CHỈ TIÊU 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Cơ cấu

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 102)

b. Trong công nghiệp.

CHỈ TIÊU 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Cơ cấu

sánh ) của các khu vực kinh tế ở Long An giai đoạn 2000-2010

CHỈ TIÊU 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Cơ cấu Cơ cấu GDP (%) Kinh tế nhà nước 16.9 14.8 14.0 13.1 13.7 13.9 Kinh tế ngoài nhà nước 73.5 67.3 61.7 60.0 59.5 60.6 Tập thể 1.3 0.8 0.8 0.6 0.2 0.1 Tư nhân 3.6 8.0 10.7 12.7 13.5 16.4 Cá thể 68.6 58.5 50.2 46.7 45.9 44.0 Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài 9.6 17.9 24.3 26.9 26.8 25.6

Tốc độ tăng trưởng Nhà nước 5.9 6 6 4.1 4.5 4 Kinh tế ngoài nhà nước 6 7.3 9 9.5 11.4 10.5 Tập thể 3.5 -5 -7.5 -8 -2 -5 Tư nhân 3.6 7.8 8.9 9.8 8.8 9.5 Cá thể 3.5 5.6 8.5 9 7 5 Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 60 18.5 22.5 21.5 21.3 22.5

Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5],[6],[7]

Cụ thể, tỉ trọng GDP khu vực kinh tế Nhà nước giảm tương đối chậm, từ 16.9% (năm 2000) xuống còn 13.9% (năm 2010); giảm 3,9 điểm phần trăm, trung bình giảm 0,3.9%/năm. Dù khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng khá nhỏ và đang có xu hướng giảm với tốc độ tương đối chậm, song đây là khu vực chiếm giữ các ngành quan trọng, đóng vai trò động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh (đến cuối năm 2010 đã có 45 Doanh nghiệp Nhà nước và Công ty cổ phần cố vốn Nhà nước). Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh từ 9.6% (năm 2000) tăng lên 25.6% (năm 2010) tăng

16%. Đây là khu vực có tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm. Trong khi đó, tỉ trọng GDP khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cũng giảm chậm, từ 73.5% (năm 2000) giảm còn 60.6% (năm 2010). Đây là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu GDP của tỉnh Long An.

Trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, tỉ trọng GDP khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh, từ 3.6% (năm 2000) lên đến 16.4% (năm 2010), tăng hơn 4 lần. Trong khi đó, tỉ trọng GDP thành phần kinh tế cá thể giảm mạnh, từ 68.6% (năm 2000) xuống còn 44% (năm 2010), giảm 24.6% điểm phần trăm trong vòng 10 năm, trung bình giảm 2.4 phần trăm/năm. Kinh tế tập thể cũng giảm từ 1.3% (năm 2000), xuống còn 0,1% vào năm 2010.

Như vậy, trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Long An đã có những bước chuyển dịch khá quan trọng, thể hiện sự nhất quán phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và huy động tất cả các nguồn lực trong xã hội để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Xu hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài , giảm tỉ trọng trong khu vực Nhà nước trong cơ cấu GDP của Long An .Sự chuyển dịch theo thành phần đã chuyển dịch đúng với xu hướng chung của cả nước

Nguyên nhân tạo nên sự chuyển dịch trên chính là sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng GDP giữa các thành phần kinh tế. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 6 % (năm 2000) lên 10.5 % (năm 2010), khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh nhất từ luôn di trì hai con số và đạt 22.5% năm 2010, điều đó tạo một “cú hích” cho sự tăng trưởng về tỉ trọng trong cơ cấu GDP của thành phần kinh tế này. Để có mức tăng trưởng cao, tạo động lực cho quá trình tăng tỉ trọng trong cơ cấu GDP, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Doanh nghiệp vào năm

90

2005, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh về số lượng cơ sở, phát triển khá mạnh và đa dạng với các hình thức như: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể đặc biệt là các công ty liên doanh và công ty có 100% vốn đầu tư của nước ngoài . Sự phát triển của các loại hình này đã góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra hàng hóa cũng như tạo dòng lưu thông hàng hóa vật tự, cung ứng cho thị trường.

Trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh, trở thành hạt nhân tăng trưởng của khu vực này. Tốc độ tăng trưởng mạnh, từ 3,6% (năm 2000) lên đến 9.5% (năm 2010).

