Các nghiên cứu trong nước:

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Chất lượng giáo dục hiện nay đang rất được quan tâm. Để nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học có nhiều cách khác nhau như: Kiểm định chất lượng trường đại học; Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên; Đánh giá chương trìnhđào tạo; Đánh giá chương trình giảng dạy; và đánh giá hiệu quả môn học. Một số nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà o tạo tại các trường đại học như

Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng thang đo Servperf đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đại học An Giang, từ 5 thành phần của chất lượng dịch vụ ban đầu theo thang đo là phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp ứng năng lực phục vụ và mức độ cảm thông. Kết quả cho nghiên cứu cho thấy có 4 thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo như giảng viên, cơ sở vật chất, tin cậy, cảm thông

Chu Thị Thương (2012) với đề tài Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng Tài chính hải quan đãđưa ra nhận định có 3 yếu

tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và thứ tự ảnh hưởng của 3 yếu tố này từ thấp đến cao lần lượt là phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên, quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên, phương pháp kiểm tra đánh giá. Nhưng hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập trung đánh giá chất lượng giảng dạy trong khi phạm trù chất lượng dịch vụ giáo dục là một phạm trù rất rộng[8]

Đỗ Đăng Bảo Linh (2011) với đề tài Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai đã chỉ ra có 4 nhân tố chính tác động đến sự hài lòng của sinh viên là môi trường học tập, giáo viên, phương tiện hữu hình, nhân viên có vai trò từ cao đến thâp. Tuy nhiên nghiên cứu này mới đưa ra kết quả dựa trên sự cảm nhận của học sinh trung cấp chuyên nghiệp nên chưa thể nhận định được đối với sinh viên đại học và cao đẳng[6]

Ngô Đình Tâm (2012) đã sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ Servqual để điều chỉnh mô hình cho phù hợp với thực tế và đi đến kết luận rằn sự hài lòng của học sinh chịu sự tác động của 4 yếu tố lần lượt là sự quan tâm và cam kết của lãn h đạo nhà trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các khoản phí của nhà trường. Ưu điểm này là đãđưa yếu tố khoảng phí của nhà trường vào mô hình đánh giá sự hài lòng của học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập. Đưa ra hướng nghiên cứu tiếp t heo về yếu tố văn hóa nhà trường và hìnhảnh nhà trường[7]

Từ đó thấy rằng việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học là rất cấp thiết và không thể thiếu yếu tố sinh viên tham gia vào. Vì sinh viên chính là sản phẩm của chất lượng đào tạo, tiếng nói của họ sẽ giúp đổi mới nội dung và chương trìnhđào tạo. Các thông tin thu được từ đánh giá của sinh viên đã không chỉ giúp giảng viên tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy mà còn giúp nhà trường xem xét lại nội dung và chương trìnhđào tạo của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó các trường thường xuyên lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên và về môn

học mà họ được học. Vai trò của sinh viên rất lớn cũng giống như vị trí của các hoạt động đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)