Nguồn lực kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2000-

2.1.3.Nguồn lực kinh tế-xã hộ

2.1.3.1 Dân cư và lao động

Dân số: Long An là một trong những tỉnh đông dân của đồng Bằng Sông Cửu Long , năm 2011 quy mô dân số là 1,44 triệu người mật độ dân số trung bình 323 người/ km2 . , chiếm 10,1% dân số Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và 8,1% dân số Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tốc độ tăng trưởng dân số của tỉnh có vẻ đang trên đà giảm từ 1.4% năm 2000 xuống còn 0.64% năm 2010 còn tốc độ đô thị hóa vẫn tăng ổn định từ 16,2% năm 2000 lên 17,6% năm 2010, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức bình quân cả nước (28,1%) cũng như mức bình quân của vùng KTTĐ phía Nam (58,0%), và của vùng ĐBSCL (21,5%).

Mặc dù mức tăng trưởng dân số đã giảm, tỷ lệ sinh (ở mức 17,4‰) và tỷ lệ người sinh con thứ ba (8,3%) đều cao hơn so với chỉ tiêu dự kiến lần lượt là 0,62‰ và 1,3%. Cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

vùng phát triển hơn so với các khu vực khác của tỉnh. Tuy nhiên, mức đô thị hóa ở vùng KTTĐ này (21,3%) cao hơn so với vùng Đồng Tháp Mười (13,9%) và vùng Hạ (7,8%). Ở hầu hết các huyện, chỉ có thị trấn ở trung tâm được coi là đô thị còn các xã còn lại đều thuộc vùng nông thôn. Duy nhất ở thành phố Tân An có 9 phường và 5 xã.

Biểu đồ 2.1 Dân số của tỉnh Long An theo thành thị và nông thôn,

giai đoạn 2000-2010

Nguồn: Tác giả thực hiện theo số [7]

Lao động: Trình độ học vấn của lao động phổ thông đang được cải thiện. Tỷ lệ lao động mù chữ giảm từ 2,9% năm 1996 xuống còn 2,5% năm 2005. Trong khi số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 34% năm 1996 xuống còn 28% năm 2000 và 22% năm 2005. Số lao động tốt nghiệp trung học đang tăng dần từ 7,5% năm 1996 lên 9,1% năm 2000, 11% năm 2002 và 17% năm 2005.

Trình độ học vấn của lao động nông thôn cũng tương tự như trình độ học vấn của lao động toàn tỉnh nhưng có xuất phát điểm thấp hơn so với các

42

khu vực thành thị. Số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học năm 2005 vẫn ở mức cao là 25% trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 6,1%. Số lao động có trình độ trung học phổ thông ở khu vực nông thôn và thành thị lần lượt là 13% và 37%.

Theo một cuộc điều tra về lao động trong tháng 7 năm 2000, số năm đến lớp trung bình của lao động phổ thông của tỉnh Long An là 6,4 năm tức là cao hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL ( 5,9 năm ) nhưng thấp hơn mức trung bình của cả nước (7,4 năm).

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh, đào tạo lao động, đặc biệt là lao động nông thôn được xem là nhiệm vụ chiến lược của tỉnh để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù nguồn nhân lực địa phương còn hạn chế (lao động có tay nghề) nhưng tỉnh có 11 trung tâm và trường dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm đạt chuẩn quốc gia. Các cơ sở đào tạo đã đào tạo 7.800 học viên năm 2004; tuy nhiên, chỉ giúp tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 24%. Nói cách khác, tỉnh vẫn gặp khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực (lao động có chất lượng) trong quá trình hội nhập.

Trình độ tay nghề của lao động: Theo điều tra về lao động và việc làm tháng 7 năm 2005, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi chưa qua đào tạo chiếm tới 90% trong khi tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn chỉ chiếm 10%, trong đó 3,1% có trình độ công nhân kỹ thuật, 3,7% có trình độ trung học dạy nghề và 3,7% có trình độ cao đẳng/đại học.

Ở các vùng nông thôn, số lao động có bằng cấp chuyên môn còn thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh. Năm 2000, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo chỉ chiếm 7,2% và tăng không đáng kể lên 7,7% năm 2005. Tuy nhiên, lao động qua đào tạo có xu hướng tăng rất rõ nét từ 6,6%/năm vào năm 1996 lên 26% năm 2005 và 30% năm 2007. Lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao: 93% năm 1996 và 70% năm 2007.

Ở các khu vực đô thị, lao động có tay nghề tăng từ 18% năm 1999 lên 25% năm 2005. Số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ đáng kể và vẫn đang tăng do giảm tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo từ 76% năm 1996 xuống còn 57% năm 2005.

Trong những năm tới, tỉnh cần có các chính sách và biện pháp để tăng nhanh số lượng lao động qua đào tạo và có tay nghề. Cần thực hiện đào tạo nghề song song với giáo dục, đặc biệt là cho lao động nông thôn nhằm không chỉ nâng cao chất lượng lực lượng lao động mà còn đảm bảo cải thiện chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Giao thông đường bộ: Đến cuối năm 2004 tổng số km đường bộ trên

địa bàn tỉnh là 1.698 km, trong đó đường nhựa 474 km chiếm tỉ trọng 27,9%, đường cấp phối 1053 km (62%), đường loại khác 171 km (10,1%) (không tính đường nông thôn).

Tổng chiều dài cầu 15.799 md/346 cái, trong đó cầu Beton các loại 7.099 md/123 cái, cầu dầm, dàn các loại 6812 md/194 cái, các loại khác 1889 md/29 cái.0T0TMật độ đường theo diện tích tăng từ 0,198 Km/KmP

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)