Công tác quản lý đào tạo ở trường đại học là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa,đến Tổ bộ môn và từng giảng viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường. Các nội dung quản lý đào tạo ở trường đại học bao gồm một phổ rộng các vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau. Đó là các nội dung sau: Quản lý mục tiêu đào tạo; Quản lý nội dung và chương trình đào tạo; Quản lý hoạt động dạy của giảng viên; Quản lý hoạt động học
của sinh viên; Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học; Quản lý môi trường đào tạo; Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo là một quá trình
Qua số liệu tổng hợp ở Bảng 5.1 ta thấy,nhân tố Công tác quản lý đào tạo đứng thứ 3 trong 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường Đại học kỹ thuật tại TP.HCM và cũng là nhân tố có giá trị trung bình cao nhất là 3,3979. Tuy nhiên khi xét sâu vào các biến quan sát thì nhân tốnàyđạt được giá trị trung bình hài lòng cao dựa các biến QLDT1( Quản lý chương trìnhđào tạo hiệu quả) và QLDT4 (Lịch làm việc của phòng quản lý đào tạo được bố trí thuận tiện cho sinh viên). Vì các trường chúng ta nghiên cứu đều là những trường lâu năm vì vậy việc quản lý chương trình đào tạo và thời gian làm việc được bố trí một cách hợp lý nhưng tác phong của các cán bộ quản lý đài tạo cần phải được khắc phục và hoàn thiện hơn nữa. Do đó muốn nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường Đại học Kỹ thuật tại TP.HCM tác giả đề xuất một số ý kiến như sau:
Ban lãnh đạo nhà trường cần tiến hành xây dựng hoàn chỉnh lại hệ thống các quy định, quy chế, các chính sách về công tác quản lý đào tạo sát với nhu cầu thực tế. Cần xây dựng một bộ phận giám sát kiểm tra phản hồi để có những giải pháp điều chỉnh hợp lý
Tạo kênh thông tin nhận phản hồi trực tiếp từ phía người học như hộp thư, đường dây nóng. Bên cạnh đó cũng xây dựng đánh giá tổng thể trong một khoảng thời gian nhất định vào mỗi năm học để kịp thời thu nhận được những thông tin phản hồi từ người học, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình tương tác với công tác quản lý của trường cũng như những sai phạm của các cán bọ quản lý đào tạo để nhà trường kịp thời kiểm tra và khắc phục nhữn g nhược điểm trên.
Hoàn thiện con người tham gia vào công tác quản lý đào tạo bằng cách mở các lớp tập huấn, các hội thảo với các chuyên đề về đổi mới trong công tác quản lý đào tạo
để các cán bộ quản lý đào tạo nhận thức được rằng người học là trung tâm trong giáo dục vì vậy cần phải được quan tâm vàđược đối xử một cách đúng mực
Thành lập bộ phận, trung tâm hỗ trợ sinh viên để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắccủa ngườ học đồng thời cũng hỗ trợ được phần nào cho công tác quản lý đào tạo.
Nâng cấp phần mềm quản lý đào tạo, hỗ trợ cho các cán bộ dễ dàng hơn trong việc quản lý cũng như thuận tiện hơn cho sinh viên trong việc theo dõi chương trình học, điểm số, thời khóa biểu. đăng ký môn học, xem điểm thi, lịch thi …Từ đó giúp việc quản lý đào tạo dễ dàng hơn, giảm thiểu tiêu cực trong việc quản lý. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo cho trường cũng như nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo