Định hướng nâng cao chất lượng XHTD doanh nghiệp tại CIC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 76)

3 Tình hình nợ không đủ tiêu chuẩn

3.1.2.Định hướng nâng cao chất lượng XHTD doanh nghiệp tại CIC

Từ định hướng trọng tâm của CIC trong thời gian tới cùng với tình hình thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải minh bạch các thông tin, đồng thời trong thời gian tới sẽ có các tổ chức đánh giá độc lập ra đời cho thấy hoạt động XHTD doanh nghiệp tại CIC với tư cách là tổ chức XHTD lớn nhất và ra đời đầu tiên ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng. Thông tin XHTD được cung cấp sẽ hỗ trợ cho các TCTD cũng như các tổ chức khác trong việc định hướng đầu tư, phòng ngừa rủi ro và hoạch định các chính sách kinh tế. Mặt khác chính các doanh nghiệp cũng thường xuyên cần phải xem xét, đánh giá bản thân doanh nghiệp trong sự so sánh chung với các đơn vị trong cùng ngành để qua đó có giải pháp và phương hướng phát triển tiếp theo. Việc tổ chức và thực hiện hoạt động XHTD doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và của CIC nói riêng mới đang ở giai đoạn đầu, công việc còn mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy định hướng XHTD doanh nghiệp một cách đúng đắn trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của CIC.

* Góp phần thúc đẩy tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam

Mục tiêu đến năm 2015, chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam trong nhóm 30 nước đứng đầu trên 200 nước toàn cầu. Hoạt động XHTD doanh nghiệp của CIC góp phần tích cực vào việc tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam, tăng độ tiếp cận tín dụng dễ dàng, thuận lợi, thực hiện tốt việc đăng ký tín dụng, chia sẻ thông tin tín dụng. Phát triển mức độ bao phủ về đăng ký tín dụng của CIC, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính, lợi ích trực tiếp cho người đi vay.

* Nâng cao năng lực XHTD doanh nghiệp

Mục tiêu của việc XHTD doanh nghiệp tại CIC là nhằm đưa ra kết quả XHTD doanh nghiệp có tính tiêu chuẩn chung, được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Từ đó, để tránh các hiện tượng, hoặc là XHTD doanh nghiệp quá sơ sài,

hoặc đi sâu vào phân tích quá chi tiết tỉ mỉ như với việc phân tích tại các NHTM, tại chính doanh nghiệp đó, hoặc việc xếp hạng các công cụ nợ trên thị trường chứng khoán...

Từ định hướng trên để làm căn cứ cho việc lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào phân tích và làm căn cứ cho việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích để đảm bảo việc xếp hạng, một mặt vẫn đảm bảo khách quan chính xác, theo mục tiêu đã đề ra phù hợp với yêu cầu của ngành ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo tránh tốn kém, lãng phí và có tính khả thi cao.

Quan tâm đẩy mạnh đầu ra của sản phẩm XHTD doanh nghiệp, tăng cường tiếp cận khách hàng là doanh nghiệp được xếp hạng để có thể dễ dàng thu thập các thông tin từ phía doanh nghiệp, giới thiệu và nâng cao uy tín của CIC với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 76)