Đặc điểm tình hình đất đai tại huyện Từ Liêm

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 40 - 58)

8. Bố cục của Luận văn

2.2. Đặc điểm tình hình đất đai tại huyện Từ Liêm

Thời gian qua, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác QLNN về đất đai vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác lập và quản lý quy hoạch còn hạn chế.

Một số nơi vẫn còn để xảy ra tình trạng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất không đúng đối tượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; công tác cấp GCN QSDĐ ở một số địa bàn còn chậm; thị trường bất động sản chưa phát triển, thu ngân sách từ tiền sử dụng đất vẫn là một trong những nguồn thu chủ yếu, gây áp lực ngày càng lớn đến công tác QLNN về đất đai, nhất là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công tác thu hồi đất v.v..

Những tồn tại, hạn chế trên đây làm cho công tác QLNN về đất đai trên địa bàn Thành phố gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế.

Nguyên nhân chính của những tồn tại, hạn chế đó là do ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa tốt, đặc biệt là sự bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai và những hạn chế trong công tác QLNN về đất đai của các cơ quan chuyên môn và chính quyền ở cơ sở.

Huyện Từ Liêm (trước đây), là huyện có mức độ đô thị hóa nhanh nhất trên địa bàn Thành phố. Quá trình đô thị hóa càng tăng cao thì công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện ngày càng buông lỏng, trong một thời gian dài đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như tình trạng tùy tiện chuyển đổi đất nông nghiệp, lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng bất hợp pháp, giao đất không đúng thẩm quyền, để hoang hóa quỹ đất. Do vậy, việc quản lý nhà nước về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm phải được xác định là nhiệm vụ trong tâm ngay khi đi vào hoạt động.

Huyện Từ Liêm được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính phủ trên cơ sở Quận 5, Quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng. Huyện được thành lập gồm 26 xã, có diện tích đất trên 114 km2, dân số khi đó là 12 vạn người.

Năm 1974, huyện bàn giao xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa (nay là quận Đống Đa).

Đầu năm 1996, huyện đã bàn giao tiếp 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9 ha và 32.080 nhân khẩu về quận Tây Hồ.

Cuối năm 1996, huyện bàn giao xã Nhân Chính với diện tích đất tự nhiên 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu về quận Thanh Xuân.

Từ ngày 30/8/1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) với tổng diện tích đất tự nhiên 1.210 ha và 82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện Từ Liêm để thành lập quận Cầu Giấy.

Như vậy sau 51 năm thành lập, với tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn, huyện đã góp phần thành lập 3 quận mới của Thủ đô, chuyển gần 1/3 diện tích đất tự nhiên và 1/2 dân số ở những vùng kinh tế phát triển về nội thành.

Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính để lập nên các quận mới, đến nay, huyện Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện: 7.562,7ha. Dân số toàn huyện tính đến 12/2012: 553.308 nhân khẩu.

Hình 2: Vị trí và địa giới huyện Từ Liêm

Nội, tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế của thủ đô. Hệ thống giao thông huyết mạch do trung ương và thành phố quản lý bao gồm: Đường Nam cầu Thăng Long – Sân bay quốc tế Nội Bài nối trực tiếp trung tâm thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; Đường 32 nối Hà Nội – Sơn Tây; Đường Láng – Hòa Lạc; Đoạn đường quốc lộ 6A nối Hà Nội với các Thành phố vùng Tây Bắc; đường 70; đường 23…

Với vị trí như vậy Huyện Từ Liêm được xác định là khu vực mở rộng không gian nội thị có chức năng là trung tâm dịch vụ khoa học, công nghệ của thành phố; Có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ và quản lý hành chính.

2.2.1. Quá trình đô thị hóa huyện Từ Liêm (trƣớc đây) trong giai đoạn 2007-2013

Giai đoạn 2007-2013, huyện Từ Liêm được đánh giá là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Năm 2012, huyện đã giải quyết 506.818 thủ tục hành chính của các tổ chức và công dân (gấp nhiều lần một số huyện khác của thành phố Hà Nội); trên địa bàn huyện hiện có hơn 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động... Mặt khác, những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Từ Liêm diễn ra hết sức mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới được xây dựng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra hết sức nhanh chóng. Các xã, thị trấn của huyện đã đô thị hóa ở mức cao, nhiều xã đã đô thị hóa 100%, hạ tầng kỹ thuật đô thị của xã đã đạt tiêu chí của phường, tỷ trọng kinh tế Công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch đạt gần 100%. Các xã đều có quy mô dân số lớn (có xã hơn 77.000 người).

