Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã khai thác tốt hơn thế mạnh về đất và rừng, bước đầu phát huy để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và kinh tế trang trại. Công nghiệp của vùng đã có bước phát triển phù hợp với điều kiện của vùng như chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng; phát triển thủy điện,nhiệt điện than, công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí… CCKT trong vùng đã có sự dịch chuyển tích cực. Tuy nhiên, tỉ trọng của vùng so với cả nước hiện khá thấp,chỉ chiếm 6% GDP [27, tr.26].

Vùng đồng bằng sông Hồng đã hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, bước đầu phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao,nông nghiệp cao sản và chất lượng cao; du lịch và dịch vụ đa dạng. CCKT trong vùng đã có sự dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa với tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm 83,8%. Tỉ trọng GDP của vùng hiện đứng thứ hai cả nước (sau Đông Nam Bộ) chiếm 22,5%.

Vùng Duyên hải miền Trung đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế vùng ven biển, hải đảo. Nhiều khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp bắt đầu được xây dựng và từng bước phát huy hiệu quả; du lịch bước đầu được phát triển; chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, vật nuôi phù hợp, giảm thiểu tác động xấu của thiên tai… GDP của vùng hiện bằng 14,5% của cả nước; CCKT trong vùng có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp khá rõ nét.

Vùng Tây Nguyên đang triển khai phát triển thủy điện; xây dựng các cụm công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu nông lâm sản;phát triển mạnh kinh tế trang trại; cơ cấu lại cây trồng, phát triển chăn nuôi. CCKT đã có sự chuyển dịch tích cực, đã từng bước chú trọng phát triển ngành dịch vụ.Đây là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, với tỉ trọng GDP thấp nhất của cả nước,chỉ chiếm 2,8%.

28

Vùng Đông Nam Bộ đã phát huy những lợi thế của vùng trọng điểm và kết cấu hạ tầng để phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và phát triển đô thị. CCKT trong vùng đã có sự dịch chuyển tích cực, các ngành phi nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao lên đến 95,2% GDP, trong đó, ngành công nghiệp tăng nhanh theo hướng CNH, HĐH từ 47,9% năm 1995 lên 60,2% năm 2005. Đây là vùng có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế nước ta hiện nay với tỉ trọng GDP cao nhất của cả nước chiếm tới 36,9%.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai cơ cấu sản xuất trong toàn vùng, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. Việc phát triển ngành thủy sản, nhất là nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và CDCCKT, nâng cao hiệu quả đầu tư và thu nhập của nhân dân. Tỉ trọng GDP của vùng hiện bằng 17,3%, đứng thứ ba cả nước.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)