8. Bố cục của Luận văn
2.3.7. Giải quyết tranh chấp vềđất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo được tiến hành nghiêm túc theo quy định. Năm 2007, UBND huyện đã nhận 153 đơn khiếu nại, đã giải quyết 116 đơn, còn lại 37 đơn đang trong quá trình xem xét. Năm 2008, huyện nhận được 344 đơn, đã giải quyết được 254/344 đơn, đạt tỷ lệ 73,8%, trong đó bao gồm: (32 đơn tranh chấp; 38 đơn đề nghị dừng làm thủ tục chuyển nhượng, cho tặng; 105 đơn liên quan đến cấp GCN; 03 đơn liên quan đến môi trường; 01 đơn đòi lại đất; 02 đơn xin trích lục bản đồ và 73 đơn thư các loại khác). Năm 2009, UBND huyện tiếp tục nhận được 268 đơn thư khiếu nại, cộng với số đơn từ năm 2008 chuyển sang đưa tổng số đơn cần giải quyết là 358 đơn. Huyện đã thụ giải được 262/358 đơn, đạt 73,2% số đơn thư cần giải quyết. Phòng TN&MT đã tham mưu cho huyện để đưa ra 40 quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai; Phòng trực tiếp ra văn bản trả lời và tham mưu để UBND huyện trả lời bằng văn bản cho 58 trường hợp; Thực hiện theo dõi 73 trường hợp đề nghị dừng các thủ tục chuyển nhượng, thế chấp, không cấp GCN; 17 trường hợp được tư vấn đã tự nguyện rút đơn; 49 trường hợp đề nghị làm thủ tục chuyển nhượng; 07 trường hợp kiểm tra ra quyết định xử phạt; 18 trường
hợp được mời đến giải thích, phân tích và xử lý trực tiếp. Trong năm 2012 Tiến
độ giải quyết đơn thư về đất đai, môi trường được đẩy nhanh, đã giải quyết được 311/421 đơn, đạt tỷ lệ 74% số đơn phải giải quyết. Số đơn còn lại phòng tiếp tục xem xét, giải quyết.Trong năm 2013 Công tác giải quyết đơn thư về đất đai, môi trường: đã giải quyết, xử lý được 250/373 đơn thư, đạt tỷ lệ 67% số đơn thư phải giải quyết.
Trong thời gian qua, số lượng đơn thư liên quan đến QLNN về đất đai gửi đến UBND huyện tăng nhiều qua các năm. Các bộ phận chuyên môn đã nỗ lực phân tích, xử lý, giải thích và ra nhiều quyết định giải quyết ổn thỏa các trường
hợp tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Tuy nhiên, kết quả giải quyết mới đạt khoảng 65% -70% tổng số đơn thư khiếu nại.
2.4. Đánh giá chung về QLNN về đất đai 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thống kê đất đai hàng năm được tiến hành thường xuyên theo định kỳ. Số liệu, báo cáo hoàn thiện đúng tiến độ và chính xác giúp cho công tác QLNN về đất đai được cụ thể hóa và hiệu quả.
- Công tác giao đất, cho thuê đất, công tác giải phóng mặt bằng, giao đất giãn dân được huyện quan tâm, chỉ đạo sát sao. Rất nhiều dự án trọng điểm đã được thực hiện và đang dần hoàn thiện như: dự án đường 32, đường Lê Đức Thọ đi Xuân Phương, đường Lê Văn Lương kéo dài, mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc, dự án Bảo tàng lịch sử quốc gia, khu đô thị Tây Hồ Tây, khu công nghệ cao sinh học, khu đô thị Nam Thăng Long, xây dựng vùng hoa Tây Tựu…; Giao đất giãn dân cho 97 hộ dân ở khu Rộc Tràng - Thượng Cát, 51 hộ dân ở xã Mễ Trì, 38 hộ dân khu Gốc Sữa - Xuân Đỉnh…
Trong nhiều năm qua, huyện Từ Liêm đã bố trí đất đai cho nhiều khu tái định cư, giải phóng được lượng quỹ đất lớn, góp phần thu hút nhiều dự án đầu tư về địa bàn huyện.
- Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai được triển khai tích cực. Hàng năm, công tác cấp GCN đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu; công tác thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, góp phần quản lý chặt chẽ Nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Công tác quản lý tài chính về đất đai, quản lý và phát triển thị trường bất động sản, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND huyện Từ Liêm đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, số lượng các hồ sơ giao dịch tăng nhiều theo các năm.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết các tranh chấp và các khiếu kiện của người dân là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý, UBND huyện Từ Liêm đã thanh tra được nhiều vụ việc sử dụng đất sai mục đích, giải quyết nhiều đơn, thư khiếu kiện của nhân dân.
2.4.2. Những mặt còn tồn tại
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai và các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số cơ sở còn chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến nhân dân nhận thức về pháp luật không đầy đủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai.
- Công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng tuy đã có nhiều chuyển biến song tình trạng lấn chiếm đất công, đất canh tác vẫn còn phức tạp. Xây dựng trái phép, không phép còn diễn ra, tỷ lệ cấp phép trong khu dân cư mới đạt 82% số công trình khởi công xây dựng. Kết cấu hạ tầng xã hội còn nhiều bất cập.
Quy hoạch đô thị các khu chức năng chưa hoàn toàn thống nhất, số lượng các đồ án quy hoạch chi tiết bị điều chỉnh nhiều lần chiếm tỷ lệ cao trong khi quy hoạch xây dựng chi tiết cho UBND huyện Từ Liêm tỷ lệ 1/2.000 chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và thực hiện.
Quy hoạch phân bố trong một số khu đô thị thiếu đồng bộ, chưa hợp lý như: khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì chưa có công trình văn hóa, thể thao, y tế. Hệ thống trường công lập, tư thục phân bố không đồng đều.
- Công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện trong những năm qua đều vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa nhanh, do vậy vẫn bộc lộ những vấn đề như:
+ Số các trường hợp sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng biến động rất lớn so với tài liệu quản lý hiện có tại UBND huyện (bản đồ năm 1994) do tốc độ đô thị hoá nhanh và do người sử dụng đất không thực hiện đăng ký biến động đất đai đối với cơ quan nhà nước.
+ Một số khu dân cư không có bản đồ giải thửa mà chỉ được đo bao trên bản đồ hoặc các khu tự sử dụng sau khi lập bản đồ năm 1994 không được thể hiện trên bản đồ như: các khu tập thể, khu đo bao, bãi sông Nhuệ,…
+ Một số khu tập thể chưa thống kê được do vướng mắc về địa giới hành chính: Xã Trung Văn có 2 khu tập thể là: Tập thể Đại học Ngoại ngữ , tập thể 10-1 về địa giới hành chính thuộc xã Trung Văn nhưng việc QLNN thuộc quận Thanh Xuân; Xã Mỹ Đình: Khu tập thể bệnh viện 19/8 về địa giới thuộc xã Mỹ Đình, công tác QLNN thuộc quận Cầu Giấy; Xã Cổ Nhuế việc thống kê các trường hợp chưa được cấp GCN tại các khu tập thể thuộc các tổ 34, 35, 36, 38, 39, 40, 56, 59, 60, 61 chưa thực hiện được do các khu tập thể này về địa giới hành chính thì do UBND xã Cổ Nhuế quản lý nhưng đã được tạm giao cho UBND quận Cầu Giấy, phường Nghĩa Tân thực hiện nhiệm vụ QLNN toàn diện 10 tổ dân phố thuộc xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm theo Quyết định số 2724/QĐ-UB ngày 06/7/2007 của UBND thành phố Hà Nội.
+ Qua thực tế triển khai tại các xã, thị trấn số hộ thực tế sử dụng đất so với bản đồ đo đạc 1994 có sự chênh lệch rất lớn về số lượng người sử dụng đất, hình thể, ranh giới diện tích sử dụng đất đặc biệt tại các vị trí thửa đất được đo bao, các khu đất trước năm 1990, 1991 cho thuê sử dụng làm kiot (đất dịch vụ xã Trung Văn, Đông Ngạc, Cổ Nhuế, …); đất ở ven bãi sông Nhuệ, …
+ Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất để phân loại theo thẩm quyền; sau đó phân loại theo tiêu chí đủ / không đủ điều kiện cấp GCN gặp rất nhiều khó khăn và cần nhiều thời gian do thiếu các căn cứ tài liệu địa chính, …
- Công tác giao đất giãn dân tuy được quan tâm đúng mức song tiến độ còn chậm. Tỷ lệ số hộ dân được giao đất giãn dân tại các xã Xuân Phương, Xuân Đỉnh, Thượng Cát, Mễ Trì, Đại Mỗ, Thụy Phương chưa hoàn thành chỉ tiêu.
- Nhiều dự án xây dựng trên địa bàn được tích cực triển khai nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành trước lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, tiến độ một số dự án còn chậm như: xây dựng các làng nghề; Xây dựng chợ Phú Diễn, Minh Khai, Mễ Trì, Tây Mỗ; Xây dựng trung tâm văn hóa – thể dục thể thao xã Thụy Phương, Tây Tựu, Mễ Trì, Trung Văn…
- Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư kiến nghị của công dân chưa triệt để. Số lượng đơn thư mỗi năm giải quyết trung bình đạt 72% số đơn thư tiếp nhận. Công tác cập nhật biến động và lưu trữ hồ sơ địa chính vẫn cần bổ sung, hoàn thiện.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội quận Bắc Từ Liêm
Ngày 27/12/2013, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển nhanh, rộng của huyện Từ Liêm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường trực thuộc thành phố Hà Nội.
Quận Bắc Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Phương; 98,90 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị
trấn Cầu Diễn (phần phía Bắc Quốc lộ 32). Quận có quy mô diện tích 4.335,34
ha và dân số 319.818 người.
Địa giới hành chính quận Bắc Từ Liêm như sau: - Phía Bắc giáp huyện Đông Anh;
- Phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm;
- Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ;
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng.
Trên cơ sở 9 xã thuộc huyện Từ Liêm (trước đây), quận Bắc Từ Liêm hiện tại có 13 đơn vị hành chính bao gồm:
+ Phường Thượng Cát gồm toàn bộ 388,90 ha diện tích tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát.
+ Phường Liên Mạc gồm toàn bộ 598,70 ha diện tích tự nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc.
+ Phường Thụy Phương gồm toàn bộ 287,59 ha diện tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương.
+ Phường Minh Khai gồm toàn bộ 485,91 ha diện tích tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai.
+ Phường Tây Tựu gồm toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên, 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích của xã Xuân Phương (phần bắc quốc lộ 32). Phường Tây Tựu có 539,48 ha diện tích tự nhiên và 26.970 nhân khẩu.
+ Phường Đông Ngạc từ một phần diện tích và dân số xã Đông Ngạc, phường Đông Ngạc có 241 ha diện tích tự nhiên và 23.922 nhân khẩu.
+ Phường Đức Thắng từ phần diện tích và dân số còn lại của xã Đông Ngạc, phường Đức Thắng có 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 nhân khẩu (Đức Thắng là tên xã trước đây).
+ Phường Xuân Đỉnh từ một phần diện tích và dân số của xã Xuân Đỉnh, Phường Xuân Đỉnh có 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 nhân khẩu.
+ Phường Xuân Tảo từ phần diện tích và dân số còn lại của xã Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo có 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 nhân khẩu (Xuân Tảo là tên làng trước đây, đồng thời vẫn còn di tích pháo đài Xuân Tảo thời chống Pháp).
+ Phường Cổ Nhuế 1 gồm một phần diện tích và dân số của xã Cổ Nhuế (217,70 ha và 33.346 nhân khẩu); một phần diện tích của thị trấn Cầu Diễn (3,30 ha). Phường Cổ Nhuế 1 có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.346 nhân khẩu.