Quá trình đô thị hóa tại huyện Từ Liêm được thể hiện rõ nét nhất qua các yếu tố như: dân số tăng nhanh, lao động có sự thay đổi lớn, cơ cấu kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Cụ thể:

Về dân số

Là huyện ven đô của thành phố Hà Nội nhưng trong những năm qua, dân số trên địa bàn huyện Từ Liêm không ngừng tăng do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

Bảng 2.1: Sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010

Dân số trung bình 1000 người 275,7 291,02 316,02 395.15 440 Biến động đi người 1734 2.665 8.998 15.679 16.02 Biến động đến người 12631 16.219 39.01 34 36.92 Tỷ suất sinh % 1,39 1,39 1,36 1,35 1,34 Tỷ lệ chết % 3,2 0,28 0,35 0,34 0,33 T. lệ tăng tự nhiên % 1,07 1,11 1,01 1,01 1,01 Tỷ lệ BĐ cơ học % 3,95 4,66 7,87 8,19 5,29 Tỷ lệ tăng dân số % 5,02 5,77 8,88 9,2 6,3 Mật độ dân số Ng/ km2 3.752 3.975 4.416 5.246 5.576 Dân số thành thị người 17.507 18.581 20.36 23.203 35.7 Dân số nông thôn người 258.2 272.44 295.7 334.68 384.3 Tỷ lệ thành thị/DS % 6,35 6,38 6,44 6,51 8,5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu chi cục Thống Kê huyện từ năm 2006-2011)

Từ số liệu Bảng trên cho thấy Dân số trên địa bàn huyện Từ Liêm không ngừng gia tăng:

Dân số năm 2010 của huyện là 440.000 người tăng 148.98 người so với năm 2007. Trong đó dân số đô thị tăng 17.12 người, dân số nông thôn tăng 111.86 người. Trung bình mỗi năm Từ Liêm tăng khoảng 35.219 người, mật

độ dân số năm 2010 là 5576 người /km2

gấp 1.5 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do nhiều khu đô thị mới được hình thành như: khu đô thị mới Mỹ Đình I, Mỹ Đình II, khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì,… đã làm gia tăng các hộ dân cư đến sinh sống.

Tỷ lệ tăng dân số cơ học của huyện Từ Liêm là rất lớn 6.02%. Năm 2011 số người chuyển đến là 40.197 người gấp 3.46 lần so với năm 2007, trung bình 1 năm có 20926 người dân di cư đến huyện còn số người chuyển đi là 6831 người chưa bằng 1/3 số người chuyển đến. Nguyên nhân do nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước được triển khai, thu hút nguồn lao động từ các nơi khác tập trung đến. Điều đó đã góp phần đẩy nhanh quá trình tăng dân số cơ học. Một nguyên nhân nữa khiến dân số của huyện thường xuyên có sự biến động là do có sự di cư dân từ nơi khác đến thuê nhà cư trú, đặc biệt tại các xã có vị trí giáp ranh với nội thành Hà Nội, nơi tập trung một số lớn các trường đại học, cao đẳng, và các cơ sở sản xuất khác. Sự gia tăng dân nhập cư đã làm cho dân số huyện Từ Liêm tăng lên nhanh chóng Điều này cho thấy quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện đã và đang phát triển mạnh mẽ.

Về lao động

Cơ cấu lao động thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thể hiện chi tiết tại bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trong các ngành huyện Từ Liêm

Các ngành kinh tế Năm 2007 Năm 2011 Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Ngành nông nghiệp, thủy sản 17.775 14.74 23332 11.97

Ngành công nghiệp 20.683 17.15 30000 15.39

Ngành thương mại 33.76 28 56804 29.14

Ngành vận tải 5.06 4.2 7346 3.77

Ngành dịch vụ 33.005 27.37 62506 32.07

Tổng lao động cả huyện 120.579 100 194926 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu chi cục Thống Kê huyện từ năm 2007-2011)

Lao động có sự thay đổi đáng kể trong vòng 5 năm qua, đó là kết quả của xu hướng tăng cao tỷ lệ tăng dân số cơ học. Năm 2007, lao động toàn huyện là 120.579 người (chiếm 44.85% tổng dân số) trong đó lao động ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm 14.74%, còn lại là lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Đến năm 2011, lao động toàn huyện đạt 194.926 (chiếm 47.58% tổng dân số) tăng 74.347 người, trong đó lao động nông nghiệp giảm còn 11.97%, lao động phi nông nghiệp tăng lên 88.03%, Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do những năm gần đây, có một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang làm công nhân trong các khu công nghiệp, làm ngành nghề, dịch vụ khác khiến cho lao động phi nông nghiệp của huyện tăng lên.

Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển thu hút lực lượng lao động tiềm tàng trong huyện, tăng lượng dân di cư từ bên ngoài đến đây làm ăn, sinh sống, tạo ra cơ hội phát triển các mặt hành kinh doanh dịch vụ cho người dân bản địa, cải thiện thu nhập một các đáng kể, hơn thế nó còn làm thay đổi cục diện văn hóa, xã hội của người dân. Đây là một xu hướng chuyển biến tốt đối với các địa phương có đất nông nghiệp bị chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Từ năm 2007 đến nay, các ngành kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế theo ngành: Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành kinh tế Năm 2007 Năm 2011 So sánh GTSX Cơ cấu (%) GTSX Cơ cấu (%) Tăng, giảm BQ/năm Tổng GTSX 1564 100 4486 100 2922 584.4 1.GTSX ngành nông nghiệp 203.5 13.01 234.5 5.23 31 6.2 Trồng trọt 113.6 55.82 102.3 43.62 -11.3 -2.26 Chăn nuôi 89.9 44.18 132.2 56.38 42.3 8.46 2.GTSX ngành CN- XD 903.4 57.76 2702.2 60.24 1798.8 359.76 Công nghiệp- TTCN 621.78 68.83 1131.7 41.88 509.92 101.984 Xây Dựng 281.62 31.17 1570.5 58.12 1288.88 257.776 3.GTSX ngành dịch vụ, vận tải 457.1 29.23 1549.3 34.54 1092.2 218.44 Dịch vụ 263 57.54 775.2 50.04 512.2 102.44 vận tải 194.1 42.46 774.1 49.96 580 116

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kinh tế huyện giai đoạn 2007-2011)

* Ngành công nghiệp – xây dựng:

Tỷ trọng ngành công nghiệp năm 2011 đạt 60.24%, tăng 2.48% tương đương 1798.8 tỷ đồng so với năm 2007. Trong đó: Công nghiệp – TTCN chiếm 41.88%, xây dựng chiếm 58.12%. Năm 2011, sản xuất công nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các đơn vị sản xuất đã áp dụng nhiều giải pháp tích cực tiếp cận nguồn lực, dần khôi phục sản xuất và có hướng phát triển với các sản phẩm công nghiệp phong phú về mẫu mã, chất lượng, từ các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người dân, phục vụ sản xuất đến những sản phẩm đòi hỏi sự tinh xảo, công nghệ tiên tiến. Một số ngành sản xuất giữ mức ổn định và tăng trưởng như: sản xuất bao bì, giấy tăng 7,3 %, sản

xuất hàng hóa tăng 23,6%, sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại tăng 21,5%....

* Ngành thương mại, dịch vụ, vận tải

Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 29.23% năm 2007 lên 34.54 % năm 2011. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ ước tính thực hiện cả năm đạt 1549,3 tỷ đồng, tăng 1092.2 tỷ đồng so với năm 2007 và vượt 0,9 % chỉ tiêu Nghị Quyết HĐND đề ra.

Doanh thu vận tải trên địa bàn huyện cả năm ước đạt 774.1 tỷ đồng, tăng 580 tỷ đồng so với năm 2007 và tăng 1,4 % so với kế hoạch. Nhìn chung hoạt động vận tải còn gặp nhiều khó khăn do chi phí nhiên liệu cao nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngành.

* Ngành sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm 2011 đạt 234,5 tỷ đồng tăng 31 tỷ đồng so với năm 2007. Tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 5.23% giảm 7.78% so với năm 2007. Điều này cho thấy ngành trồng trọt và chăn nuôi đang được huyện chú trọng đầu tư thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Quá trình phát triển đô thị

Trong những năm gần đây với việc triển khai nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, kiến trúc đô thị ngày một khang trang hiện đại. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, văn phòng, trụ sở làm việc được đầu tư phát triển khá đồng bộ, phân bố tương đối đồng đều, liên hoàn. Từ năm 2006 đến nay, thực hiện chủ trương của thành phố tiếp tục giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án trọng điểm. Đây là những dự án có ý nghĩa kinh tế - văn hóa – chính trị như: Trung tâm hội nghị quốc gia, Nhà Quốc hội, cung văn hóa hữu nghị Việt Trung, bảo tàng lịch sử, công viên hữu nghị, khu công nghệ cao sinh học, nhà hát Thăng Long, khách sạn 4 sao… Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện đường

Láng Hòa Lạc, đường Lê Văn Lương kéo dài, mở rộng đường 32 (Cầu Diễn – Nhổn), đường nối từ đường Lê Đức Thọ đi khu đô thị mới Xuân Phương. Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được nâng cấp, cải tạo, đưa tỷ lệ cứng hóa đạt 100%.

Các công trình xây dựng cơ bản khác như: Trụ sở làm việc của các cơ quan, các công trình phục vụ phúc lợi xã hội... đã được cải tạo và xây dựng mới: xây dựng trụ sở UBND xã Liêm Mạc, trụ sở UBND xã Thụy Phương, trụ sở xã Minh Khai và cải tạo một số trụ sở các xã, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của Chính quyền cơ sở.

Mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, hệ thống cấp thoát nước được cải thiện đáng kể. Đến nay, đã xây dựng được 8 trạm cấp nước sạch tập trung; Xây dựng hệ thống nước sạch xã Thượng Cát, góp phần đưa tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước sạch đạt 98,5%.

Mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng, thương mại, du lịch... có nhiều đổi mới, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nhiều khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng được quy hoạch khá đồng bộ, được đầu tư phát triển. Không gian đô thị dần được phát triển hài hòa.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)