Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 77)

8. Bố cục của Luận văn

2.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích

đích sử dụng đất

Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 85/CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, 15 xã của huyện Từ Liêm đã thực hiện việc giao đất cho các hộ gia đình cá nhân theo hướng dẫn của Thành phố, Sở Địa chính – Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường). Trên địa bàn huyện Từ Liêm đã thực hiện giao đất nông nghiệp cho 15 xã và chia làm 2 đợt:

- Đợt 1 triển khai thực hiện giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp tại 3 xã Thượng Cát, Đại Mỗ, Tây Mỗ theo Quyết định 1615/QĐ-UB ngày 12/6/1995 của UBND thành phố và Hướng dẫn số 618/ĐC-HD ngày 30/9/19995 của Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội.

- Đợt 2 thực hiện ở 12 xã còn lại của huyện theo Quyết định số 4171/1998/QĐ-UB ngày 10/10/1998 của UBND thành phố và Hướng dẫn số 1875/ĐC-HD ngày 04/12/1998 của Sở Địa chính – Nhà đất.

- Theo số liệu thống kê của các xã trước khi triển khai giao đất:

+ Quỹ đất nông nghiệp của 15 xã trước khi thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP là 4196,1181ha.

+ Số hộ đủ điều kiện để được giao đất là 23.852 hộ với 90.585 nhân khẩu. Tại huyện Từ Liêm, do đặc thù ở mỗi xã khác nhau nên việc giao đất nông nghiệp t có khác nhau giữa các xã: có 1 xã giao đất theo bình quân nhân khẩu toàn xã là xã Cổ Nhuế, 4 xã giao đất theo hiện trạng sử dụng đất có rút bớt 1 tỷ lệ đất công ích nhất định để làm các công trình công cộng, giãn dân… như

Xuân Phương, Mỹ Đình, Phú Diễn, Minh Khai; 1 xã giao theo bình quân nhân khẩu từng đội sản xuất là xã Đại Mỗ; 9 xã giao đất theo bình quân nhân khẩu từng Hợp tác xã là Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Trung Văn, Thượng Cát, Tây Tựu, Tây Mỗ, Liên Mạc, Thuỵ Phương, Mễ Trì.

- Theo phương án giao đất nông nghiệp của các xã đã lập được UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt:

+ Quỹ đất nông nghiệp để giao cho các hộ gia đình cá nhân sản xuất toàn huyện là 3453,0092ha chiếm 82,29% diện tích đất nông nghiệp.

+ Quỹ đất để lại không giao (gồm đất nông nghiệp công ích, đất nông nghiệp để giãn dân, đất nông nghiệp khó giao và đất nông nghiệp không giao khác) là 743,1089ha, chiếm 17,71% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó quỹ đất nông nghiệp công ích 185,24ha chiếm 4,41% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Đối với đất nông nghiệp công ích của từng xã, UBND thành phố có quyết định phê duyệt 1 tỷ lệ nhất định nhưng không quá 5% diện tích đất nông nghiệp của xã. Diện tích đất nông nghiệp công ích này thường tập trung theo từng khu. Tuy nhiên tại 4 xã giao đất nông nghiệp theo hiện trạng có rút bớt 1 tỷ lệ nhất định là Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, Mỹ Đình thì đất nông nghiệp công ích nằm rải rác cùng với đất nông nghiệp giao của các hộ được giao đất, do các hộ sử dụng.

- UBND huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 23.470hộ, đạt 95% số hộ cần cấp với diện tích đã cấp 2830,84 ha đạt 85% diện tích cần cấp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ trong số trên đã bị thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án, có những hộ bị thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp được giao.

- Đất nông nghiệp công ích: Đến 31/12/2008 diện tích đất nông nghiệp công ích đã GPMB vào các dự án của xã, của huyện và các dự án khác: 61,6002 ha (bằng 33,2% đất nông nghiệp công ích được thành phố phê duyệt).

Hiện nay, UBND huyện Từ Liêm đang làm việc với từng UBND xã để rà soát việc thực hiện giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP, 85/CP của Chính phủ và tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích. UBND huyện Từ Liêm sẽ có báo cáo cụ thể với Sở Tài nguyên và Môi trường trong tháng 10/2011.

