- Tài sản ngắn hạn khác
b) Quản lý tài sản dài hạn Chỉ tiêu
2.2.4.3. Phân tích chỉ tiêu quản lý nợ
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 80,38 80,40 80,16 0,24 (0,02) Tỷ số nợ trên VCSH 409,64 410,29 404,10 6,19 (0,65) Tỷ số chi trả nợ vay 0,00 (484,71) (785,70) 300,99 484,71
69
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản là một trong những chỉ tiêu giúp cho những nhà phân tích tài chính biết về tình trạng cơ cấu nợ hiện nay của một doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 trong năm 2011 là 80,16%. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty trong năm 2011 cho ta biết rằng với 100 đồng tài sản của Công ty sẽ hình thành từ 80,16 đồng do đi vay nợ. Tỷ số này có xu hướng tăng vào các năm 2012 và 2013, tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty ở mức rất cao, điều này cho thấy hầu hết tài sản tại Công ty đều được hình thành từ nguồn nợ vay. Tỷ số nợ trên tổng tài sản cao sẽ khiến Công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn về lãi suất cũng như khả năng thanh toán nợ vay. Trong giai đoạn vừa qua tỷ số này của Công ty cao là do nợ phải trả của Công ty trong những năm này giảm ít hơn so với sự giảm sút của tài sản tại Công ty. Nợ phải trả tại Công ty trong năm 2012 giảm 4,36% so với năm 2011 do trong năm 2012 Công ty đã thanh toán một số các khoản vay nợ từ người bán, thuế hay do sự sụt giảm của khoản ứng trước từ người mua. Bên cạnh đó, mặc dù tài sản tại Công ty tron năm qua giảm do Công ty thanh lý một số tài sản cố định, khoản đầu tư vào công ty con ở khoản mục tài sản dài hạn nhưng sự ảnh hưởng của các khoản mục này vẫn nhỏ hơn so với sự ảnh hưởng của các khoản mục bên nợ phải trả. Do tỷ số nợ tại Công ty khá cao, điều này đối với các công ty xây dựng có thể chấp nhận được do việc xây dựng cần huy động một lượng lớn vốn, nhưng hy vọng rằng Công ty có thể giảm khoản mục này xuống để có thể có một chỉ tiêu cân đối và phù hợp hơn.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 là 404,10%, tăng thêm 6,19% vào năm 2012 và tỷ số này năm 2013 có sự giảm nhẹ còn 409,64%. Ta thấy rằng, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty trong thời gian qua luôn ở mức rất cao. Nguồn nợ phải trả tại Công ty gấp phần vốn chủ sở hữu khá nhiều lần. Điều này thể hiện rất rõ và chi tiết khi ta nhìn vào bảng cân đối kế toán và thông qua chỉ tiêu này. Chỉ tiêu tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu cho ta biết về mức độ tự chủ về tài chính của Công ty. Trong các năm qua, ta thấy rằng chỉ tiêu này luôn ở mức cao, điều này chứng tỏ mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty chưa cao, chủ yếu phụ thuộc vào nợ phải trả và cụ thể là việc sử dụng nguồn nợ ngắn hạn khá cao. Việc phụ thuộc vào nợ phải trả quá nhiều sẽ làm cho khả năng thanh toán của Công ty bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, Công ty cần có những biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào nợ phải trả, tăng dần sự tự chủ về tài chính của mình sao cho hợp lý hơn.
Tỷ số chi trả nợ vay
Tỷ số chi trả nợ vay là chỉ tiêu cho biết khả năng đảm bảo việc trả lãi vay hàng năm của một công ty. Năm 2011 tỷ số chi trả nợ vay tại Công ty Cổ phần Sông Đà
9.06 là (785,70)%, vào năm 2012 là (484,71)% và sang năm 2013 là 0%. Chỉ tiêu này thời gian qua của Công ty đều bị âm là do phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay đều bị âm, Công ty làm ăn thua lỗ hay chính là Công ty không có khả năng chi trả nợ vay khi sử dụng nguồn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để chi trả. Chỉ tiêu này đến năm 2013 lại bằng 0 là do chi phí lãi vay trong năm đó không phát sinh. Từ chỉ tiêu tỷ số chi trả nợ vay của Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 ta thấy khả năng sinh lời của tài sản tại Công ty cũng như khả năng thanh toán nợ của Công ty rất thấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty khi thu hút các nhà đầu tư cũng như khó thuyết phục các ngân hàng, người cho vay… khi muốn vay vốn để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận xét
Qua nhóm chỉ tiêu quản lý nợ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 thời gian qua, ta thấy rằng Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nợ phải trả. Bên cạnh đó, khả năng chi trả nợ vay tại Công ty lại rất thấp đặc biệt là Công ty không thể sử dụng nguồn lợi nhuận của mình để có thể chi trả nợ vay trong suốt thời gian qua do hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ liên tục. Điều này sẽ đưa tới rất nhiều rủi ro về thanh toán cho Công ty. Chính vì vậy, để có thể cải thiện tình hình này thì Công ty cần có những biện pháp để thay đổi điều chỉnh cơ cấu nợ sao cho phù hợp hơn để tăng tính an toàn trong sử dụng vốn.