Nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp XHTD doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 81 - 92)

3 Tình hình nợ không đủ tiêu chuẩn

3.2.4.Nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp XHTD doanh nghiệp

3.2.4.1. Về phân loại ngành kinh tế

Tại CIC có bảng 35 ngành kinh tế lớn và hầu như đã bao trùm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp và việc phân ngành này vẫn đảm bảo

các nhân tố rủi ro giữa các ngành là thực sự khác biệt. Tuy nhiên, do có một số các khó khăn và tồn tại trong việc phân ngành doanh nghiệp như đã đề cập trong Chương 2, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, việc nghiên cứu và phân loại cần chi tiết hơn nữa các ngành kinh tế tại CIC. Việc này sẽ giúp cho việc phân loại doanh nghiệp để quản lý tốt hơn, đồng thời đưa lại kết quả XHTD chính xác hơn. Để thực hiện việc phân loại này CIC có thể nghiên cứu và sắp xếp hệ thống các ngành kinh tế lớn và các tiểu ngành theo các trường hợp thực tế tìm hiểu về doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.4.2. Về phương pháp phân tích

Để nâng cao chất lượng nội dung bản báo cáo phân tích XHTD doanh nghiệp, CIC cần chú trọng sử dụng phương pháp chuyên gia nhiều hơn kếp hợp với các phương pháp khác. Qua các lần cải tiến lại phương pháp XHTD thì sự đánh giá của các chuyên gia tới điểm số chấm điểm của các doanh nghiệp đã được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn còn hạn chế. Hiện tại CIC mới chỉ dừng lại ở việc thu thập một số thông tin đơn giản có thể dễ dàng khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tìm hiểu qua doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho CIC còn khá dè dặt; do đó CIC không có điều kiện thu thập nhiều các thông tin khác. Để có thể cải tiến được việc này thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng, trình độ của chính cán bộ tham gia thực hiện xếp hạng thì cũng cần phải thu thập thông tin kinh tế và thông tin doanh nghiệp. Các thông tin này giống như là kho dữ liệu lưu trữ về từng khách hàng, do đó khi tiến hành kiểm tra có thể tìm hiểu được lịch sử của khách hàng mà không mất nhiều thời gian. Trên cơ sở đó các chuyên gia phân tích có thể đánh giá được thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp bằng mô hình phân tích SWOT, đồng thời đưa ra dự đoán khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu CIC làm được điều này thì sản phẩm XHTD doanh nghiệp tại CIC sẽ là sản phẩm chất lượng

nhất mang lại sự khác biệt và hấp dẫn các TCTD khai thác và sử dụng thông tin do CIC cung cấp.

3.2.4.3. Về hệ thống chỉ tiêu phân tích * Các chỉ tiêu tài chính

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là xem xét, so sánh, đánh giá sức mạnh tài chính, tình hình công nợ, hiệu quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn thoả mãn nhu cầu hoạt động của công ty, tình hình công nợ, tìm kiếm khả năng sinh lời và cách thức thu hồi công nợ và trả nợ. Đối với các nhà tài chính và cho vay tín dụng, việc phân tích BCTC giúp cho họ đánh giá khả năng thanh toán và trả nợ của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay hay không; bảo lãnh thanh toán bán chịu hàng hoá hay không bảo lãnh cho khác hàng. Việc phân tích giúp cho các nhà đầu tư đánh giá triển vọng hoạt động của doanh nghiệp trên các mặt thời gian hoàn vốn, điểm hoà vốn, khả năng thah toán vốn để đưa ra quyết định có đầu tư hay không. Vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là một bước trọng yếu trong quá trình XHTD doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như hiện nay CIC đang thực hiện như đã trình bày ở chương 2, luận văn đưa ra giải pháp bổ sung cho các chỉ số tài chính để tăng thêm độ tin cậy và đánh giá chính xác hơn về khả năng tài chính của doanh nghiệp như sau:

Có thể chia các chỉ số phân tích thành 5 nhóm (thể hiện cụ thể ở phụ lục số 3.1- Bảng các chỉ số tài chính) như sau:

Nhóm 1: Các chỉ số tài chính phân tích tính ổn định của doanh nghiệp Nhóm 2: Các chỉ số phân tích tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhóm 3: Các chỉ số tài chính phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nhóm 4: Các chỉ số tài chính phân tích sức tăng trưởng của doanh nghiệp Nhóm 5: Các chỉ số phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu).