Quá trình thực hiện giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP đến nay, trên địa bàn huyện Từ Liêm gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập, cụ thể:

* Đối với đất nông nghiệp giao cho các hộ gia đình, cá nhân

- Nhiều hộ sử dụng đất nông nghiệp thừa so với phương án giao đất nhưg không trả diện tích sử dụng thừa để cân đối cho các hộ thiếu đất mà không có chế tài xử lý, dẫn đến tình trạng nhiều hộ được giao đất nhưng không được nhận hoặc nhận không đủ đất theo phương án giao đất để sản xuất. Việc này khi thực hiện giải phóng mặt thì giải quyết bằng cách chỉ công nhận diện tích đất nông nghiệp của hộ được giao theo đúng phương án giao đất chi tiết, còn diện tích thừa sẽ tính bằng tiền để cân đối cho các hộ thiếu đất.

- Các hộ thiếu đất được giao so với phương án giao đất nông nghiệp nhưng chưa được nhận diện tích thiếu.

- Nhiều trường hợp thiếu đất nông nghiệp được giao nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp không giao, đất nông nghiệp công ích do UBND xã quản lý. Khi nhà nước thu hồi đất, các hộ đều đề nghị phải được cân đối từ diện tích đất không giao thành diện tích giao của hộ để được nhận tiền bồi thường tương ứng với số diện tích còn thiếu thì mới chấp hành giải phóng mặt bằng. Thực tế

huyện Từ Liêm đã phải chấp nhận đề nghị trên của các hộ để đảm bảo tiến độ giải phòng mặt bằng. Điều này làm biến động quỹ đất không giao của các xã.

- Do quá trình đô thị hoá của huyện nhanh, nhiều hộ được giao đất nông nghiệp đã bị Nhà nước thu hồi hết đất để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án. Tính từ năm 1999 đến hết năm 2007 toàn huyện đã có khoảng 11.506 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, trong đó có 1.519 hộ bị thu hồi 100% diện tích đất nông nghiệp được giao, 6.827 hộ bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp và 3.142 hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp được giao. Những hộ đã bị thu hồi hết đất nông nghiệp trước ngày 01/01/2008 nhưng không được hỗ trợ tạo việc làm, ổn định đời sống bằng tiền hoặc giao đất ở (60m2 đối với xã ven đô, 80m2 đối với các xã khác) theo quy định tại Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ. Từ đó dẫn đến không công bằng, nhiều thắc mắc, khiếu nại đặc biệt là đối với các dự án thực hiện kéo dài từ trước 01/01/2008 đến nay.

* Đối với đất nông nghiệp công ích

- Diện tích đất nông nghiệp công ích tập trung theo từng khu thì UBND các xã tiếp tục quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng cho các hộ thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nhiều xã chưa thực hiện nghiêm túc.

- Với một số xã giao đất nông nghiệp theo hiện trạng có rút bù 1 tỷ lệ nhất định thì đất nông nghiệp công ích nằm cùng với đất nông nghiệp giao của các hộ và không tập trung, diện tích này vẫn do các hộ vẫn sử dụng, chưa trả ra và hầu hết không ký hợp đồng thuê đất. Đây cũng là một khó khăn trong việc sử dụng, quản lý đất nông nghiệp công ích của các xã.

Công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn huyện Từ Liêm thực hiện theo đúng các quy định, trình tự, thủ tục của Chính phủ, Thành Phố và các văn bản hướng dẫn của các Sở, ban ngành. Từ năm 2007 đến 2011, UBND

huyện đã bàn giao mặt bằng cho nhiều dự án trọng điểm và dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, như: Trung tâm hội nghị quốc gia, nhà Quốc hội, cung văn hóa hữu nghị Việt Trung, bảo tàng lịch sử và công viên Hữu Nghị, khách sạn 4 sao và Nhà hát lớn Thăng Long, khu công nghệ cao sinh học … Mở rộng và hoàn thiện đường Láng Hòa Lạc, đường Lê Văn Lương kéo dài, đường 32 Cầu Diễn - Nhổn, đường nối từ đường Lê Đức Thọ đi khu đô thị mới Xuân Phương…

