Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 71 - 72)

3 Tình hình nợ không đủ tiêu chuẩn

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tạ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số tồn tại trên của nghiệp vụ XHTD tại CIC là do:

- Hiện tại Nhà nước chưa có các chỉ tiêu khung hoặc định hướng chung cho XHTD doanh nghiệp tại Việt Nam. Các nghiệp vụ XHTD là do các đơn vị thực hiện xếp hạng tự xây dựng tùy thuộc đặc trưng và yêu cầu của từng đơn vị mà có các chỉ tiêu với các tỷ trọng khác nhau. Nghiệp vụ XHTD doanh nghiệp tại CIC là nghiệp vụ mới, CIC vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức có nghiệp vụ xếp hạng tín dụng ở trên thế giới cũng như trong khu vực. Đồng thời trong nước chưa có đơn vị độc lập nào triển khai việc XHTD doanh nghiệp, vì vậy CIC cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai việc XHTD cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Nguồn nhân lực trong XHTD doanh nghiệp còn chưa có kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ và còn rất nhiều hạn chế trong việc đưa ra kết quả đánh giá độc lập.

- Một số lãnh đạo NHTM chưa thực sự quan tâm và chưa kiên quyết chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ thông tin tín dụng; trang thiết bị và chương trình phần

mềm, mạng máy tính phục vụ cho nghiệp vụ TTTD tại một số NHTM chưa đồng bộ, chưa đảm bảo việc cung cấp, khai thác sử dụng TTTD.

- Nghiệp vụ XHTD doanh nghiệp còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên có rất ít các đối tượng quan tâm tìm hiểu. Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam còn thiếu minh bạch về thông tin tài chính và phi tài chính. Thực trạng này vừa gây hạn chế trong việc thu thập thông tin vừa gây khó khăn cho cán bộ CIC khi thu thập thông tin về doanh nghiệp.

- Hiện nay, các DN bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng cho vay nhưng phần lớn độ chính xác của các báo cáo tài chính chưa cao vì hầu hết chưa được kiểm toán.

- Sản phẩm đầu ra về XHTD doanh nghiệp hiện nay của CIC còn đơn điệu chưa phong phú, chủ yếu là bản báo cáo XHTD cho từng doanh nghiệp đơn lẻ, chưa tập hợp kết quả xếp hạng để có căn cứ quan trọng đánh giá toàn bộ khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, từ đó có những sự thay đổi trong định hướng và chiến lược tín dụng.

Kết luận chương 2

Nội dung chủ yếu của Chương 2 là tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển cũng như hoạt động thực tiễn của nghiệp vụ XHTD tại CIC. Luận văn đã đưa ra được những điểm chung và sự khác biệt giữa một số tổ chức XHTD doanh nghiệp với CIC; đi sâu nghiên cứu thực tiễn chất lượng hoạt động XHTD doanh nghiệp tại CIC, qua đó có những đánh giá, nhận xét chung về kết quả đã đạt được, tìm ra những vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện để có cơ sở đề ra các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn, sẽ được đề cập cụ thể tại chương sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w