(1) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 1

Bằng cách kiểm tra việc tăng vốn và khả năng quản lý từ nhiều góc độ khác nhau, sự ổn định và vững vàng của doanh nghiệp được đánh giá qua việc kiểm tra khả năng của doanh nghiệp đó có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không. Do những tỷ số này được tính toán trên tài sản có tại một thời điểm nhất định (lấy từ số liệu của bảng tổng kết tài sản), nên chúng cũng được gọi là những tỷ số tĩnh. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ * Hệ số tài sản cố định CSH Vèn TSC§ TSC§ =

Tỷ số này cho thấy mức để ổn định việc đầu tư vào TSCĐ. Điều này dựa trên quan điểm rằng những khoản đầu tư vào TSCĐ như đất đai, nhà cửa có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy cần một khoảng thời gian dài để tái tạo. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng an toàn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài sản như chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao, thì thực tế an toàn hơn nhiều so với những gì mà hệ số này phản ánh. Đồng thời nếu nhiều TSCĐ thuộc diện phải khấu hao, tỷ số này sẽ tự được cải thiện hơn (tức là sẽ giảm đi) do quá trình khấu hao với giả định doanh nghiệp không mua thiết bị mới và duy trì một khoản dự phòng nhất định vào bất cứ lúc nào.

Tỷ số này và hệ số thanh toán ngắn hạn tốt lên hay xấu đi một cách đồng thời nhưng lại ngược chiều nhau. Nếu tỷ số này cao, càng cần kiểm tra hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ và tình hình hoàn trả các khoản vay dài hạn có thể được thực hiện trong phạm vi thu nhập ròng hiện tại và chi phí khấu hao, có thể rằng hiện tại doanh nghiệp vẫn đang ở mức độ an toàn.

h¹ndµi dµi øng thÝch = VènCSH dµih¹n h¹n dµi t Çu § TSC§ + +

Tỷ lệ này cho biết phạm vi doanh nghiệp có thể trang trải TSCĐ của mình bằng các nguồn vốn dài hạn, ổn định của mình (gồm có vốn chủ sở hữu và các tài sản nợ cố định). Về nguyên tắc hệ số này cần không vượt quá 100%. Lý tưởng nhất là trường hợp các khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được trang trải trong phạm vi vốn chủ sở hữu, còn nếu không được như vậy thì ít nhất là chúng được trang trải bởi những nguồn vốn cố định khác như các khoản vay dài hạn và trái phiếu công ty nhưng phải được hoàn trả với điều kiện những khoản này có kì hạn hoàn trả dài hạn. Nếu hệ số này > 100% thì doanh nghiệp sẽ phải trang trải TSCĐ bằng những nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả ngắn (ví dụ như các khoản vay ngắn hạn). Tuy nhiên, lúc đó dòng tiền của nó sẽ trở nên không ổn định.

* Hệ số tự tài trợ vèn nguån Tæng CSH Vèn trî tµi =

Tỷ số này cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này cao thể hiện năng lực tự chủ của doanh nghiệp cao và ngược lại.

Đánh giá tỷ suất này như thế nào là hợp lý còn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá và môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Đứng trên giác độ ngân hàng thì tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó đảm bảo an toàn cho vốn vay. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thuận lợi thì ngân hàng có thể chấp nhận một tỷ suất vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với trường hợp hoạt động trong môi trường nhiều rủi ro.

* Khả năng hoàn trả nợ vay

vay l·i tr¶ phÝ Chi vay gèc Vèn n¨m trong KH vay l·i tr¶ phÝ chi thuÕ tr íc nhuËn Lîi vay tr¶ hoµn n¨ng Kh¶ + + =

Chỉ số này xem xét khả năng của doanh nghiệp khi trả lãi vay và nợ gốc từ lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ số này bằng 1 chỉ ra

rằng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền chỉ đủ để trả nợ lãi và gốc đến hạn. Chỉ số này càng cao thì khả năng trả gốc và lãi càng cao và khả năng chống chọi với các biến động trong lãi suất và dòng tiền càng cao

(2) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 2

Những tỷ số ở phần này cho biết tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng nhanh và hiệu quả đến mức nào để tạo ra lợi nhuận. Vì những tỷ số này được dùng để xem xét hiệu quả hoạt động của tài sản doanh nghiệp trong một thời kỳ (từ những số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập chi phí), chúng được gọi là những tỷ số năng động.

* Thời gian thanh toán công nợ phải trả

b¸n hµng vèn Gi¸ tr¶ i ph¶ n kho¶ c¸c trÞ Gi¸ tr¶ i ph¶ c«ng to¸n thanh gian Thêi = x 365 (ngày)

Tỷ số này cho biết thời gian từ khi mua hàng hoá và nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền. Không thể nói rằng chu kỳ các khoản phải trả nên ngắn hay dài. Nếu chu kỳ dài cũng có nghĩa là những điều kiện thanh toán với người cung cấp là thuận lợi cho doanh nghiệp; thời gian trả chậm dài còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tăng vốn điều lệ. Mặt khác, cũng có thể nói rằng giá mua hàng là bất lợi (giá cao) hay doanh nghiệp đang phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng thương mại do thiếu các khoản tín dụng ngân hàng. Còn nếu chu kỳ này ngắn thì có thể do các điều kiện thanh toán là bất lợi vì quan hệ với nhà cung cấp là xấu đi. Tuy nhiên, cũng có khả năng doanh nghiệp có nhiều vốn trong tay và thay vì tham gia các khoản thanh toán bằng tiền mặt, doanh nghiệp đang mua hàng với giá cả thuận lợi (có chiết khấu).

