CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2000-
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinhtế tỉnh Long An thời kì 2000 – 2010 1 Chuy ển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, là cốt lõi của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý ở Long An sẽ tạo điều kiện và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đề ra.
60
Đối với trường hợp tỉnh Long An, nhờ quyết tâm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ chính quê hương mình, Chính quyền và nhân dân toàn tỉnh đã tận dụng những nguồn lực phát triển, tạo nên những thành công ban đầu trong phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng.
Nền kinh tế tỉnh Long An có dấu hiệu khởi sắc từ năm 2000 đến nay và liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai đoạn 2000 – 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh năm 1994 tăng từ 4709 tỉ đồng (năm 2000) lên đến 7333.7 tỉ đồng (năm 2005) và đạt 14339 tỉ đồng vào năm 2011 (cả nước đạt 584073 tỉ đồng, chiếm 2.5 %), tốc độ tăng trưởng bình quân toàn giai đoạn đạt 9.2%, cao hơn 2.1% so với cả nước (đạt 7,1%).
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Long An giai đoạn 2000-2010 ( giá so sánh )
Năm
Tốc độ tăng GDP của nền
kinhtế (%) Nông nghiệp(%) Công nghiệp-xây dựng(%) Dịch vụ(%)
2000 6,5 4 15,5 3,4 2002 10,1 8,7 15,0 9,0 2003 9,4 6,2 25,6 10,0 2004 9,6 5,6 15,0 15,0 2005 10,7 5,1 12,8 14,8 2006 11,1 1,5 19,7 3,2 2007 13,5 4,6 44,1 16,9 2008 14 5,7 17,7 17,7 2009 7,6 3,9 3,6 10,3 2010 12,6 5 10,3 21,2 Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5},[6},[7]
Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh tính theo giá thực tế, tăng từ 5928.3 tỉ đồng (năm 2000) lên đến 11511.8 tỉ đồng (năm 2005) và đạt 34397.3 tỉ đồng vào năm 2010. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) tăng từ 4.4 triệu đồng/người (năm 2000) lên 23.7 triệu đồng/người (năm 2010). Nền kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển mới góp phần nâng cao mức
sống của người dân và tác động mạnh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cơ cấu kinh tế theo ngành.
Để phân tích một cách kĩ lưỡng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Long An, Luận văn sẽ tiến hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo 2 cấp độ: Phân ngành cấp I (bao gồm các nhóm ngành kinh tế vĩ mô) và phân ngành cấp II.
2.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh tế
tỉnh Long An (phân ngành cấp 1)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu theo các nhóm ngành cấp I trong tổng thể nền kinh tế, được nhìn nhận dưới góc độ vĩ mô. Do mục đích muốn nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau nên trong mục này, khóa luận sẽ tiến hành phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành trong tổng thể nền kinh tế theo 3 nhóm: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa nhóm ngành sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất; giữa khi vực I (Nông – Lâm – Ngư nghiệp), khu vực II (Công nghiệp – Xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ).
a.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giữa khu vực nông nghiệp và
phi nông nghiệp
Bảng số liệu 2.5 cho thấy cơ cấu GDP ngành kinh tế giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp của Long An trong giai đoạn 2000 – 2010 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm dần tỉ trọng GDP khu vực nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp. Cụ thể, tỉ trọng GDP khu vực nông nghiệp đã giảm 12.7% trong vòng 10 năm, trung bình giảm 1.27%/năm, từ 48.5% (năm 2000) xuống còn 42.7% (năm 2005) và chỉ còn 35.8% vào 2010. Trong khi đó, tỉ trọng GDP khu vực phi nông nghiệp luôn cao hơn tỉ trọng GDP khu vực nông nghiệp và tăng nhanh, từ 51.5% (năm 2000) lên
62
57.3% (năm 2005) và đạt 64.2% vào năm 2010, tăng 12.7% trong toàn giai đoạn.