Thành phần kinh tế tập thể trong giai đoạn 2000 – 2010 ở Long An hoạt động kém hiệu quả và đem về giá trị GDP không đáng kể. Từ năm 1990 trở đi, vai trò của thành phần kinh tế tập thể với mô hình Hợp tác xã (HTX) gần như cơ bản, kế thúc. Hệ thống HTX từ tỉnh đến cơ sở đa số đều giải thể, một số tồn tại về vốn và cơ sở vật chất được bàn giao cho chính quyền xã, Phường giải quyết. Sau khi Luật HTX ban hành vào năm 1996, một số HTX thủ công nghiệp và HTX thương mại, dịch vụ được tổ chức lại hoặc thành lập mới đã đi vào hoạt động với các loại hình như: HTX làng nghề mộc, HTX quản lý chợ, HTX dịch vụ nghề cá, HTX dịch vụ nông nghiệp… Do tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt nên bắt đầu từ những năm 2000 trở đi, các loại hình HTX này bước đầu cũng có hiệu quả. Tuy kinh tế tập thể đã có một bước chuyển biến về qui mô, nội dung và phương thức hoạt động nhưng năng lực nội tại còn yếu, quy mô vốn nhỏ, thiết bị máy móc cụ, lạc hậu, sản phẩm còn thiếu sức cạnh tranh. Do vậy, tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế này thấp và đang trên đà giảm từ 3,5% (năm 2000) và hiện nay tăng trưởng âm từ đó tạo nên sự sụt giảm tỉ trọng trong cơ cấu GDP.

trưởng khá, đạt trên dưới 10% mỗi năm nhưng tăng trưởng không ổn định. Vì vậy, trong cơ cấu GDP, tỉ trọng của thành phần kinh tế cá thể sụt giảm mạnh từ 68.6% năm 2000 còn 44% năm 2010.

Bảng 2.16 Cơ cấu lao động và năng suất lao động phân theo thành phần kinh tế ở Long An giai đoạn 2000-2010

Nguồn: Tổng hợp và xử lí số liệu từ [5],[6],[7]

Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của Long An cũng có những chuyển biến trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở Long An chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực trong nước, tăng tỉ trọng lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tỉ trọng lao động khu vực kinh tế Nhà nước giảm nhẹ với mức giảm từ 7.2% (năm 2000) xuống còn 5.6% (năm 2010). Tỉ trọng lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0.5% (năm 2000) 2.5 % (năm 2010). Trong khi đó, tỉ trọng lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm chậm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu lao động, giảm từ 92.3% (năm 2000) xuống còn 91.9% (năm 2010).

CHỈ TIÊU 2000 2005 2008 2010

Cơ cấu lao động (%)

Kinh tế nhà nước 7.2 6.8 6.5 5.6

Kinh tế ngoài nhà nước 92.3 91.7 91.5 91.9

Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 0.5 1.5 2.0 2.5

Năng suất lao động ( triệu người)

Nhà nước 15.8 20.7 26.4 38.3

Kinh tế ngoài nhà nước 5.4 7.0 8.6 15.2

Khu vực có vốn đầu tư nước

92

Như vậy, trong 10 năm qua, cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở Long An đã chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của tỉnh rất thấp, chưa phù hợp và tương xứng với tốc độ chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế.

Năng suất lao động của Long An phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2010 có xu hướng tăng tương đối nhanh qua các năm. Năng suất lao động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất từ 129.5 triệu đồng trên người năm 2000 tăng lên 158 triệu đồng triệu đồng/người vào năm 2010. Khu vực ngoài nhà nước cũng tăng từ 5.4 triệu /người năm 2000 tăng lên 15.2 triệu người năm 2010 tăng khá nhanh tăng hơn lần 2.8 lần .Tuy nhiên, năng suất lao động của khu vực này vẫn còn thấp hơn nhiều so với các thành phần kinh tế khác. Năng suất lao động khu vực kinh tế Nhà nước tăng nhanh, từ 5.9 triệu đồng/người (năm 2000) lên đến 38.3 triệu đồng/người năm 2010. Đây là thành phần kinh tế có năng suất lao động cao nhất qua các năm của giai đoạn này.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2000 2010, thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 102)