(3) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 3 Mức sinh lời trên tài sản tài chính

Doanh nghiệp hoạt động không chỉ dựa trên tài sản hoạt động mà còn dựa trên tài sản tài chính. Nếu tỷ lệ của loại tài sản này lớn trong tổng giá trị tài sản có thì việc phân tích tỷ số này càng quan trọng hơn.

(4) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 4

Những chỉ số thuộc phần này giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp. Chúng cho biết mức độ tăng trưởng hàng năm của doanh thu và lợi nhuận. Trường hợp lý tưởng nhất là khi tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.

* Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Đây là chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngân hàng cần ghi nhận khi tỷ lệ này lớn hơn chỉ số lạm phát (còn nếu nó nhỏ hơn thì nghĩa là mức độ tăng trưởng âm) hay lớn hơn mức độ tăng trưởng của thị trường (nếu nhỏ hơn thì có nghĩa doanh nghiệp đang gặp vấn đề và khả năng cạnh tranh và thị phần của nó đang giảm)

* Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

doanh nghiệp trong khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng về số lượng thì tỷ lệ này đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.

(5) Các chỉ số bổ sung ở Nhóm 5

Các số liệu để phân tích tài chính nói trên là những giá trị ghi sổ từ báo cáo tài chính. Ngoài ra, cần phải phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Sau đây là những chỉ số cơ bản cần quan tâm:

Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (PER).

phÇn mét cña nhËp Thu phiÕu Gi¸ PER= (lần)

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao. PER không chỉ phản ánh khả năng sinh lời hiện tại còn cho thấy khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, PER thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế như lãi suất.

Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (PBR)

phÇn mét cña rßng ghi trÞ Gi¸ phiÕu Gi¸ PBR= (lần)

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì có khả năng doanh nghiệp hoạt động kém. * Các chỉ tiêu phi tài chính

Luận văn đưa ra các giải pháp về việc lượng hoá bổ sung một số các chỉ tiêu phi tài chính để tính điểm trong quá trình XHTD doanh nghiệp như sau:

(1) Nhóm 1: uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng * Nợ không đủ tiêu chuẩn:

Việc đưa chỉ tiêu nợ không đủ tiêu chuẩn vào các chỉ tiêu phân tích và XHTD doanh nghiệp là rất cần thiết. Việc này xác định được những tác động của cơ cấu nợ đối với nguy cơ vỡ nợ của người trả nợ. Nếu cơ cấu nợ không hợp lý và hiệu quả thì người trả nợ sẽ bị hạ thấp hạng xếp hạng.

không đủ tiêu chuẩn trong kỳ xếp hạng.

Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ ngân hàng

* Mức độ đảm bảo vay vốn bằng tài sản đảm bảo

Tài sản thế chấp có tác động rất lớn đến việc XHTD doanh nghiệp. Giá trị của tài sản thế chấp là một yếu tố tác động đến tỷ giá thị trường. Mà việc xếp loại phương tiện tín dụng lại phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá thị trường. Do vậy, việc xếp hạng phương tiện tín dụng vừa phụ thuộc vừa có tác động ngược lại tỷ giá thị trường.

Việc đưa các chỉ tiêu tài sản đảm bảo đối với những khoản vay ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin là các TCTD. Việc này giúp cho các TCTD biết được nếu doanh nghiệp không trả được nợ hoặc bị vỡ nợ thì ngân hàng cho vay thu được gì. Đối với những khoản vay có bảo đảm, việc xác định mức độ tổn thất khi vỡ nợ được tiến hành theo 2 bước. Bước đầu tiên là xác định giá trị của doanh nghiệp, xem xét xem phần lớn tài sản của doanh nghiệp có thể bán đi thu lợi và có những cách thức tin cậy giúp xác định giá trị tài sản này hay không. Bước thứ 2 sẽ xác định liệu những tài sản nhất định của doanh nghiệp có thể được thanh lý độc lập với nhau hay không khi vỡ nợ. Đối với mọi phương tiện tín dụng, việc có những tài sản thế chấp và chất lượng của những tài sản này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tổn thất thực tế khi xảy ra vỡ nợ. Mức độ đảm bảo tín dụng phải được đánh giá ở trong giả định khi doanh nghiệp phá sản.

Giá trị tài sản đảm bảo lấy theo giá trị hạch toán ngoại bảng * Mức độ quan hệ tín dụng với TCTD

Dư nợ vay tại ngân hàng A, dự nợ vay tại các TCTD được tính bình quân theo tháng.

(2) Nhóm 2: Các chỉ tiêu theo tiêu chí môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 81 - 92)