Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 9

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 06 (Trang 79 - 82)

- Tài sản ngắn hạn khác

2.3.Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 9

b) Quản lý tài sản dài hạn Chỉ tiêu

2.3.Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 9

Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 trong giai đoạn 2011 – 2013 với những phân tích cụ thể về tình hình thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh, ta có những đánh giá chung như sau:

Về khả năng thanh toán:

Như đã phân tích ở trên, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 biến động không ổn định. Tuy có ở mức lớn hơn 1 nhưng vẫn ở mức tương đối thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời. Khả năng thanh toán tức thời ở mức rất thấp do lượng tiền mặt dự trữ của công ty ít, không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng đếu qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong khi khoản tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản tại Công ty.

Khả năng quản lý tài sản ngắn hạn:

Về khả năng quản lý tài sản ngắn hạn ta thấy rằng quy mô tài sản ngắn hạn của công ty tăng dần qua các năm. Cơ cấu tài sản phù hợp với đặc điểm nghề kinh doanh của công ty. Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao chủ yếu và đến từ khoản

hàng tồn kho. Điều này cho thấy công ty chưa có chính sách quản lý tài sản phù hợp. Cụ thể:

uản l tiền và các khoản tương đương tiền: Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền của công ty kém. Qua phân tích ta thấy rằng lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty ở mức rất thấp, hệ số thanh toán bằng tiền rất nhỏ, công ty chưa xác định được mức dự trữ tiền tối ưu, thể hiện qua việc lượng tiền mặt tăng giảm thất thường. Ngoài ra công ty cũng chưa quan tâm đến chính sách dự trữ tiền mặt của mình.

Đầu tư tài chính ngắn hạn: Như đã phân tích ở trên, ta thấy rằng trong giai đoạn năm 2011 – 2013, công ty đã không quan tâm đến khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn, tập trung cải thiện tình hình tài chính của công ty, tăng khả năng đáp thanh toán nợ, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên nó cũng làm mất đi cơ hội đầu tư tăng doanh thu của doanh nghiệp.

àng tồn kho: Công tác quản lý hàng tồn kho vẫn chưa có hiệu quả tốt. Lượng hàng tồn kho quá nhiều dẫn đến thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng giảm thất thường.

Phải thu khách hàng: Trong giai đoạn năm 2012 – 2013, bằng chính sách nới lỏng tín dụng, tăng thời gian bán chịu công ty đã thu hút được thêm nhiều khách hàng, hợp đồng thi công đặc biệt là năm 2013 làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng lên đột biến. Khoản phải thu khách hàng năm 2013 quá cao làm cho thời gian thu nợ trung bình tăng lên kéo theo thời gian quay vòng tiền cũng tăng lên. Điều này làm tăng rủi ro về tiền mặt của công ty.

Khả năng quản lý tài sản dài hạn:

Qua phân tích ta thấy rằng khả năng quản lý tài sản dài hạn của công ty khá tốt. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm qua ở mức cao cho thấy khả năng tạo doanh thu tốt làm tăng lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân là do tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản trong khi doanh thu của doanh nghiệp tăng dần qua các năm với tốc độ nhanh. Công ty cần tiếp tục duy trì chính sách quản lý tài sản dài hạn để tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty.

Nhóm chỉ tiêu quản lý nợ:

Trong giai đoạn 2011 – 2012, như đã phân tích ở trên việc sử dụng nợ có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả trong nguồn vốn đã giảm đi rõ rệt do khoản vốn huy động từ chủ sở hữu. Trong cả ba năm qua công ty cũng không hề quan tâm đến việc sử dụng các khoản nợ vay dài hạn. Các khoản nợ của công ty chủ yếu đến từ các khoản chiếm dụng vốn của người bán.

81

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.

Qua phân tích ta thấy rằng nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời biến động rất mạnh trong khoảng thời gian trên. Năm 2012, nhóm chỉ tiêu này tăng mạnh chứng tỏ trong năm công ty hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2013, nhóm chỉ tiêu này lại giảm nhưng vẫn cao hơn so với năm 2011 chúng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang đi đúng hướng, ngày càng hiệu quả hơn.

Quản lý vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ đi chiếm dụng được của người bán. Giai đoạn năm 2012 – 2013, công ty sử dụng quá nhiều VCSH đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không quan tâm đến việc duy trì tỷ lệ cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, điều đó làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh. Bên cạnh đó, công ty đã không chú trọng sử dụng vốn vay hay đòn bẩy tài chính để khuếch đại, gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Kết luận chƣơng 2

Qua chương 2, ta đã có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 trong giai đoạn 2011 – 2013. Qua việc phân tích tình hình biến động tài sản - nguồn vốn cũng như doanh thu – chi phí và một số chỉ tiêu tài chính, ta thấy được thực trạng hiện nay tại Công ty và nguyên nhân của sự biến động. Từ đó, ta có thể thấy được những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 và có thể đưa ra một số biện pháp để khắc phục những nhược điểm đó.

CHƢƠNG 3.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 06 (Trang 79 - 82)