Xác định ngành kinh tế và quy mô hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 54 - 57)

2.3.3.1. Xác định ngành kinh tế

Trong thời gian thực hiện thí điểm cũng như thực hiện chính thức Đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp - CIC phân loại doanh nghiệp theo 4 ngành kinh tế. Để việc phân ngành kinh tế được cụ thể và chi tiết hơn, giúp cho việc phân tích, XHTD doanh nghiệp được chính xác hơn, CIC đã áp dụng phân ngành kinh tế chi tiết hơn, bao gồm 8 ngành là: Trồng trọt, chăn nuôi; Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; Xây dựng; Thương mại hàng hoá; Dịch vụ; Công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí); Công nghiệp chế tạo; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, để việc phân ngành được chi tiết hơn nữa, năm 2009 CIC đã thực hiện phân theo 20 ngành kinh tế. Sau khi thực hiện phân loại doanh nghiệp theo 20 ngành kinh tế, CIC đã tính toán lại chỉ số bình quân ngành và tiến hành chỉnh sửa biểu mẫu đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam với mục đích xây dựng bảng chuẩn đánh giá phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam.

Năm 2012 CIC đã phân chia lại thành 35 ngành kinh tế lớn với các tiểu ngành nhỏ khác nhau để dễ dàng trong việc thống kê các chỉ số trung bình ngành hàng năm và cũng là để phục vụ cho nhiệm vụ tiếp theo là phát triển sản phẩm về báo cáo ngành theo quý, theo năm.

Bảng 2.2: Bảng 35 ngành kinh tế của CIC

ST T Số hiệu ngành Tên ngành

2 02 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 3 03 Khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản

4 04 Khai thác, sản xuất than, quặng kim loại, khai khoáng khác và các dịch vụ đi kèm

5 05 Khai thác, sản xuất dầu thô, khí đốt tự nhiên và cá dịch vụ đi kèm

6 06 Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá 7 07 Ngành dệt, may mặc, da và các sản phẩm liên quan

8 08 Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

9 09 Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy 10 10 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa chất 11 11 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 12 12 Sản xuất sản phẩm cao su và plastic

13 13 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại 14 14 Sản xuất xi măng

15 15 Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

16 16 Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy vi tính và sản phẩm quanghọc

17 17

Sản xuất máy móc, thiết bị (trừ thiết bị điện, điện tử), phương tiện vận tải (trừ đóng tàu, thuyền), xe có động cơ và dịch vụ đi kèm

18 18 Công nghiệp đóng tàu và thuyền 19 19 Công nghiệp khác

20 20 Sản xuất và phan phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hóa không khí

21 21 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

22 22 Xây dựng

23 23 Hoạt động kinh doanh bất động sản 24 24 Thương mại công nghiệp nặng

25 25 Thương mại (trừ thương mại công nghiệp nặng) 26 26 Vận tải, kho bãi

27 27 Dịch vụ thông tin, bưu chính, viễn thông

28 28 Hoạt động xuất bản, in ấn, điện ảnh, phát thanh truyền hình và âm nhạc

29 29 Dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, nghệ thuật, vui chơi và giải trí 30 30 Dịch vụ tài chính, bảo hiểm

31 31 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 32 32 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

34 34 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 35 35 Dịch vụ khác

(Nguồn: Quyết định số 49/QD-TTTD ngày 16 tháng 02 năm 2012 của CIC)

Đây là 35 ngành kinh tế cơ bản có tính bao trùm trong nền kinh tế quốc dân, có đặc điểm tương đối cách biệt về vốn, tài sản, doanh thu, chu kỳ sản xuất kinh doanh,... xét về đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cũng như mức độ rủi ro thì việc phân ngành kể trên và XHTD doanh nghiệp theo ngành sẽ giúp cán bộ tín dụng có thông tin tổng hợp về vị thế tài chính của một doanh nghiệp cụ thể trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế.

Việc xác định ngành kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp (gọi tắt là hoạt động kinh doanh chính). Một doanh nghiệp, có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh chính đó là hoạt động tạo ra doanh thu nhiều nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với thu thập thông tin của CIC, việc xác định cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp là hết sức khó khăn, vì thế, hiện nay để xác định doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế nào trong 35 ngành kinh tế trên CIC dựa vào các hoạt động kinh tế được ghi trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.2. Xác định doanh nghiệp theo quy mô hoạt động

Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh một khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ nên vị thế tín dụng sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn.

Dưới đây là 4 tiêu thức cơ bản xác định quy mô doanh nghiệp mà CIC đang áp dụng:

của doanh nghiệp phần "Bảng cân đối kế toán" (Mã 411 - Phụ lục 2.1: Bảng cân đối kế toán) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lao động: Là số lượng lao động thường xuyên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp (không bao gồm lao động hợp đồng theo vụ, việc)

- Doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã trừ thuế và các khoản phải trừ, trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Mã số 10 - Phụ lục 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh).

- Nộp ngân sách Nhà nước: Bao gồm các loại thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của Nhà nước.

Bốn tiêu thức trên được dùng để xác định quy mô doanh nghiệp. Tổng số điểm của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào trị số cụ thể về vốn, lao động, doanh thu, nộp ngân sách nhà nước. Quy mô doanh nghiệp được phân thành 3 loại: lớn, vừa và nhỏ. Tình hình tài chính doanh nghiệp tại kho dữ liệu CIC cho thấy, doanh nghiệp có quy mô khác nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao động... cũng khác nhau và có sự cách biệt tương đối rõ nét. Chính vì vậy, phân loại doanh nghiệp theo quy mô là việc làm không thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến XHTD doanh nghiệp. Hay nói cách khác, việc XHTD doanh nghiệp là việc so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để đưa ra sự phân định thứ hạng về tín dụng, việc so sánh đó phải được đặt trong điều kiện quy mô cùng loại.

Tiến hành chấm điểm quy mô doanh nghiệp theo hướng dẫn tại phụ lục 2.4 - Thang điểm tính quy mô hoạt động doanh nghiệp tại CIC, sau đó căn cứ vào kết quả chấm điểm thu được sẽ xếp loại quy mô doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 54 - 57)