Hình 3.1: Mô hình Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính
-Thang đo nháp - Bảng khảo sát sơ bộ
Ý kiến chuyên gia và phỏng vấn
sơ bộ
Nghiên cứu chính thức
Mô hình hồi quy
Cronbach’s Alpha, EFA
-Thang đo hiệu chỉnh
- Bảng khảo sát hiệu chỉnh
Thang đo chính thức
Kiểm đinh mô hình hồi quy
Kết quả và Đề xuất giải pháp
(1) Sau khi tìm hiểu các lý thuyết về chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo và sự hài lòng của khách hàng kết hợp với việc dựa vào cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu từ trước về sự hài lòng của khách hàng tác giả đề xuất thang đo nháp và bảng khảo sát sơ bộ
(2) Dựa trên thang đo và bảng hỏi nháp, tiến hành nghiên cứu định tính được tiến bằng phương pháp phỏng vấn sâu (mặt-đối-mặt) với 06 chuyên gia kết hợp với phát bảng hỏi thăm dò cho 45 sinh viên nhằm hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát sơ bộ đi vào nghiên cứu chính thức
(3) Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của th ang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α). Qua đó, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Alpha lớn hơn 0.60 (Theo Nunnally & Bernstein, 1994). Phân tích nhân tố EFA chỉ sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải
lớn hơn 0.50 (trích Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397). Sau khi phân tích nhân tố, tiến hành loại các biến có trọng số EFA nhỏ; kiểm tra nhân tố trích và phương sai trích.
(4) Những nhân tố nào tồn tại sẽ được đưa vào phân tích tươn g quan để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Từ kết quả của nghiên cứu chính thức, cùng với những thực trạng của các trường đại học kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường , là căn cứ để tác giả đưa ra những lập luận chứng minh cho những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên khi theo học tại trường.