Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 76 - 78)

3 Tình hình nợ không đủ tiêu chuẩn

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

ngũ các chuyên gia XHTD có nghiệp vụ vững chắc, am hiểu về phân tích tài chính doanh nghiệp, có sự tích lũy các kiến thức về kinh tế xã hội. Hiện nay, tại bộ phận tạo lập bản trả lời bản tin XHTD doanh nghiệp đang được thực hiện theo 2 khâu:

- Bước 1: Thu thập các thông tin pháp lý, thông tin tài chính của doanh nghiệp để nhập kho dữ liệu tạo cơ sở để thực hiện bản trả lời tin. Các cán bộ tham gia thực hiện công việc tại bước này cần thu thập thông tin đầy đủ, chính xác nhất về doanh nghiệp.

- Bước 2: Trên cơ sở bước 1, các cán bộ phân tích tại bước 2 sẽ xem xét các chỉ số tài chính, tìm kiếm các thông tin phi tài chính để đánh giá và tính toán hạng của các doanh nghiệp. Tại bước này phương pháp được thực hiện chủ yếu là phương pháp chuyện gia, theo đó các cán bộ cần phải xem xét các thông tin về doanh nghiệp trong khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, khả năng thích ứng với môi trường khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh mới,... để đánh giá khách hàng vay cho phù hợp.

Tại cả 2 bước này đều đòi hỏi các cán bộ xếp hạng cần phải có đạo đức, trung thực và có kiến thức để phân tích XHTD doanh nghiệp. CIC Cần đào tạo một đội ngũ chuyên gia có nghiệp vụ XHTD doanh nghiệp một cách đầy đủ, vững chắc. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này cần phải có các khóa đào tạo chuyên sâu về phân tích các chỉ số tài chính, phân tích PEST (phân tích chính trị - kinh tế - xã hội và công nghệ), phân tích áp lực ngành, phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), phân tích quản lý và hoạt động doanh nghiệp.

Hiện nay có nhiều công ty với các chuyên gia đầu ngành về phân tích doanh nghiệp tại Việt Nam, vì vậy có thể mời các chuyên gia này giảng dạy hoặc có thể tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ XHTD do các chuyên gia đến từ tổ chức đánh giá XHTD, phân tích tài chính, rủi ro hàng đầu trên thế giới tham gia đào tạo như: Moody's, Standar & Poor, Jica...

Bên cạnh đó cũng cần chuẩn hóa tiêu chuẩn chuyên gia XHTD tại CIC bằng cách cử cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt dự thi các khóa cấp chứng chỉ Chuyên gia Phân tích tài chính, XHTD do các Tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới đánh giá và cấp chứng chỉ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w