Như đã phân tích chi tiết ở trên, OceanBank từ một ngân hàng nông thôn với qui mô nhỏ, phạm vi hoạt động trong một tỉnh , trong vòng hơn 8 năm đã phát triển thành một ngân hàng đô thị hoàn chỉnh, hoạt động trên phạm vi toàn quốc với hệ thống 101 chi nhánh và phòng giao dịch, nhân sự đến 31/12/2013 là khoảng gần 3500 người, mô hình hoạt động quản trị đã thay đổi cơ bản. Sự tăng trưởng và phát triển nhanh hoạt động kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của OceanBank. Cụ thể ngoài các điểm yếu về chất lượng tài sản, về quản trị nhân sự đã được phân tích chi tiết ở trên, các mặt hoạt động khác của OceanBank như hệ thống mạng lưới, sản phẩm dịch vụ, cơ cấu vốn chủ sở hữu cũng bộc lộ những điểm yếu cần đổi mới:
- Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu tại các đô thị và thành phố lớn, chưa có nhiều điểm giao dịch tại các tỉnh lẻ, vùng nông thôn và miền núi để thu hút khách hàng tại các khu vực này nhằm mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa đối tượng khách hàng của OceanBank. Vì vậy, OceanBank cần hướng tới phát triển mạng lưới ra các vùng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng ngân hàng bán lẻ đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.
- Hoạt động của các ngân hàng theo mô hình truyền thống từ trước đến nay chưa thực sự định hướng theo nhu cầu khách hàng. Khách hàng đến với ngân hàng vì phải đến chứ không phải vì muốn đến. OceanBank cũng không ngoại lệ, quầy bàn giao dịch còn tạo khoảng cách, chất lượng dịch vụ chưa đạt yêu cầu bởi ý thức của nhân viên ngân hàng với khách, bởi quy trình hoạt động, giấy tờ thủ tục đều khá rườm rà, gây khó khăn cho khách hàng. Do đó,
OceanBank xác định cần phải có sự thay đổi trong định hướng hoạt động dựa trên nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, và cũng để phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh bán lẻ.
- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể chưa nhiều. Mặt khác, một số sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân và tổ chức vẫn đang được thực hiện thủ công, yêu cầu khách hàng phải đến các điểm giao dịch của OceanBank mới thực hiện được trong khi khách hàng ngày càng mong muốn có thể thực hiện các giao dịch từ xa qua internet hoặc qua thiết bị di động (mobile banking) thay bằng phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng.
- Cơ cấu vốn chủ sở hữu: hiện tại còn bất cập là tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cá nhân và tổ chức tại OceanBank chưa phù hợp với quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Điều 55 Luật các TCTD năm 2010; Lộ trình thoái vốn của PVN tại OceanBank về mức 0% vào thời điểm 31/12/2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013; và theo kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 427/KL-TTGSNH1.m ngày 27/12/2012. OceanBank cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cá nhân và tổ chức về các mức phù hợp với quy định hiện hành. - Cuối năm 2014, hàng loạt các lãnh đạo cấp cao của Oceanbank vướng vào vòng lao lý khiến hoạt động ngân hàng bị đình chệ , ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương, chính sách của ngân hàng. Vì vậy, viê ̣c xây dựng hướng đi mới cho ngân hàng sẽ đă ̣t nă ̣ng lên vai chủ ti ̣ch cũng như ban điều hành mới của ngân hàng.
Bên cạnh đó, do việc đầu tư quá giàn trải, không tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào (bất động sản, chứng khoán, khách sạn,…), cộng thêm việc tăng trưởng tín dụng quá nóng trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu tại Oceanbank tăng đột biến. Chính vì vậy, Oceanbank bị NHNN liệt vào danh sách các ngân
hàng yếu kém, cần thiết phải tái cấu trúc để phát triển bền vững. Hơn nữa, cuối năm 2014, hàng loạt lãnh đạo tại Oceanbank bị bắt khiến tâm lý của khách hàng gửi tiền bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến việc Oceanbank đã mất khả năng thanh khoản tạm thời. Đến nay, tuy thanh khoản đã dần ổn định nhưng vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Trên đây là những yếu tố quan tro ̣ng ảnh hưởng tới đi ̣nh h ướng hoạt đô ̣ng kinh doanh của ngân hàng . Sắp tới , Oceanbank sẽ có những thay đổi mang tính bước ngoă ̣t , quyết đi ̣nh vâ ̣n mê ̣nh ngân hàng . Oceanbank nên xem xét một cách nghiêm túc đến việc sáp nhập với một ngân hàng có đủ tiềm lực tài chính để vực dậy hoạt động kinh doanh, cơ cấu lại ngân hàng để phát triển bền vững. Vì vậy, ngân hàng cần phải lựa cho ̣n hướng đi phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, bên ca ̣nh đó vẫn cần quan tâm sát sao đến vấn đề nhân sự cũng như phát triển nền tảng công nghê ̣ sẵn có để ta ̣o tiền đề cho sự phát triển bền vững.