Công tác giao đất giãn dân được quan tâm nhưng tiến độ còn chậm. Có 06 xã đã phê duyệt quyết định giãn dân là: Xuân Phương, Xuân Đỉnh, Thượng Cát, Mễ Trì, Đại Mỗ, Thụy Phương với tổng diện tích 65.432 m2 cho 495 hộ. Cụ thể:

Công tác giao đất giãn dân xã Mễ Trì: Năm 2000, UBND xã Mễ Trì đã tổ

chức xét giao đất giãn dân cho 64 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 9950 m2 đất. Đến nay phòng TN&MT đã cùng UBND xã Mễ Trì bàn giao đất ngoài thực địa cho 62 trường hợp, còn 4 trường hợp ( gồm 2 ở thôn Phú Đô chưa ra nhận, 2 ở thôn Mễ Thượng có vi phạm trong sử dụng đất) nên chưa tổ chức bàn giao đất ngoài thực địa.

Công tác giao đất giãn dân xã Thƣợng Cát: Tại khu Rộc Tràng: UBND xã

Thượng Cát đã tổ chức bàn giao đất tại thực địa cho 99 hộ dân, còn 1 trường hợp do chủ hộ chết, gia đình không thống nhất được việc ủy quyền cho người đại diện đứng tên nên chưa ra được quyết định giao đất giãn dân cho trường hợp này.

Tại khu Giáp luỹ: UBND xã Thượng Cát đã làm xong hạ tầng kỹ thuật của 2 lô đất, có biên bản nghiệm thu công trình và có vướng mắc: Hiện nay tại khu Giáp luỹ đường quy hoạch phía ngoài để vào khu đất giãn dân theo Quyết định chưa làm nên chưa có đường vào. Đã tổ chức bàn giao đất tại thực địa cho 32 hộ dân. còn 1 trường hợp do chủ hộ không có mặt để nhận bàn giao nên chưa bàn giao đất tại thực địa cho trường hợp này.

Công tác giao đất giãn dân xã Đại Mỗ: Năm 2003, UBND xã Đại Mỗ đã tổ

chức xét giao đất giãn dân cho 61 hộ gia đình, cá nhân. UBND huyện đã ra 42 quyết định giao đất giãn dân cho 42 trường hợp ở thôn Đình và thôn Chợ. Ở khu Ngọc Trục, đã phê duyệt bản vẽ phân lô cho19 hộ. Nay do vướng mắc về mốc giới nên UBND xã Đại Mỗ đang xin điều chỉnh bản vẽ phân lô.

Công tác giao đất giãn dân xã Xuân Đỉnh: Năm 2006, UBND xã Xuân Đỉnh

đã tổ chức xét giao đất giãn dân cho 79 hộ gia đình, cá nhân tại các khu: khu Gốc sữa, khu Mũi Tràng.

Công tác giao đất giãn dân xã Xuân Phƣơng: Năm 2001, UBND xã Xuân

Phương đã tổ chức xét giao đất giãn dân cho 91 hộ gia đình, cá nhân.

Công tác giao đất giãn dân xã Thuỵ Phƣơng: Hội đồng tư vấn giao đất xã

Thuỵ Phương đã thực hiện rà soát và xét giao đất giãn dân được cho 75 hộ gia đình

Công tác giao đất giãn dân xã Đông Ngạc: Hội đồng tư vấn giao đất xã Đông

Ngạc đã thực hiện rà soát và xét duyệt được 52 hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được giao đất giãn dân và hoàn thiện hồ sơ xin giao đất giãn dân gửi về phòng Tài nguyên và Môi trường.

Công tác giãn dân trên địa bàn cũng chịu tác động của quá trình đô thị hoá rõ rệt, tiến độ giao đất giãn dân chậm do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài do các cơ chế chính sách về bồi thường vướng mắc. Mặt khác, một số xã không thực hiện được giao đất giãn dân do các vị trí quy hoạch giãn dân bị thu hồi vào các dự án khác.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)