Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 83 - 84)

Trong bối cảnh Oceanbank đang thực hiện tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN, vấn đề nhân sự đang khiến cho các lãnh đạo tại ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng đã có những chính sách cắt giảm định biên nhân sự để chuẩn bị cho việc tái cơ cấu. Tuy nhiên, các cán bộ nhân viên trong diện được giữ lại có nhiều khả năng sẽ dứt áo ra đi, phần vì hiện tại Oceanbank tạm ngừng các hoạt động, phần vì chế độ lương thưởng không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ. Vì vậy, Oceanbank cần rà soát lại toàn bộ nhân sự các cấp, đánh giá năng lực của từng cán bộ nhân viên. Sau đó, Oceanbank nên chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Cán bộ nhân viên có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cao. Những cán bộ thuộc nhóm này, Oceanbank nên giữ lại để làm bộ khung cho việc tái cơ cấu sau này. Đối với nhóm cán bộ này, Oceanbank vẫn nên có chế độ lương thưởng tương đương như cũ để giữ họ ở lại gắn bó với ngân hàng.

- Nhóm 2: Cán bộ nhân viên năng lực, chuyên môn nghiệp vụ yếu kém. Oceanbank cần thiết phải cắt giảm những cán bộ nhân viên thuộc nhóm này nhằm tiết giảm chi phí, đảm bảo cơ cấu chi phí về lương, tránh gây khó khăn cho quỹ lương của ngân hàng.

- Nhóm 3: Cán bộ nhân viên năng lực, chuyên môn nghiệp vụ trung bình. Đối với nhóm này, Oceanbank có thể giữ lại theo nguyện vọng của cán bộ nhân viên. Vì thời điểm hiện tại, nếu họ nghỉ việc tại Oceanbank thì cũng khó khăn cho họ trong việc tìm kiếm một công việc mới. Oceanbank có thể sắp xếp họ vào những vị trí như: xử lý nợ, thu hồi nợ,… Đối với nhóm này, Oceanbank có thể cắt giảm 20 – 25% lương tùy từng vị trí của cán bộ.

Tiếp theo, Oceanbank cần hoàn thành tuyển dụng các vị trí quản lý cao cấp. Về công tác bồi dưỡng đào tạo, ngân hàng nên tiến hành liên tục hàng quý trong nội bộ như đào tạo cập nhật SPDV mới; hàng năm như tham gia các hội thảo giải pháp ứng dụng công nghệ trong hoạt động bán lẻ của IDG, IBM, BankingVietNam,…). Tích cực tuyển dụng, đào tạo và phổ biến kiến thức cho cán bộ nhân viên hiểu sâu sắc về sự cần thiết và ý nghĩa nội dung các hình thức giao dịch điện tử. Thực hiện chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, bố trí nhân viên phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn; Mời chuyên gia am hiểu về công nghệ đến giảng dạy, nói chuyện với cán bộ công nhân viên; Cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Phổ biến, hướng dẫn kịp thời những văn bản pháp lý mới ban hành về nghiệp vụ giao dịch điện tử cho cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng TMCP đại dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)