Bảng 2.3 .GDP thực tế và cơ cấu GDP của tỉnh long an giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp
Năm GDP thực tế (tỉ đồng ) Cơ cấu (%) NN PHI NN NN PHI NN 2000 2876 3052.1 48,5 51,5 2002 3499 3680.9 48,7 51,3 2003 3686.3 4429.5 45,4 54,6 2004 4132.4 5337.6 43,6 56,4 2005 4912.7 6598.9 42,7 57,3 2006 5365.4 8455.5 38,8 61,2 2007 6485.9 11182.6 36,7 63,3 2008 9396.2 14446.7 39,4 60,6 2009 10601.9 17128.7 38,2 61,8 2010 12315.8 22081.4 35,8 64,2 Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5],[6],[7]
Nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự chuyển dịch trên là do khu vực phi nông nghiệp trong giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng của khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng toàn giai đoạn 2000-2010 của khu vực nông nghiệp đạt 5% trong khi đó chỉ số này của khu vực phi nông nghiệp là 15%, gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp. Đặc biệt, năm 2007, tốc độ tăng trưởng của khu vực phi nông nghiệp (30.5%) cao hơn gần 6.6 lần so với khu vực nông nghiệp (4.6%).
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ( Giá so sánh ) giữu khu vực Nông nghiệp và phi nông nghiệp 2000-2010 ( Nguồn tác giả
lập)
Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu của [5],[6],[7]
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa tạo nên sự chuyển dịch đó chính là sự khả năng mở rộng diện tích nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, buộc tỉnh phải chú trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp, nên trong cơ cấu kinh tế Long An ngay từ năm 2000 (thậm chí là trước đó), tỉ trọng của khu vực nông nghiệp vẫn thấp hơn tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp. Nếu so sánh với Tiền Giang hoặc Bình Phước những địa phương có nguồn lực tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp như Long An, có thể nhận ra một cách rõ ràng hơn nhận định trên. Năm 2000, Bình Phước có tỉ trọng GDP nông nghiệp 60,8%, cao hơn nhiều so với nhóm ngành phi nông nghiệp (39,2%). Tương tự, con số tương ứng của Tiền Giang là 56,5% và 43,5%. Bên cạnh đó, những năm đầu thế kỉ XXI cũng là thời kì ngành công nghiệp Long An bắt đầu phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
64
Nhiều xí nghiệp và khu công nghiệp được hình thành dựa trên thế mạnh về vị trí giáp thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam , nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, cùng với chính sách khuyến công của UBND tỉnh và nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của công nghiệp. Hơn nữa, với những lợi thế về nguồn lực phát triển dịch vụ, đặc biệt là du lịch cùng nhiều chính sách khác trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã góp phần vào mức tăng trưởng khá cao của nhóm ngành này, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo 2 khu vực nông nghiệp – phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ.
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Long An giữa 2 khu vực Nông nghiệp và Phi nông nghiệp giai đoạn 2000-2010
Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu của [5],[6],[7]
Cũng trong giai đoạn này, sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa 2 khu vực trên của cả nước diễn ra chậm chạp, tỉ trọng nhóm ngành nông nghiệp chỉ giảm 2,51%, từ 24,53% (năm 2000) xuống còn 22,02% (năm 2011). Như vậy, trong tương quan so sánh với tốc độ tăng của tỉnh Long An là khá nhanh
chóng. Mặc khác, nếu như vào năm 2000, tỉ trọng GDP nhóm ngành phi nông nghiệp của Long An thấp hơn nhiều so với cả nước (cả nước 75,47%, Long An : 51%), thì sau 10 năm chuyển dịch, chỉ số này của tỉnh đã cải thiện hơn so với trước (cả nước: 77,98%, Long An: 64.2%). Qua đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa 2 khu vực nông nghiệp – phi nông nghiệp của Long An đã diễn ra khá mạnh mẽ, chuyển biến tích cực và khá hợp lí theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tuy nhiên do là tỉnh thuần nông nên tỉ trọng nông nghiệp vẫn còn cao.
Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu GDP, sự chuyển dịch cơ cấu lao động hoạt động trong nền kinh tế cũng là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh Long An trong giai đoạn 2000 – 2010 được thể hiện trong bảng 2.4 trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế của Long An có sự chuyển dịch tương đối khá theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp, đồng thời tăng dần tỉ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp. Cụ thể, tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp giảm 19% trong vòng 10 năm, từ 61% (năm 2000) xuống còn 42% (năm 2010), trung bình giảm 1,9%/năm. Trong khi đó, tỉ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp lại tăng tương ứng với sự giảm sút tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, từ 39% (năm 2000) lên đến 58% (năm 2010).
66
Bảng 2.4 Số lao động đang làm việc , cơ cấu lao động và năng suất lao động phân theo nông nghiệp-phi nông nghiệp