Đánh giá chung

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2000-

2.1.4Đánh giá chung

Các nguồn lực và tiềm năng:

Xét đến vị trí địa lý, Long An thuộc cả vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL, đây là một trong những tiềm năng quan trọng nhất của tỉnh. Tỉnh có khả năng trở thành cửa ngõ của hai vùng, đồng thời có thể tận dụng lợi thế

của cả 2 vùng trong lĩnh vực công nghiệp và nông-lâm-ngư nghiệp.

Long An là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ chốt, có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh mà còn đối với sự phát triển của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Dựa trên Kế hoạch phát triển Công nghiệp đối với vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2015 (cân nhắc đến năm 2020), cùng với các tỉnh khác, Long An có lợi thế trong việc khai thác nguồn nước khoáng, đây là một phần của ngành công nghiệp khai khoáng. Long An cũng được dự báo là sẽ hỗ trợ phát triển cho các vùng kinh tế xung quanh như Tp.HCM và ĐBSCL.

Một trong những tài nguyên thiên nhiên chính của Long An chính là nguồn cấp nước từ cả nước mặt và nước ngầm, đặc biệt là nguồn nước từ sông Tiền và hồ Dầu Tiếng. Nguồn nước mặt dồi dào có được nhờ có nhiều sông ngòi và mật độ sông ngòi dày đặc. Theo dự báo, nguồn nước ngầm cũng đủ đáp ứng nhu cầu với công suất khai thác hiện nay mới chỉ ở mức 2,6%. Vì thế, tiềm năng này được coi là nguồn nước khoáng lớn trong quy hoạch phát triển Vùng KTTĐ phía Nam.

Vùng đất ngập nước của Long An cũng là một trong những nguồn lực chính cần phải thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học. Những loại động-thực vật quý hiếm và có giá trị cao, đặc biệt là tại khu vực bảo tồn đất ngập nước Láng Sen đã được thế giới công nhận. Tiềm năng của khu vực này đối với nghiên cứu sinh học và dược phẩm đã được khám phá và nghiên cứu. Những khu vực đất ngập nước/đầm lầy tương tự cũng có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch sinh thái.

Long An nằm trong vùng trũng cùng với các đặc điểm của vùng đất ngập nước biến khu vực này thành tài sản nông nghiệp quý giá, đặc biệt là đối với lúa gạo, một sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam.

58

Mặc dù có sẵn các nguồn lực kể trên, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề và khó khăn cần giải quyết để có thể tối đa hóa các tiềm năng phục vụ cho phát triển. Các vấn đề chính như sau:

Long An có nguồn nước dồi dào nhưng chất lượng nước đang ngày một giảm sút không thích hợp sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp cũng như sử dụng trong sinh hoạt của người dân. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với nguồn nước mặt từ các dòng sông do hiện tượng nhiễm mặn tăng lên theo mùa, đặc biệt là trong mùa khô. Tuy nhiên, tình trạng xâm nhập mặn đang dần được cải thiện trong những năm gần đây nhờ nguồn nước lấy từ hồ Dầu Tiếng và sông Tiền. Tuy nhiên, chưa có sự ổn định về mức độ cải thiện hay sẽ đảm bảo sẽ có một giải pháp lâu dài cho vấn đề này. Một nguyên nhân khác dẫn đến chất lượng nước xuống cấp là do ô nhiễm từ nguồn nước thải từ những khu vực như Tp. HCM. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ở Tp. HCM và một số khu vực của Long An sẽ khiến các dòng sông càng trở nên ô nhiễm hơn.

Nguồn nước ngầm cũng có những hạn chế nhất định về mặt trữ lượng. Rõ ràng là trữ lượng nước ngầm thì sẽ không thay đổi song nhu cầu về nước ngày càng tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng các ngành công nghiệp cũng như sự gia tăng dân số. Chính phủ đã quyết định di dời các ngành công nghiệp ra khỏi Tp. HCM và chuyển đến các khu vực lân cận, và Long An chính là một khu vực được lựa chọn thay thế. Hơn nữa, là một phần của Vùng KTTĐ phía Nam và ĐBSCL, tỉnh Long An có vai trò hỗ trợ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Do đó theo dự kiến các khu dân cư sẽ phát triển một cách tự nhiên quanh các khu công nghiệp. Các dòng sông và tài nguyên đất đang bị xâm nhập mặn, đây cũng là mối đe dọa lớn đối với chất lượng nguồn nước ngầm. Hơn nữa, phải quyết định và giám sát được ngưỡng cấp nước ngầm để tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

Các khu bảo tồn đất ngập nước, đầm lầy cũng được coi là các tài nguyên rừng của Long An. Chính phủ đã cam kết dành ngân sách hàng năm cho việc bảo vệ và quản lý Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nổi tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho công tác bảo vệ. Hơn nữa, vẫn chưa tối đa hóa việc phát triển khu bảo tồn là nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển du lịch.

Nằm trong khu vực trũng với các vùng đất ngập nước đem lại cho Long An cả lợi thế cũng như khó khăn. Điều kiện này thuận lợi cho sản xuất lúa gạo, đặc biệt là giống lúa nước có nhu cầu cao. Tuy nhiên, khu vực trũng này cũng luôn phải hứng chịu các trận lũ lụt thường xuyên xảy ra.

Các loại đất ở Long An thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nhưng lại gặp phải vấn đề về sự mất cân bằng trong các thành phần của đất, đặc biệt là hàm lượng NPK trong đất phèn. Đây là thành phần hóa học cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng nhưng nếu dư thừa thì sẽ gây độc hại.

Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, v.v. Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và cũng chưa có được giải pháp hữu hiệu về vấn đề này. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường kể trên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế cũng như điều kiện sống của người dân, đặc biệt là về nguồn nước.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Long An thời kì 2000 – 2010 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)