Đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu Năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 06 (Trang 75 - 76)

- Tài sản ngắn hạn khác

2.2.6.2.Đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu Năm

b) Quản lý tài sản dài hạn Chỉ tiêu

2.2.6.2.Đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu Năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Tổng nợ/Tổng tài sản 0,802 0,804 0,803 0,002 (0,001) Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu 4,04 4,10 4,09 0,06 (0,01) DFL 0,89 0,83 1,00 (0,06) 0,17

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty)

Đòn bẩy tài chính là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính xác định mức độ thành công của doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài để có thể tăng hiệu quả số vốn tự có đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng cơ cấu nợ trên tổng tài sản cũng như cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức khá cao. Tổng nợ trên tổng tài sản dao động từ 0,802 tới 0,804 trong 3 năm 2011 – 2013 và chỉ tiêu

tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thì có xu hướng tăng và đạt giá trị 4,09 lần vào năm 2013. Điều này chứng tỏ nợ phải trả của Công ty lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều lần và chiếm đa số trong cơ cấu nguồn vốn. Liên hệ chỉ tiêu này với số liệu của bảng cân đối kế toán trong thời gian qua thì ta thấy rằng nợ phải trả của Công ty chiếm khoảng hơn 75% trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư. Điều này cho thấy rằng độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp không cao, Công ty phụ thuộc vào nguồn vốn vay khá nhiều.

Để đo độ lớn của đòn bẩy tài chính, ta sẽ quan tâm tới chỉ tiêu độ bẩy tài chính. Độ bẩy tài chính thể hiện khả năng khuếch đại thu nhập khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi. Độ bẩy tài chính (DFL) của Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 trong năm 2011 là 0,89 và giảm nhẹ vào năm 2012 xuống còn 0,83 và tăng 0,17 lần lên thành 1 lần trong năm 2013. Độ bẩy tài chính của Công ty trong năm 2013 thể hiện rằng, khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi 1% thì lợi nhuận trên cổ phần thay đổi 1%. Độ bẩy tài chính của Công ty có xu hướng gia tăng do phần lợi nhuận sau thuế tăng bên cạnh đó phần chi phí lãi vay lại giảm. Độ bẩy tài chính cao cho thấy Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Độ lớn của đòn bẩy tài chính trong giai đoạn vừa qua tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 đều ở mức nhỏ hơn hoặc băng 1 cho thấy rằng Công ty hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận sau thuế luôn ở mức rất thấp. Điều này cho thấy rằng, Công ty đã không tận dụng được lợi ích từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều trong khoảng thời gian khi bị thua lỗ hiện nay sẽ khiến cho tình trạng thua lỗ của Công ty càng trầm trọng hơn. Thêm vào đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho độ rủi ro của Công ty tăng lên. Chính vì vậy, Công ty cần có những biện pháp để kiểm soát tốt hơn tình hình tại Công ty để đòn bẩy tài chính phát huy được tác dụng của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 06 (Trang 75 - 76)