũng như lợi ích mà chương trình đào tạo thu được từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị học tập

Như chúng ta đó biết chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy cá vị trí quan trọng. Bởi trên thực tế đây là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tế sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dần đến sản xuất, giúp học sinh cá cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học… Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, cá ảnh

124

hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của

người học… Trang thiết bị học tập bao gồm phòng, lớp, xưởng, thiết bị dạy học và các cơ sở hạ tầng khác. Để công tác giảng dạy đạt chất lượng cần phải trang bị các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại. Để làm được điều này cần tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo, đây là nguồn lực chủ yếu để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị học tập. Tổ chức cần tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của tổ chức. Các cơ sở dạy nghề cần tự bổ sung kinh phí để cá thể tự mua sắm trang thiết bị. Cần từng bước tiến hành thay thế trang thiết bị cũ lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại đa năng, ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy và học tập thông qua hệ thống trang thiết bị phù hợp. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang htiết bị học tập sẽ gúp phần quan trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

3.4.4.Giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước

Hiện đại hóa nền hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử; củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; tích cực tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập.

Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và thực hiện chuẩn

hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương.

3.4.5.Giải pháp về khoa học và công nghệ

Tiếp tục đổi mới cơ chế, hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với tiến trình cải cách hành chính; đào tạo, bồi dưỡng và có kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ, thực hiện tốt chính sách đãi ngộ các nhà khoa học, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát triển thị trường khoa học công nghệ.

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ; tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giao, giám định công nghệ, chất lượng và ô nhiễm môi trường.

Cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Nguồn nhân lực:

+ Tăng cường nguồn nhân lực hoạt động KH&CN, có chế độ chính sách cụ thể khuyến khích năng lực tư duy nghiên cứu sáng tạo...

+ Quy định, người phụ trách KH&CN ở cấp địa phương phải là công chức nhà nước, được đãi ngộ thích đáng và gắn trách nhiệm, có thưởng phạt cụ thể, rõ ràng.

+ Tỉnh Long An cần tăng cường cán bộ về giúp cho huyện. + Đưa hệ thống mạng M-office về huyện

Về cơ chế chính sách:

+ Về chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ: điều chỉnh chính sách hỗ trợ theo cơ chế 70/30 cho tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội

+ Về chính sách đầu tư: hoàn thiện các qui định liên quan đến đầu tư cho các hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện.

+ Về chính sách sử dụng cán bộ khoa học công nghệ: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất cho đội ngũ cán bộ khoa học,...

126

+ Về cơ chế tài chính: Cho phép nhà nghiên cứu được linh hoạt chuyển đổi thuận lợi nội dung nghiên cứu,..

+ Cần xem xét việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn giữa Sở KH&CN với UBND huyện về quản lý KH&CN ở địa phương.

Xây dựng câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm :

Câu lạc bộ năng suất cao thực chất là nơi tập hợp những chủ trang trại, những nông dân có chung ngành nghề sản xuất, cùng mục tiêu đạt năng suất ngày càng cao. Thông qua câu lạc bộ này, bà con được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn... Nhờ đó, "bức tranh" nông nghiệp ở xã, huyện, thị ngày càng khởi sắc.

Tăng cường thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân truy cập và khai thác kịp thời các thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất tại điểm khoa học công nghệ thông tin của xã.

3.4.6.Xúc tiến đầu tư thương mại, liên kết, hợp tác phát triển

Phát triển kinh tế đối ngoại toàn diện, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài; tăng cường hợp tác liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương trong nước và quốc tế, trong đó có các tỉnh của Vương quốc Campuchia. Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và xây dựng một số thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm có lợi thế.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch trong và ngoài nước, ưu tiên thu hút những lĩnh vực có yêu cầu trình độ, công nghệ tiên tiến; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển đa dạng, đồng bộ các loại thị trường.

3.4.7.Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội; thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở Quy hoạch này, lập các biện pháp cụ thể về quản lý, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đối với từng khu vực trong tỉnh; đồng thời xây dựng và thực hiện Chương trình quản lý môi trường để giám sát, cảnh báo những tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế, xã hội, có biện pháp xử lý kịp thời.

128

Tóm tắt chương 3

1. Có các căn cứ làm cơ sở đề xuất quan điểm, định hướng CDCCKT tỉnh Long An : dựa vào vị trí, chức năng của Long An trong vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL; dựa vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An đến năm 2020; dựa vào sự thay đổi địa giới hành chính cấp huyện và những biến động trong phát triển kinh tế từ năm 2008; dựa vào nhận diện cơ hội và thách thức đem đến từ sự hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Từ những căn cứ trên, luận văn đã xác định các quan điểm và dự báo một số mục tiêu mang tính định hướng CDCCKT tỉnh Long An. Theo đó, dự báo đến năm 2020, các ngành phi nông nghiệp sẽ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP tỉnh Long An . Cụ thể là KVI chiếm 15%, KVII chiếm 45% và KVIII là 40%. Cơ cấu lao động tương ứng sẽ là 25,7%, 32,2% và 42,1% đạt tiêu chí CNH đã đề ra.

Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần đến năm 2020 thì kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 130 - 139)