+ Phường Cổ Nhuế 2 gồm phần diện tích và dân số còn lại của xã Cổ Nhuế (403,43 ha diện và 44.488 nhân khẩu); một phần diện tích của thị trấn Cầu Diễn (1,60 ha). Phường Cổ Nhuế 2 có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.488 nhân khẩu.
+ Phường Phúc Diễn, gồm một phần diện tích và dân số của xã Phú Diễn (209,03 ha và 21.820 nhân khẩu); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu
Diễn (8 ha và 1.914 nhân khẩu; phần phía Tây sông Nhuệ, phía Nam Quốc lộ 32). Phường Phúc Diễn có 217,03 ha diện tích tự nhiên và 23.734 nhân khẩu (Phúc Diễn là tên xã trước đây).
+ Phường Phú Diễn, gồm phần diện tích và dân số còn lại của xã Phú Diễn, (189,62 ha diện và 19.514 nhân khẩu); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (62,58 ha và 8.212 nhân khẩu, phần Bắc Quốc lộ 32). Phường Phú Diễn có 252,2 ha và 27.726 nhân khẩu.
Hiện trạng đất đai quận Bắc Từ Liêm
Địa giới hành chính tại Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, quận Bắc Từ Liêm có tổng diện tích tự nhiên là 4.335,34 ha; hiện trạng sử dụng các loại đất như sau:
Hiện trạng sử dụng đât nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp trên địa
bàn quận tính đến ngày 01/01/2011 là 1.585,01 ha, chiếm 36,56% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất chuyên trồng lúa nước 224,94 ha; - Đất trồng cây lâu năm 224,42 ha;
- Đất trồng cây hàng năm còn lại 1.190,20 ha; - Đất nuôi trồng thủy sản 27,46 ha;
- Đất nông nghiệp khác 1,00 ha.
Đất chuyên trồng lúa nước: Diện tích đất lúa nước của quận là 224,94 ha, chiếm 14,19% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa trên địa bàn quận tập trung tại Thượng Cát (102,60 ha), Thụy Phương (34,99 ha), Phú Diễn (57,57 ha), Liên Mạc (59,52 ha). Thực tế đất lúa trên địa bàn quận có diện tích nhỏ hơn số thống kê do còn một số dự án đang giải phóng mặt bằng chưa được chỉnh lý tại kỳ thống kê này.
Đất trồng cây lâu nămDiện tích đất trồng cây lâu năm của quận có diện tích 222,42 ha, chiếm 14,03% diện tích đất nông nghiệp.
2.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của quận là 27,46 ha, chiếm 1,73% diện tích đất nông nghiệp.
2.1.4. Đất trồng cây hàng năm còn lại
Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại của quận là 1.190,20 ha, chiếm 69,98% diện tích đất nông nghiệp.
2.1.5. Đất nông nghiệp còn lại
Diện tích đất nông nghiệp còn lại của quận là 1 ha, chiếm 0,02% diện tích đất nông nghiệp.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận là 2.722,79 ha, chiếm 62,80% tổng diện tích đất tự nhiên.
2.2.1. Đất ở
Toàn bộ là đất ở đô thị, diện tích là 917,21 ha, chiếm 33,69% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
2.2.2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Diện tích là 97,62 ha, chiếm 3,59% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. 2.2.3 Đất quốc phòng
Diện tích đất quốc phòng toàn quận là 54,06 ha, chiếm 1,99% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
2.2.4. Đất an ninh
Diện tích là 26,99 ha, chiếm 0,99% tổng diện tích phi nông nghiệp. 2.2.5. Đất khu công nghiệp
Diện tích là 67,19 ha, chiếm 2,47% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. 2.2.5. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có diện tích 140,53 ha, chiếm 5,16% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ là 43,14 ha, chiếm 1,58% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
2.2.7. Đất di tích danh thắng
Diện tích 20,36 ha, chiếm 0,75% diện tích đất phi nông nghiệp. 2.2.8. Đất xử lý chôn lấp chất thải